Monday, September 13, 2010

HUẾ : "CỐ ĐÔ" hay "ĐẤT THẦN KINH", "ĐẤT CŨ" hay "ĐỒ CŨ" ?

Huế: “Cố Đô” hay “Đất Thần Kinh”, “đất cũ” hay “đồ cũ”?

FX. Trần Kim Ngọc, OP.

VietCatholic News (12 Sep 2010 16:46)

http://vietcatholic.net/News/Html/83603.htm

Có cơ may tham dự Hội thảo về “Thân thế và sự nghiệp của Linh mục Léopold-Michel Cadière” tại Huế trong ba ngày từ 07-09/09/2010 do Uỷ ban Văn hoá của Hội đồng Giám mục Việt Nam cùng Toà Tổng Giám mục Giáo phận Huế tổ chức, và cũng là một tình cờ đọc được ba bài báo nói về việc bảo tồn Cố đô Huế trong Tuổi trẻ Cuối tuần, Số 36 – 2010, từ 12/09 – 18/09/2010,{1} người viết lấy làm băn khoăn và có lẽ cũng là băn khoăn của nhiều người về một di sản văn hoá quốc gia và đồng thời cũng là di sản văn hoá thế giới. Xin được chia sẻ cùng độc giả về những băn khoăn đó.
.

1. Ai đã làm cho Huế xưa thành Huế ngày nay?
Đối với giới trí thức của xứ Huế, có lẽ không ai lại không biết đến những chữ viết tắt AAVH (L’ Association des Amis du Vieux Hué – Hội Đô Thành Hiếu Cổ) hay BAVH (Le Bulletin des Amis du Vieux Hué – Tạp chí Đô Thành Hiếu Cổ). Hội Đô Thành Hiếu Cổ và Tạp chí Đô Thành Hiếu Cổ đã trở thành một di sản của Cố đô Huế. Huế được thế giới biết đến là nhờ công lao của rất nhiều người trong Hội Đô Thành Hiếu Cổ, mà người sáng lập là Léopold-Michel Cadière (1869-1955). Hội “có mục đích sưu khảo, bảo tồn và truyền bá những dấu tích xưa về chính trị, tôn giáo, nghệ thuật và văn chương, của người Âu cũng như người bản địa, gắn bó mật thiết với Huế và vùng phụ cận.”{2} Là người sáng lập ra AAVH và BAVH, “hơn ai hết, học giả L. Cadière thấy cần phải làm rất nhiều việc để có thể đạt được những mục đích nêu trên”{3}.

Nguyễn Đắc Xuân, một nhà nghiên cứu Huế xưa, có mặt tại Hội thảo này, đã từng nhận định như sau về L. Cadière: “Huế đã được công nhận di sản thế giới. Để có được sự công nhận ấy, một thế kỷ qua: nhiều nhà Huế học, nhà văn, nhà nghiên cứu đã đóng góp biết bao công trình để giới thiệu Huế với thế giới. Người được tôn là bậc thầy trong công việc này là Léopold Cadière…”{4}

2. Sự nghiệp của một người đã xưa?

Ngoài việc sáng lập hai thực thể trên, L. Cadière còn thành lập bảo tàng, thư viện; đồng thời ông cũng thường tổ chức các cuộc du khảo cho các hội viên viết bài.{5} Không chỉ dừng lại ở đó, L. Cadière còn tham gia nhiều hoạt động văn hoá và khoa học khác như hội: Địa lý học Hà Nội, Hàn lâm viện Khoa học Thuộc địa, Giáo dục Tinh thần và Luân lý Việt Nam, Nghiên cứu Đông Dương (Sài Gòn), Trường Nhân chủng học Đông Dương, Trường Viễn đông Bác cổ Pháp (EFEO), Ngôn ngữ Á châu, Bách thảo Paris, Hàn lâm viện Aix, Thuần dưỡng Paris...{6}
.
Léopold Cadière để lại khoảng 250 tác phẩm lớn nhỏ, chủ yếu chuyên về ngữ học (ngữ âm Trung Kỳ, thổ ngữ Mường, ngữ pháp tiếng Việt), lịch sử và dân tộc học; ngoài ra, còn phải kể đến thực vật học...{7}
.
Thống kê những đóng góp cho thấy tầm vóc của một con người tự cho mình là “un vieil annamisant” (tạm dịch: một lão tây đã tự nguyện nên người Việt). Con người ấy, tầm vóc nhỏ con nhưng đóng góp cho Việt Nam nói chung và Huế nói riêng có nhỏ không? Con người ấy đã trở nên “người xưa” rồi, nhưng công trình của con người ấy hẳn vẫn còn mang tính “thời sự”! Con người ấy, tuy đã là “un vieil annamisant” nhưng nay có nên gọi là “un jeune vietnamien” trong giới học giả của Huế không? Điều này chẳng được minh chứng qua ba ngày hội thảo sôi nổi tại Huế ư?!

3. Người nay quên ơn xưa?

Sau các bài tham luận tại Hội thảo về “Thân thế và sự nghiệp của Linh mục Léopold Cadière, chính tác giả các bài tham luận cũng như rất nhiều tham dự viên đều nêu lên một câu hỏi là tại sao cho đến ngày hôm nay Léopold Cadière không được tôn vinh một cách chính thức. Lý do gì khiến ông không được vinh danh? Ông đã đóng góp nhiều cho ngành Việt Nam học nói chung, cho Quảng Bình – Quảng Trị nói riêng, và nhất là cho Cố đô Huế, tại sao ông không có một nơi để cho người Huế nhớ ơn ông? Phát biểu cảm tưởng sau bài thuyết trình của nhà nghiên cứu và cũng là dịch giả Đỗ Trinh Huệ với đề tài “Tâm thức tiếp cận của L. Cadière với văn hoá, tín ngưỡng và tôn giáo người Việt”, nhà giáo hưu trí Trần Trọng Ninh bức xúc tự hỏi rằng Léopold Cadière không được tôn vinh, có phải vì ông là một vị thừa sai người nước ngoài. Và nếu ông không được vinh danh vì là thừa sai, thì liệu cách đối xử như thế có công bằng không? Phải lý giải sao đây? Còn các vị thừa sai khác nữa, có những người đã đóng góp cho nền văn hoá Việt rất nhiều, họ có cùng chung số phận với Léopold Cadière không? Như thế Huế có còn là Huế thương? Người Việt như thế có còn biết “đền ơn đáp nghĩa”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nữa không?
.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Châu Phan nghẹn ngào nêu lên băn khoăn như toát ra từ ruột gan: “Nhân dịp tưởng niệm 55 năm ngày từ trần của linh mục Léopold Cadière (1955 - 2010) tôi xin đôi điều góp nhặt đề cập đến “Huế dưới con mặt của Léopold Cadière và L. Cadière dưới con mắt một người Huế” và chỉ biết nói rằng L. Cadière đã đến Huế, đã ở với Huế, đã nghiên cứu về Huế, đã hiểu biết sâu sắc về Huế, đã yêu mến Huế, đã bảo vệ Huế, đã giới thiệu Huế ra thế giới và cũng đã mong muốn được ở Huế cho đến ngày cuối cùng và được chết trên đất Huế.”{8} Một con người chẳng phải là Huế, nhưng đã hết tình vì Huế, đã hết mình vì Huế, và đã chết cũng chỉ vì Huế!!!
.
Có rất nhiều đề nghị, thậm chí là có người gợi ý là Hội thảo nên viết thư kiến nghị cho tham dự viên ký vào rồi gửi lên các cấp có thẩm quyền để tôn vinh L. Cadière. Những đề nghị đó có thể liệt kê một số như là việc thành lập viện Léopold Cadière, trung tâm Léopold Cadière, nhà lưu niệm, một con đường mang tên Léopold Cadière (phải là con đường xứng đáng, chứ không phải là cái ngõ trong xó!), một thư viện, một tượng đài bằng đồng... Có người đề nghị mạnh hơn rằng Léopold Cadière là di sản quốc gia rồi tiến tới là di sản thế giới. Người khác nữa lại cho rằng nếu để Giáo hội Công giáo tôn vinh Léopold Cadière thì chẳng còn nghĩa lý gì nữa!!! “Xã hội” (theo cách nói của nhà giáo hưu trí Trần Trọng Ninh phát biểu cảm tưởng tại Hội thảo) ở đâu rồi?
.
Những băn khoăn ấy, những đề nghị và lời tha thiết ấy... có bị quên lãng như Léopold Cadière đã từng bị quên lãng hay không? Ai trả lời được đây???

4. Ai bảo tồn và bảo tồn cái gì?
Kể từ khi được công nhận là di sản văn hoá thế giới (1993), hẳn Cố đô Huế đã phải mất rất nhiều tiền bạc trong việc bảo tồn và tôn tạo?! Còn năm 2010 này cho đến năm 2020, số tiền dành ra cho việc bảo tồn Cố đô là không nhỏ: “Giữa tháng 6 vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt khoản đầu tư 2.300 tỉ đồng với mục tiêu hoàn thiện bảo tồn tổng thể di tích cố đô Huế vào năm 2020. Đó vừa là tin vui cho Huế, vừa là nỗi lo của nhiều người yêu mến những di sản có một không hai nơi này. Bởi không ít bài học bảo tồn cho thấy có những bảo vật lịch sử đã vĩnh viễn mất đi chỉ vì một tác động không chính xác.”{9} Con số 2.300 tỉ đồng, một con số không nhỏ để bảo tồn Cố đô Huế!!! Ai đã làm cho Huế trở thành di sản văn hoá thế giới? Trước khi được công nhận là di sản văn hoá thế giới, Cố đô Huế đã được khám phá, bảo tồn... như thế nào? Có phải Huế tự dưng thành di sản của nhân loại? Phải chăng là chỉ cần một số festival là Huế thành xưa và thành cố đô? Nếu không có những người, trong đó có Léopold Cadière, Huế sẽ thành cái gì: cố đô, xưa hay là đồ cũ? Có hay không, “đô” mà “cố đồ” thì thành “đồ cũ”?!{10}

Tinh thần nhớ về cội nguồn đã ăn sâu vào tâm thức người Việt: “Dù ai đi ngược về xuôi - Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba. Từ bao đời nay, câu ca ấy vẫn in sâu trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam. Và dù ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này, cứ đến ngày Giỗ Tổ, là hàng triệu người con mang dòng máu Việt cùng nhau hành hương hoặc hướng về đất Tổ, thắp nén tâm hương, nhớ về nguồn cội, tri ân tổ tiên với lòng thành kính.”{11} Người Việt nói chung là thế, còn Huế và người Huế thì sao? Huế lẽ nào chỉ biết làm đẹp chính mình, trong khi lại không biết làm đẹp tên tuổi của người đã làm cho mình đẹp? Như thế Huế có còn đẹp nữa không? Khó hiểu quá?! Và như thế, việc bảo tồn Cố đô Huế có còn ý nghĩa nữa không? Đẹp mà chẳng đẹp, đúng vậy không? “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, cái lõi không lo ‘tu bổ’ mà lại ‘lo bổ’ nước sơn? Không biết Nguyễn Du ở bên kia có thở than như khi xưa đã từng than thở “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”?

Xin được mượn lời từ tận tâm can của nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Châu Phan như một lời “nghẹn ngào” gửi tới Huế “mộng mơ” và “dễ thương”, “tự hào” và “sâu lắng”,...: “Còn Huế thì sao? Những người đất Huế, những người yêu Huế sẽ làm gì cho L. Cadière?

Tôi đang trông chờ những lời phản biện, những đóng góp ý kiến của quý vị, mặc dầu trong túi tôi đã có sẵn những lời đề nghị mong mỏi dành cho L. Cadière. Xin nhắc lại lời của một nhà nghiên cứu:
‘Đã đến lúc Huế phải tôn vinh Cadière’.” {12}

Và cũng xin được mượn lời của nhà nghiên cứu khác là Hồ Tấn Phan để cho thấy sự nghiệp của L. Cadière với Việt Nam nói chung và với Huế nói riêng: “Nhìn chung lại, căn cứ vào những thành tựu mà chúng ta thừa hưởng được từ L. Cadière, cũng như nhà sử học Pháp Georges Condominas, trước đây đã từng nêu một nhan đề: ‘Le Père Cadière, pionnier de la Vietnamologie moderne’ {người viết tạm dịch: nhà Việt Nam học hiện đại tiên phong, xin coi Georges Condominas, “Le Père Cadière, pionnier de la Vietnamologie moderne”, Etudes Vietnamiennes, N0 124, 2/1997}, bây giờ chúng ta cũng có thể nêu ra một nhan đề tương tự: ‘L. Cadière, pionnier de la Hueologie’ (L. Cadière, nhà Huế học tiên phong).”{13}

Hy vọng với chỉ đôi lời tâm huyết của cũng chỉ hai nhà nghiên cứu say mê về Cố đô Huế, Huế mãi mãi là “Cố Đô” hay “Đất Thần Kinh” (theo như Léopold-Michel Cadière) trong trái tim không chỉ của người Huế mà còn của người tứ phương thiên hạ, chứ không phải là “đất cũ” hay “đồ cũ”; và cũng hy vọng là sau dịp này, Léopold-Michel Cadière sẽ trở nên “một người bạn dễ thương” và “dễ nhớ” của Cố đô Huế!!! Mong thay!!!

Chú thích:
1- Ba bài báo của các tác giả như sau: bài 1/ Minh Tự - Thái Lộc, “Bảo tồn Cố Đô Huế: 2.300 tỉ đồng”, Tuổi trẻ Cuối tuần, Số 36 – 2010, từ 12/09 – 18/09/2010, tr.10-12; bài 2/ Thái Lộc (thực hiện), “Cốt tử là có đội ngũ chuyên gia bảo tồn lành nghề”, Tuổi trẻ Cuối tuần, Số 36 – 2010, từ 12/09 – 18/09/2010, tr.12-14; bài 3/ Nguyễn Xuân Hoa (nguyên Giám đốc Sở Văn hoá – Thông tin Thừa Thiên – Huế), “Để Huế xứng tầm một khu di tích đặc biệt của quốc gia”, Tuổi trẻ Cuối tuần, Số 36 – 2010, từ 12/09 – 18/09/2010, tr.14.
2- Documents consernant la société: Statuts de l’Association des Amis du Vieux Hué, Bulletin des Amis du Vieux Hué, N0 1, 1914; trích lại từ Nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan, “L. Cadière với cổ vật Huế” (Tham luận tại Hội thảo về Thân thế và sự nghiệp của Linh mục Léopold Cadière diễn ra tại Huế, 07-09/09/2010; xin coi nguyên văn bài tham luận tại website: http://tonggiaophanhue.net).
3- Hồ Tấn Phan, Sđd.
4- Bùi Đắc Xuân, “Tưởng Nhớ Nhà Huế Học Léopold Cadière”, Báo Lao Động, Số ra ngày 23/6/1994; dẫn lại từ Văn phòng Tòa Tổng Giám Mục Huế (sưu tập), Thân thế và sự nghiệp của Linh mục Léopold-Michel Cadière, truy cập ngày 12/09/2010; tại: http://tonggiaophanhue.net/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2846:than-th-va-s-nghip-linh-mc-leopold-michel-cadiere&catid=3:tin-tuc-tong-giao-phan-hue&Itemid=4.
5- Xc. Hồ Tấn Phan, Sđd.
6- Xc. Văn phòng Tòa Tổng Giám Mục Huế (sưu tập), Thân thế và sự nghiệp của Linh mục Léopold-Michel Cadière, truy cập ngày 12/09/2010; tại: http://tonggiaophanhue.net/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2846:than-th-va-s-nghip-linh-mc-leopold-michel-cadiere&catid=3:tin-tuc-tong-giao-phan-hue&Itemid=4.
7- Xc. Văn phòng Tòa Tổng Giám Mục Huế, Sđd.
8- Nguyễn Hữu Châu Phan, “Huế: dưới con mắt L.Cadière – L.Cadière: dưới con mắt một người Huế” (Tham luận tại Hội thảo về Thân thế và sự nghiệp của Linh mục Léopold-Michel Cadière tại Huế trong ba ngày từ 07-09/09/2010 do Uỷ ban Văn hoá của Hội đồng Giám mục Việt Nam cùng Toà Tổng giáo phận Huế tổ chức); xin coi toàn bài tham luận của tác giả tại: http://vietcatholicnews.com/News/Html/83525.htm.
9- Minh Tự - Thái Lộc, “Bảo tồn Cố Đô Huế: 2.300 tỉ đồng”, Tuổi trẻ Cuối tuần, Số 36 – 2010, từ 12/09 – 18/09/2010, tr.10.
10- Xc. Thái Lộc (thực hiện), “Cốt tử là có đội ngũ chuyên gia bảo tồn lành nghề”, Tuổi trẻ Cuối tuần, Số 36 – 2010, từ 12/09 – 18/09/2010, tr.12-14.
11- Thanh Tiêu, Giỗ tổ Hùng Vương, nhớ về cội nguồn, truy cập ngày 12/09/2010; tại: http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=43&sub=134&article=173115.
12- Nguyễn Hữu Châu Phan, Sđd.
13- Hồ Tấn Phan, Sđd.

FX. Trần Kim Ngọc, OP.

.

-----------------------------------------------------

.

Hội thảo Thân Thế và Sự Nghiệp Linh mục Léopold-Michel Cadière tại Huế (7 đến 9-9-2010)

Huế: “Cố Đô” hay “Đất Thần Kinh”, “đất cũ” hay “đồ cũ”?

FX. Trần Kim Ngọc, OP. (12-Sep-2010 16:46)

.

Chân dung Léopold Michel Cadière: truyền giáo, khoa học và văn hóa

+GM Giuse Vũ Duy Thống (11-Sep-2010 07:00)

.

Tóm lược Hội thảo về Thân thế và Sự nghiệp Léopold Cadière

TrươngTrí (10-Sep-2010 10:48)

.

Huê: colloque sur le P. Léopold Michel Cadière (1869-1955)

Eglises d'Asie (10-Sep-2010 09:58)

.

Hội thảo Thân Thế và Sự Nghiệp Linh mục Léopold-Michel Cadière tại Huế (ngày thứ ba). - Ban Thư ký (09 Sep 2010 22:28)

.

Hình ảnh Hội thảo Thân Thế và Sự Nghiệp Linh mục Léopold-Michel Cadière tại Huế ngày 9.9.2010

Ban Tổ chức Hội thảo (09-Sep-2010 10:02)

.

Hội thảo Thân Thế và Sự Nghiệp Linh mục Léopold-Michel Cadière tại Huế

Ban Thư Ký Hội Thảo (09-Sep-2010 09:52)

.

Huế: dưới con mắt L.Cadière – L.Cadière: dưới con mắt một người Huế

Nguyễn Hữu Châu Phan (09-Sep-2010 09:50)

.

Từ Léopold Cadière, nghĩ về những đóng góp của các giáo sĩ thừa sai với nghiên cứu Việt Nam

Đào Hùng (09-Sep-2010 09:44)

.

Hội thảo thân thế và sự nghiệp Linh Mục Léopold-Michel Cadière tại Trung Tâm Mục Vụ Huế

Ban Thư Ký (07-Sep-2010 21:37)

.

Những hoạt động mục vụ và văn hóa của LM Léopold-Michel Cadière trên đất Quảng Bình

Nguyễn Đức Cung (12-Aug-2010 12:27)

.

Linh mục Léopold-Michel Cadière (1869-1955)

Hòa Giang Đỗ Hữu Nghiêm (10-Aug-2010 10:38)

.

Hội thảo khoa học về thân thế sự nghiệp của linh mục Leopold Cadiere tại Huế

Phạm Huy Thông (09-Aug-2010 11:22)

.

Nhân đọc bài Mục Vụ Văn Hoá : Nhà Việt Nam Học Léopold Cadière

Trần Vinh (07-Jul-2004 06:59)

.

Cách mạng tháng Tám với các giám mục người Việt

Tạp chí XƯA VÀ NAY - Số 36 - 1 tháng 8 năm 2010

Đăng bởi anhbasam on 12/09/2010

.

Những đóng góp của các giáo sĩ thừa sai với nghiên cứu Việt Nam

Từ Léopold Cadière: Nghĩ về những đóng góp của các giáo sĩ thừa sai với nghiên cứu Việt Nam

Đăng bởi anhbasam on 08/09/2010

.

HỘI THẢO VỀ LÉOPOLD CADIÈRE TẠI TỔNG GIÁO PHẬN HUẾ (blog Võ Quê) - LINH MỤC LÉOPOLD CADIÈRE-NHÀ VIỆT NAM HỌC

.

Giáo Sĩ Thừa Sai Và Chính Sách Thuộc Địa Của Pháp Tại Việt Nam (1857 -1914) - GS Cao Huy Thuần

.

TRIỀU NGUYỄN VỚI THIÊN CHÚA GIÁO.

Tủ sách viết về công giáo (Sachxua.net)

.

.

.

No comments: