Hai Mươi Năm Chiến Sự, cuốn sách mong chờ của các cựu chiến binh Nhảy Dù VNCH
Nguyên Huy/Người Việt
Sunday, September 05, 2010
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=118502&z=3
WESTMINSTER (NV) - Vào ngày 7 tháng 11 sắp tới, hai cựu chiến binh Nhảy Dù VNCH là Võ Trung Tín và Nguyễn Hữu Viên sẽ ra mắt cuốn “Hai Mươi Năm Chiến Sự” của binh chủng Nhảy Dù tại phòng sinh hoạt của nhật báo Người Việt.
Tâm sự với chúng tôi, đồng tác giả Nguyễn Hữu Viên cho biết: “Khởi đầu thiên niên kỷ 2000, một nhóm anh em thân hữu cùng binh chủng đã rủ nhau thành lập Nhóm Quân Sử để cùng sưu tập những tài liệu, hình ảnh và những kinh nghiệm chiến trường xưa để thực hiện một quyển sách Quân Sử Binh Chủng Nhảy Dù. Trong số này có các anh Nguyễn Hữu Ðông, Võ Hoàng Sơn, Phan Nhật Nam, Nguyễn Hữu Thanh và hai anh em chúng tôi. Nhưng vì nhiều người nhiều ý nên không đạt được kết quả như ý muốn lúc ban đầu, rốt lại hai anh chúng tôi quyết định tiếp tục thực hiện hoài bão của mình là kể chuyện về 20 năm chiến sự”.
Theo lời tâm sự ấy nên cuốn sách đã được chọn tên là “Hai Mươi Năm Chiến Sự” chứ không phải là “Hai Mươi Năm Chiến Sử”. Chỉ khác nhau một con dấu mà thể hiện được sự khiêm nhường của hai tác giả. Bởi vì những lý do sau:
Thứ nhất, về hình thức, sách được in trên giấy láng mỏng (đắt tiền) với những hình màu rõ nét. Sách dày tới trên 600 trang khổ lớn có bìa cứng rất đẹp xứng đáng được bày trong tủ sách gia đình, nhất là Gia Ðình Mũ Ðỏ.
Thứ hai, về nội dung, sách đã có một nội dung thật phong phú với ba phần, một về tổ chức binh chủng Nhảy Dù trong QLVNCH, hai về Chiến Sự với 42 trận đánh tiêu biểu của binh chủng này và ba là về các Tư Lệnh của binh chủng.
Với một nội dung như thế, sách có thể được coi như “chiến sử” của binh chủng Nhảy Dù nhưng các tác giả lại chỉ khiêm nhường coi là “chiến sự” nghĩa là những sự việc chiến tranh của binh chủng Nhảy Dù.
.
Bốn mươi hai trận đánh tiêu biểu của binh chủng Nhảy Dù VNCH trong cuộc chiến vừa qua mà hai tác giả chọn ra có thể là chưa đủ với đoàn quân tinh nhuệ này. Có lẽ vì thế mà “Nhóm Quân Sử” đã không thống nhất được ý kiến với nhau. Theo chỗ chúng tôi được biết, ngoài Nhóm Quân Sử ấy, các cựu chiến binh Nhảy Dù còn có một vài nhóm khác nữa như nhóm của nha sĩ Nguyễn Xuân Tùng. Tất cả các nhóm đều mong mỏi viết lại được chiến sử của binh chủng mình, một binh chủng mà toàn dân miền Nam rất ngưỡng phục không chỉ về tinh thần chiến đấu anh dũng, về lối đánh giặc xuất quỷ nhập thần mà còn cả về quân phong quân kỷ của người lính Nhảy Dù VNCH nữa.
.
Trong khi đó thì các đơn vị bạn như Thủy Quân Lục Chiến, Không Quân, Hải Quân và cả Quân Y nữa, đều đã có những cuốn Quân Sử của ngành mình, có cuốn còn được in song ngữ Việt-Pháp như Quân Sử Quân Y VNCH hay Anh-Việt như cuốn Chiến Sử Thủy Quân Lục Chiến.
Với binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, ngoài cuốn quân sử song ngữ Anh-Việt được ra mắt đồng hương và chiến hữu cả 10 năm trời nay, lâu lâu lại có thêm một số cuốn sách hay Ðặc San Sóng Thần bổ túc cho cuốn Quân Sử TQLC của anh em Mũ Xanh. Binh chủng Hải Quân cũng vậy. Ngoài cuốn Quân Sử Hải Quân được Hội Hải Quân Cửu Long long trọng ra mắt ít năm trước đây, còn có nhiều cuốn viết về các khóa Hải Quân, đặc biệt là về trận hải chiến Hoàng Sa với hải quân Trung Cộng. Cũng như Không Quân, một cuốn chiến sử Không Quân được một số anh em không quân Úc Châu thực hiện rất công phu, v.v...
.
Trở lại cuốn “Hai Mươi Năm Chiến Sự” của hai tác giả Võ Trung Tín và Nguyễn Hữu Viên thì tuy chỉ là công sức của hai người nhưng lại đã thực hiện được cả một công trình khá to tát. Tác giả Võ Trung Tín cho biết: “Chúng tôi đã bỏ ra một thời gian tới gần 20 năm để thực hiện được cuốn sách này. Trong thời gian đó chúng tôi đã phóng lên Internet một số các bài viết, các chi tiết về những trận đánh của Nhảy Dù để có được ý kiến của anh em Nhảy Dù ở khắp nơi mỗi khi chúng tôi sưu tầm được thêm các chi tiết về một trận đánh hay về một đơn vị, chức trưởng nào thuộc Nhảy Dù”.
Trong phần tổ chức, sách cho biết khá chi tiết về sự hình thành binh chủng Nhảy Dù Việt
Nhìn lại 42 trận đánh tiêu biểu được hai tác giả chọn đưa vào sách thấy đủ cả những trận mà người dân miền
Có một điều rất tiếc là các tác giả đã không liệt kê những trận đánh nhỏ nhưng anh dũng biết bao của các đơn vị nhỏ của dù vào những giờ phút cuối cuộc chiến. Những trận đánh của các tiểu đội dù, các bán tiểu đội khi phải rút khỏi Trung Tâm Hoàng Hoa Thám sau khi có lệnh buông súng của Dương Văn Minh. Những trận đánh ấy đã diễn ra trên đường phố Saigon, trên con đường Lê Văn Duyệt, Ngã Tư Bảy Hiền, Phú Lâm... trước mắt người dân Saigon để người dân Saigon mãi mãi ghi nhận và kiêu hãnh cho dù miền
.
Nhìn lại 35 năm qua, sau khi phải rời tay súng, những người lính VNCH đã không thể nguôi ngoai được uất hận khi phải nhận lãnh sự ép buộc thua cuộc. Thế nên 35 năm qua không một người lính nào, nhất là người lính Nhảy Dù VNCH lại quên được màu cờ sắc áo của binh chủng nên nhiều người đã cố gắng viết lại một thời mà tuổi trẻ của mình đã dâng hiến cho đất nước và dân tộc, nói lên những can trường cho dù phải chiến bại. Sự can trường ấy không phải là anh hùng cá nhân mà là đặc tính của tuổi trẻ Việt
.
Với số lượng các cuốn quân sử của các binh chủng đã được viết ra, chúng ta có thể tạm có được Quân Sử QLVNCH mà sử gia cựu Ðại Tá Phạm Văn Sơn cùng ban Quân Sử VNCH còn đang viết dang dở. Các Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH khắp nơi và Tập Thể Chiến Sĩ VNCH không biết có nên thảo luận cùng nhau để tổng kết lại được một cuốn Quân Sử cho QLVNCH không. Bởi như nữ sĩ Linh Bảo có lần gặp các tác giả Võ Trung Tín và Nguyễn Hữu Viên đã thúc giục rằng: “Các anh là những nhân chứng sống mà không viết thì còn ai ghi lại được những trang chiến đấu anh hùng của các anh... rồi sẽ không còn gì để mai hậu con em chúng ta biết được sự thật”.
.
Quý độc giả muốn có sách của Võ Trung Tín và Nguyễn Hữu Viên có thể tới tham dự buổi ra mắt sách của hai tác giả này vào ngày 7 tháng 11 năm 2010 tại nhật báo Người Việt hay điện thoại về Nguyễn Hữu Viên(714) 897-1435, Võ Trung Tín (714) 856-9202 hay email: 20namchiensu@gmail.com .
No comments:
Post a Comment