Wednesday, September 22, 2010

GIÁO DỤC BI HÀI (Trần Khải)

Giáo Dục Bi Hài

TRẦN KHẢI

Việt Báo Thứ Ba, 9/21/2010, 12:00:00 AM

http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=2&nid=164383

.

Tôi vẫn luôn luôn thắc mắc, nền giáo dục phổ thông mà không thực sự phổ thông rồi sẽ dẫn đất nước tới đâu. Tình hình giáó dục bậc tiểu học ở đâu cũng phải trả tiền, trung học ở đâu cũng phải trả tiền quả nhiên là chuyện di hại cho nhiều thế hệ về sau.

.
Nền giáo dục bậc trung học được miễn phí đã qua rồi. Đó là chuyện của Việt Nam Cộng Hòa thời trước 1975. Tôi và nhiều người cùng thế hệ may mắn ở Miền Nam, được học miễn phí bậc tiểu học, miễn phí bậc trung học, và miễn phí cả bậc đạị học -- nhiều trường như Đaị Học Luật, Đạị Học Văn Khoa và cả Đạị Học Khoa Học lúc đó chỉ lấy lệ phí nhẹ, và tiền sách giáo khoa mua theo lời từng vị thầy. Tất nhiên, chỉ trừ các trường tư (cả 3 bậc), và phía các đạị học tư mà tôi quan sát được, và có nhiều bạn thân theo học, như Đạị Học Vạn Hạnh của Phật Giáo, Đại Học Minh Đức của Công Giáo... nhưng học phí không thể là chuyện cắt cổ so với đời sống như hiện nay (nếu so với lương công nhân).

.
Không lẽ chính phủ không thể tăng thêm ngân sách cho giáo dục? Có phải chi phí cho guồng máy công an nhiều tới nỗi không thể chia bớt sang cho quý thầy cô? Không lẽ cứ để cho những vụ Vinashin đốt hàng tỷ đô la và rồi bán công khố phiếu hàng trăm triệu đô để cho lò đốt tiền này trả nợ?

Tại sao nước mình tới chỗ thế này? Có thêm 10 Ngô Bảo Châu với 10 giải thưởng nữa mà lại để cho nhiều triệu trẻ em thất học có phải là phi lý không?

.

Một bản tin hôm Thứ Hai 20-9-2010 của thông tấn VietnamNet có nhan đề gây chú ý “Điều phối viên Liên Hợp Quốc : “Tham nhũng giáo dục nổi cộm ở Việt Nam” . …

Trong trí nhớ của tôi, suốt cả thời đi học, tôi hoàn toàn không nhớ, và không nghe gì về chuyện “tham nhũng giáo dục.” Tại sao thời naỳ lại có? Trong những người đi dạy đó, tôi tin hầu hết là có tâm huyết, cũng biết đau lòng với những đói nghèo của đồng bào và học sinh... Xã hội mà tới chỗ người giáo viên phaỉ tham nhũng thì thật chưa từng nghe nói trong lịch sử dân tộc, nơi vị trí của người thầy là tương đương với cha mẹ.
Bản tin VietnamNet viết, trích:
“..."Nếu chỉ nhìn vào con số chung, dễ có cảm giác cả nước hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong khi thực tế có những vùng, miền có kết quả đi chậm hơn các vùng khác. Thách thức đạt MDG không chỉ nhìn vào số liệu quốc gia ở mức độ nào mà phải nhìn vào kết quả cụ thể của từng vùng, miền, địa phương" - ông John
Hendra, Điều phối viên thường trú LHQ phát biểu.
Tham nhũng trong giáo dục là thách thức mà ông John Hendra lưu tâm.
Ông nói tham nhũng trong lĩnh vực này đã trở nên nổi cộm. Việc phổ cập giáo dục phải đảm bảo người nghèo không bị gạt ra ngoài lề.
"Chính sách miễn giảm chi phí chính thức học phí sẽ không có ý nghĩa nếu như người dân vẫn phải dùng tiền túi cho các khoản chi phí không chính thức khác cho việc học của con em", ông nói...”(
hết trích)

.
Trong khi đó, một khía cạnh bi hài đặc biệt là chuyện xảy ra ở quê hương Xô viết Nghệ Tĩnh: chính quyền không chịu xây trường, bèn yêu cầu thầy cô đứng tên vay nợ ngân hàng để xây trường, và rồi chính quyền trong trả tiền nợ... thế là các thầy cô bị ngân hàng níu áo đòi nợ.
Có thời nào như thế không, khi chính quyền không chịu xây trường, mà phải buộc thầy cô vay nợ ngân hàng để xây trường?
Bản tin đăng trên thông tấn Tamnhin.net có nhan đề “
Bi hài chuyện giáo viên vay tiền cho xã... xây trường đã kể, trích:

“Hàng chục giáo viên trường THCS Liên Hương, huyện Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh) đã trở thành những con nợ không có khả năng thanh toán của ngân hàng sau khi đứng ra vay tiền cho xã xây trường học.
Sống dở chết dở vì ngân hàng đòi nợ
Trong những năm 2003 đến 2005, Ban giám hiện trường THCS Hương Liên cùng UBND xã Đức Hương đã đứng ra vận động các giáo viên đang công tác tại trường đứng tên vay tiền ngân hàng để xây dựng cơ sở vật chất cho trường.
Mặc dù, hoàn cảnh rất khó khăn, đồng lương ít ỏi nhưng khi thấy UBND xã cam kết là sẽ đứng ra trả tiền gốc và lãi, nhiều giáo viên đã đứng ra vay cho xã hàng trăm triệu đồng.
Thế nhưng kể từ đó đến nay đã hơn 5 năm trôi qua, ngôi trường THCS Hương Liên đã được xây mới, nhiều hạng mục khác cũng nâng cấp khang trang nhưng Ban giám hiệu và UBND xã thì lại "quên" mất những điều đã cam kết với những giáo viên nghèo đầy tinh thần trách nhiệm.
Thầy Nguyễn Viết Hưng cho biết: "Năm 2005 tôi có đứng tên ra vay 12 triệu đồng với mục đích là mua xe máy. Nhưng thực chất là vay cho trường xây dựng cơ sở vật chất.
Hiện nay tôi đã chuyển về dạy tại huyện Đức Thọ được một năm nhưng số nợ của tôi ở Ngân hàng Nông nghiệp Vũ Quang thì xã và nhà trường vẫn chưa giải quyết xong. Và hàng tháng giấy nợ vẫn cứ gửi về đều đều yêu cầu tôi phải thanh toán số tiền đã vay trước đây".
Bi đát hơn là thầy Trương Bá Năng, là giáo viên có năng lực, có tâm huyết thầy đã đứng ra vay tới 16 triệu đồng từ năm 2003 nhưng đến nay nhưng xã mới chỉ trả được 3 triệu đồng....”(
hết trích)

.
Tại sao như thế? Tại sao chính quyền không muốn xây trường cho con em? Có phải muốn con em mù chữ? Có phải vì đây là quê hương Xô Viết Nghệ Tĩnh, nơi “nhiệt tình cách mạng” sôi sục, cho nên chính phủ cố ý gài cho dân chúng phải nhiều thế hệ thất học để đừng bao giờ ngóc đầu dậy?

Nhưng giaó dục VN sẽ dẫn tới đâu, ngay cả đối với các em sinh viên may mắn có cơ hội theo đuổi?

.
Bài viết trên mạng Boxitvn.net của Vũ Cao Đàm, nhan đề “
Tản mạn về những vấn đề trong hệ thống giáo dục Việt Nam: Một hệ thống đào tạo thiếu cả THỢ, thiếu cả THẦY
” đã mô tả hình ảnh bi thảm, trích:
“...Một lần tôi cùng đi tham dự một hội thảo ở Châu Âu với một vị Hiệu trưởng đại học. Sau khi công việc ở hội thảo đã xong, chúng tôi đến làm việc với một vài trường đại học theo hẹn sẵn từ trong nước. Khi ngồi ăn trưa trong nhà ăn của nhà trường, chúng tôi ngẫu nhiên được gặp vài sinh viên Việt Nam từ Hà Nội qua, tiếp tục theo học ở trường này.
Trong câu chuyện rất thân mật với các bạn sinh viên, tôi hỏi: “Các bạn đến học ở trường này thấy điều gì khác nổi bật so với các trường đã học ở trong nước?” Chúng tôi được nghe một câu trả lời đầy ấn tượng: “Thưa hai thầy, ở đây dạy chúng em làm NGƯỜI, còn ở nhà dạy chúng em làm những con RÔBỐT”.
Chúng tôi quay sang hỏi một nữ sinh viên, cũng đã học xong năm thứ nhất ở một trường đại học trong nước, xin được học bổng sang tiếp tục theo học ở Châu Âu. Tôi hỏi: “Bạn đã học qua năm thứ nhất ở trong nước, nay qua đây bạn cảm nhận thế nào về kết quả học tập trong suốt năm đầu ở trong nước?”. Câu trả lời bộc bệch: “Thưa hai thầy, cái năm học ở trong nước em chẳng học được cái gì ạ!” Tôi hỏi: “Nghĩa là nó vô tích sự phải không?”. Câu trả lời: “Em không dám nói như vậy, nhưng đúng là như vậy đấy ạ!” Tôi hỏi tiếp: “Bạn nghĩ thế nào về các môn đã học trong năm thứ nhất, chẳng hạn, triết học, ngoại ngữ,… không dùng được gì sao?” Câu trả lời: “Đúng thế ạ. Triết học thì không dùng làm gì, còn Ngoại ngữ thì học lại từ a.b.c như hồi học trung học”. Tôi hỏi tiếp: “Các thầy Triết học dạy sinh viên tư duy cho đúng quy luật chứ sao lại vô tích sự?”. Trả lời: “Nhưng thưa thầy tư duy theo kiểu vòng vèo nguỵ biện ạ”. Khi tôi yêu cầu nêu ví dụ thì sinh viên nói không cần suy nghĩ: “Khi thắng lợi thì nói ta vĩ đại, khi thất bại thì nói là khó khăn nhất thời, khi hỏi vì sao nhất thời thì nói là thời kỳ quá độ, khi nỏi vì sao quá độ dài thế, thì nói ta đang trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ, vân vân và vân vân, nghĩa là mọi cái sai đều có thể nguỵ biện thành đúng”...(...)
Trở lại câu chuyện chúng tôi gặp sinh viên Việt Nam trong nhà ăn ở một trường đại học nước ngoài. Tôi quay sang hỏi sinh viên đầu tiên: “Bạn vừa nói là Việt Nam đào tạo các bạn thành những con Rôbốt? Nếu là con Rôbốt thì học xong phải làm thành thạo một việc nào đó chứ?” Câu trả lời: “Thưa thầy, nhưng là con RÔBỐT VỤNG VỀ, làm gì hỏng nấy ạ”. Tôi hỏi vui: “Cậu thử cho vài ví dụ”, thì được nghe một đánh giá mà tôi rất tâm đắc: “Dạy Toán, thì thực chất là dạy cho thành thợ làm toán, nhưng là thợ biết làm theo các bài toán mẫu; dạy sử thì dạy để trở thành bộ sưu tập sử liệu…, nhưng là một bộ sưu tập sử liệu méo mó; dạy âm nhạc thì dạy để có cái kỹ thuật của anh thợ làm nhạc chứ không dạy thẩm mỹ âm nhạc; dạy vẽ thì để thành họa sĩ “Bờ Hồ”, chứ không dạy thưởng thức nền hội họa vĩ đại của nhân loại… Mỗi thứ đểu dạy theo kiểu để làm thợ, nhưng học xong thì chẳng thành cái thứ thợ gì”...”(
hết trích)

.
Học để thành Rôbốt? Đúng vậy. Có phải Đảng CSVN chỉ muốn nền giáo dục sẽ chỉ đàò tạo ra một đạọ binh robot trung thành với Đảng CSVN... Đúng vậy, CSVN không cần người, chỉ cần robot...

.

.

.

No comments: