Friday, September 10, 2010

HOA KỲ PHẢN ỨNG QUÁ MỨC VỚI VỤ 11-9 ?

Mỹ phản ứng mạnh quá mức với vụ 11/9?

Đăng bởi anhbasam on 11/09/2010

http://anhbasam.com/2010/09/11/653-m%e1%bb%b9-ph%e1%ba%a3n-%e1%bb%a9ng-m%e1%ba%a1nh-qua-m%e1%bb%a9c-v%e1%bb%9bi-v%e1%bb%a5-119/

CNN

Mỹ phản ứng mạnh quá mức với vụ 11/9?

Ngày 9-9-2010

Lời biên tập: Fareed Zakaria là tác giả và một chuyên gia phân tích đối ngoại, người chủ trì chương trình “Fareed Zakaria GPS” trên CNN.

--------------------

New York (CNN) – Những vụ tấn công 11/9/2001 đã khiến nước Mỹ áp dụng nhiều biện pháp an ninh chặt chẽ và thực hiện một cuộc tấn công đáp trả al Qaeda, nhà phân tích Fareed Zakaria nói. Tuy nhiên, ông cho rằng, nó cũng khiến nước Mỹ phản ứng thái quá tiếp tục tới ngày hôm nay.

Zakaria cho rằng, tổ chức đứng sau các vụ tấn công là al Qaeda, đã bị thu hẹp bởi phản ứng của Mỹ, bởi sự bất đồng ngày càng gia tăng với mạng lưới này trong thế giới Hồi giáo. “Tất cả những xu thế này đã giảm bớt nguy cơ đe dọa của al Qaeda với chúng ta. Chúng ta ở trong một tình thế khác thường nơi lẽ phải không muốn được thừa nhận vì nó thể hiện một điều rằng, chúng ta không cần phải phản ứng với một cuộc chiến tranh dai dẳng”, ông nói.

CNN: Nước Mỹ ngày này có an toàn hơn thời điểm trước 11/9?

Fareed Zakaria: Không có sự hoài nghi nào ở đây, rõ ràng chúng ta an toàn ơn. Hãy nhìn xem, 11/9 đã thay đổi cách nhìn nhận của chúng ta về chủ nghĩa khủng bố, về hồi giáo cực đoan, và chúng ta lưu tâm ở cả hai vấn đề. Đầu tiên đó là hàng loạt biện pháp được áp dụng dù là đơn giản nhất để giảm bớt điều tương tự có thể xảy ra như 11/9.

Gắn kín cửa buồng lái, nghĩa là một máy bay không bao giờ có thể được sử dụng như tên lửa tấn công hay thứ gì tương tự, các biện pháp an ninh đã khiến những mục tiêu giá trị cao dễ tổn thương trở nên khó khăn nhiều trong việc tiếp cận. Thứ hai là chúng ta đã theo dấu Al Qaeda và các nhóm liên quan, săn đuổi chúng ở những dãy núi quanh Afghanistan cũng như chặn nguồn tài chính. Và những việc này tạo ra sự khác biệt, nên tôi không còn gì hồ nghi, chúng ta đã an toàn hơn.

Bây giờ, chúng ta có thể tự hỏi chính mình rằng, chúng ta có quá tay trong các biện pháp đối phó. Hàng chục tỉ USD chi tiêu mỗi năm cho ngân sách tình báo, cho ngân quỹ An ninh Nội địa, hay dự án liên quan khác chiếm một phần trong hàng loạt kế hoạch chi tiêu tiền chính phủ to lớn tại Washington.

CNN: Ông viết rằng chúng ta phản ứng quá mức với 11/9 và al Qaeda, ông nghĩ thế nào?

Zakaria: Ý tôi đưa ra trong hai sự cảm nhận. Chúng ta không dành nhiều thời gian trong năm sau 11/9 sau đo chúng ta bắt đầu săn đuổi chúng ở khắp nơi trên thế giới, chúng ta phá vỡ tổ chức của chúng, gây khó khăn trong hoạt động của chúng. Và vì thế, những gì là bản chất tự nhiên của mối đe dọa vẫn còn phía trước chăng? Tôi nghĩ rõ ràng là al Qaeda đã bị thu hẹp lực lượng. Mạng lưới này có sức mạnh truyền cảm hứng cho hàng loạt tổ chức địa phương ở khắp thế giới, nhưng lại rất yếu ớt trong viec chỉ dẫn những vụ tấn công khủng bố mức độ lớn. Sẽ có nhiều phản ứng ngược lại với quan điểm của tôi.

CNN: Tại sao ông nghĩ rằng có nhiều người không nhất trí với quan điểm của ông?

Zakaria: Tôi cho rằng có một xu thế ở Mỹ là đánh giá thấp mục đích xấu xa của kẻ thù nhưng lại quá đề cao khả năng, năng lực của chúng. Những gì chúng ta biết bây giờ, trên cơ sở tất cả tài liệu được tiết lộ mà chúng ta có trong những năm 70, 80 thì, Mỹ đã đánh giá quá cao khả năng quân sự của Liên Xô.

CNN: Theo cách nào?

Zakaria: Nếu anh nhìn vào mọi biện pháp, từ máy bay ném bom tới tên lửa, trên tất cả con số thống kê, chúng ta đã đánh giá quá cao khả năng hiện đại của họ, khả năng xây dựng của họ và kết quả là chúng ta đã tạo ra nhiều, quá nhiều khu liên hợp công nghiệp quân sự hơn cả mức cần thiết để đối trọng với nguy cơ thực tế Liên Xô hơn cả những gì chúng ta biết.

Tương tự với Saddam Hussein, các cơ quan tình báo hoàn toàn tin tưởng rằng, những gì chúng ta phải đối mựt là một siêu cường theo đuổi vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học, và những gì minh chứng lại trái sự thật.

Khi chúng ta nhìn vào al Qaeda, chúng ta phải tự hỏi: khả năng gây tổn hại thực tế của chúng thế nào?

Điều thứ hai trong cảm nhận của tôi là tôi nghĩ rằng, có một xu thế tồn tại ở Mỹ với các dự án an ninh là mở rộng và không ngừng mở rộng, điều này đã trở thành thực tế của an ninh nội địa. Không ai muốn phủ nhận yêu cầu cần phải an toàn hơn, thủ tục chặt chẽ hơn và tất cả kéo theo là ngân sách nhiều hơn, quan liêu hơn…

CNN: Và chúng ta nên làm gì hiện tại?

Zakaria: Đây là lúc chúng ta cần nhìn và hỏi lại chính mình, trong yêu cầu đối phó với đe dọa thực tế từ al Qaeda như bộ máy an ninh nội địa nào chúng ta cần, bộ máy tình báo nào chúng ta có, chúng ta có thể làm bao nhiêu trong khả năng tái phân phối, tái tổ chức, tái thành lập các cơ quan an ninh quốc gia hơn là chồng chất lên chúng hết lớp này tới lớp khác.

Hiện tại, chúng ta có 15 cơ quan tình báo khác nhau, chúng ta có 15 tổ chức khác nhau theo dấu nguồn tài chính của khủng bố.

Nó giống hoàn toàn với bộ máy, cơ cấu quan liệu thời Chiến tranh Lạnh, chúng ta chỉ phủ một lớp khác lên những bộ máy thời Chiến tranh lạnh bằng bộ máy chống khủng bố. Đó không phải là cách để thực thi một chính sách an ninh quốc gia đúng đắn. Và nguy cơ lớn nhất trong vấn đề này là khác với Chiến tranh Lạnh, khác với Thế chiến II, đây không phải là một cuộc chiến có sự kết thúc rõ ràng, nên bạn không thể đưa ra một điểm để giải tán, để thoát khỏi mô hình, bộ máy này.

Đây là một kiểu thực tế tồn tại mà nước Mỹ phải đối mặt, khả năng của chủ nghĩa khủng bố, của các nhóm cực đoan có thể gây tổn hại với một xã hội mở, chúng ta cần phải hỏi chính mình về một trạng thái an ninh quốc gia thông thường mà chúng ta muốn sống chung.

CNN: Đó là sai lầm của khái niệm một “cuộc chiến chống khủng bố”?

Zakaria: Toi không biết nhưng tôi phản đối. Vấn đề ở chỗ khủng bố là một chiến thuật, bạn không thế tuyên chiến chống lại chiến thuật. Nhưng nhìn chung, nó truyền tải ý tưởng rằng, chúng ta cần phải tiếp tục tấn công, chúng ta cần săn đuổi chúng ở khắp thế giới, chúng ta cần ngăn chặn nguồn tài chính của chúng. Tôi không có vấn đề gì với chuyện này, vấn đề là bạn có thể tham chiến, nhưng bạn cũng cần đánh giá tích cực thế mạnh của đối phương, và nếu bạn nghĩ anh ta cao 25 feet chống lại người cao 5 feet chẳng hạn, điều này khá quan trọng. Đây là cách nhìn nhận sai lầm lớn của vấn đề…

CNN: Tại sao ông nghĩ mọi người hiểu sai khả năng của al Qaeda?

Zakaria: Chúng ta không nhìn vào xu thế trong thế giới Hồi giáo, nơi al Qaeda đang bị tai tiếng, xu thế diễn ra trong cộng đồng jihad trong mối liên quan tới al Qaeda.

Thực tế là al Qaeda không thể tổ chức một cuộc tấn công (chống lại một mục tiêu lớn trong những năm gần đây), thực tế là khi các nhóm địa phương nhỏ hơn âm mưu tấn công khủng bố vào mọi mục tiêu địa phương có thể như quán cà phê, ga xe lửa, giết chóc người địa phương, đã làm người địa phương xa lánh chán ghét và gây tai tiếng cho al Qaeda cùng các nhóm liên quan.

CNN: Đã 9 năm sau 11/9, tại sao cuộc tranh luận về đạo Hồi và chủ nghĩa khủng bố dữ dội hơn trước?

Zakaria: Những gì lạ lùng hơn là cảm giác cho rằng, nó là một cuộc tranh luận diễn ra lâu dài mà không hề có sự can thiệp suốt 9 năm. 11/9 đã thức tỉnh nước Mỹ, nhưng nó cũng đánh thức rất nhiều người trong Thế giới Hồi giáo. Vào những tháng đầu tiên sau khi xảy ra khủng bố, tôi viết về điều này lúc ấy, rằng có một cảm giác trong thế giới Hồi giáo là, họ có thể không chấp nhận vũ tấn công, nhưng cũng hiểu ra nằm sau đó là xu thế bài Mỹ. Đó là kiểu ủng hộ ngấm ngầm vô trách nhiệm và nguy hại với lực lượng hồi giáo cực đoan đã suy giảm rất nhiều trong chín năm qua.

CNN: Tại sao cực đoan lại mất đi sự ủng hộ?

Zakaria: Những ai nhận biết con đường ở Indonesia, Jordan, hay thậm chí là Palestine đều hiểu rằng, al Qaeda đi ngược lại với chế độ tôn giáo của Indonesia, Jordan và nhà cầm quyền Palestine giống như với Mỹ, và khi chúng tấn công Indonesia hay Jordan và theo cách đó, chúng giết những người vô tội Indonesia, Jordan, những người Hồi giáo vô tội.

Thực tế ấy cũng sản sinh ra xu thế xét lại về hồi giáo cực đoan, và điều này rất quan trọng. Và tôi cần nhấn mạnh rằng như thế chưa đủ, ở đây cần sự bền bỉ, tiếp tục lên án bạo lực, chủ nghĩa cực đoan hơn nữa. Qua các cuộc thăm dò cho thấy thực tế là, xu thế chống lại al Qaeda và Osama bin Laden trở nên rõ ràng hơn, ở đây đã có sự thay đổi lớn trong thế giới Hồi giáo suốt chín năm qua.

CNN: Cuối cùng, giáo sĩ Feisal Abdul Rauf đã tái xác nhận kế hoạch của ông trong việc thúc đẩy hình thành Cordoba House, một đền thờ Hồi giáo, một trung tâm Hồi giáo mọc lên ngay gần Vùng Bình địa (Vùng số 0). Ông nghĩ thế nào?

Zakaria: Đây là một trung tâm cộng đồng có bể bơi, phòng họp, phòng tập thể dục. Có cả người Do Thái, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo trong ban quản trị, trung tâm sẽ có phòng cầu nguyện cho người Do Thái, Thiên chúa giáo và Hồi giáo, cũng sẽ có những khoảng không tự nhiên và các chương trình nhằm khuyến khích đối thoại giữa những người theo các tôn giáo khác nhau.

Gìơ đây, tôi xem nó như là câu trả lời của người Mỹ với các phần tử Hồi giáo cực đoan, là cách xác nhận người Hồi giáo sẽ đi dầu trong phong trào đối thoại đa tín ngưỡng, hay thể hiện sự khoan dung với các tôn giáo khác … kế hoạch ở đây là xây dựng một trung tâm thực sự nỗ lực mang mọi người lại gần nhau, là một phản ứng của Mỹ với tính tàn nhẫn, cực đoan và bạo lực, nó cũng là sự dung hợp, đối thoại và tôn trọng đức tin của người khác…

Người dịch: Nguyễn Hùng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2010

.

.

.

No comments: