Thế Cuộc Biển Đông, “Môi hở răng lạnh”!
12:01:am 11/09/10
http://www.danchimviet.info/archives/17543
Chuyện kể rằng: Một con chuột nhắt ngồi co rúm thân hình trong vòng kềm tỏa của con mèo già ở góc sân. Mật đã bị vỡ nên con chuột có đôi mắt lờ đờ như chờ chết. Tuy thế, thỉnh thoảng nó cố gượng nhướng lên để nhìn ra ngoài. Thảm thay, đôi mắt không còn thần khí ấy chỉ nhìn thấy đôi chân trước của con mèo hình cánh cung cao như đỉnh núi. Đã thế, đôi chân ấy còn hung bạo làm sao chứ? Nó cứ như sẵn sàng thu nhỏ cái vòng cung lại, hoặc nâng lên, đặt… nhẹ lên thân mình vốn đã bị bầm dập vì những vết thương của con chuột nhắt.
Đến khi con chuột cố nghểnh cả cái cổ đau nhức lên cao hơn trên bề mặt cái chân con mèo, nó cũng chỉ nhìn thấy nh ững chòm lông ở dưới cổ hay quanh mồm con mèo như đang hạ thấp xuống sát trên mình nó. Rồi nó nom thấy cái bóng đen của con mèo đổ xuống đất mới vĩ đại và ghê gớm làm sao. Bóng đen không chỉ bao trùm lên cái vị trí ngồi như nằm của nó, mà còn che phủ cả một khoảng rộng mênh mông! Nó rụt cổ lại. Trong cảnh sống ấy, con chuột nhắt chỉ nghe hơi thở mạnh của con mèo là toàn thân co rúm lại. Nó có sống, không bằng chết!
Nhìn từ ngoài là thế, phần con chuột nhắt. Tuy nằm trong cảnh sống không bằng chết, nhưng xem ra nó cũng có lắm tự hào. Nó vẫn vênh vênh váo váo theo cái đỉnh cao nô lệ của Hồ chí Minh, mà huyênh hoang về cái tình đồng chí thắm thiết tình nghĩa ruột thịt, môi hở răng lạnh của nó với con mèo. Để từ đó, thay vì biết uất hận, tủi nhục khi làm kiếp chuột lọt bẫy, nó lại tự hào vì được nâng niu trong vòng tay con mèo. Nó cho đó là một vinh quang tuyệt đối. Một thứ ân huệ riêng, một che chở cần thiết để nó an tâm ngồi nuốt cho gọn vài hột gạo, miếng khoai, còn sót lại quanh mình.
Trong khi đó, con mèo biết rõ những gì nó cần làm, Lúc thì nó kéo cái chân trước cho cái vòng cung nhỏ lại, khi thì duỗi thẳng như mở rộng ra. Hoặc giả, có lúc nó ngủ gục cho các chòm lông trước ngực nó phủ đè xuống trên con chuột. Tất cả những động tác ấy đều nhịp nhàng, khi mạnh, lúc yếu theo một mục đích có sẵn. Buộc con chuột nhắt, phải nóng, lạnh tùy theo mọi động tác của nó. Hoặc làm cho con chuột không còn một chút ý chí nào để vượt thoát ra ngoài vòng kềm tỏa của nó. Nói cách khác, nó coi con chuột như một thứ đồ chơi trong mắt để thư giãn trước khi nó nuốt trửng con chuột vào bụng, hoặc dương oai ra bên ngoài.
.
Bỗng một ngày, cả hai cùng giật mình. Bởi lẽ, trên cái sân rộng kia, tưởng là chỉ có cảnh mèo vờn chuột, hay cảnh chuột nép mình dưới chân con mèo để tìm sống. Không ngờ lại xuất hiện bóng dáng một con chó kiểng nom kiêu sa, thảnh thơi đi tới, đi lui. Đã thế, có lúc nó dẵm lên cả cái bóng đen của con mèo. Nóng mặt, đôi mắt con mèo nhíu lại, hàm răng nhe ra những răng nhọn như có ý báo cho con chó kiểng kia biết rằng: Đây là vùng lãnh địa của ta, nhà ngươi không nên tìm đến để gây ra phiền hà cho nhau. Kết qủa, con chó kiểng làm như không nghe biết tiếng mèo. Hơn thế, nó còn khinh khỉnh nhìn cảnh mèo vờn chuột rồi vẫy vẫy cái đuôi…
Sự kiện này, làm cho con chuột nhắt mở bừng đôi mắt: A, ta sợ nó, ta tôn thờ nó, nhưng thằng chó kiểng kia chẳng coi cái con mèo này ra gì! Tại sao ta không nhân cơ hội để thoát cảnh bị bao vây? Nghĩ thế là nó biết, con chó kia cũng chẳng thương gì nó. Tuy nhiên, chó mèo vẫn thường chẳng ưa nhau. Hãy lợi dụng lúc chúng tranh dành nhau để giống chuột ta dễ thở hơn chăng?
Diễn biến là thế, nhưng khốn nỗi, lửa hào khí của con chuột vỡ mật chỉ có bấy nhiêu. Rồi thay vào đó là sự thuần thục trong kiếp sống ăn bám bằng gian dối và nô lệ đã thành nề nếp từ lúc Hồ chí Minh tạo ra cái ổ chuột cho chúng nương nhờ. Nên thay vì phải tìm cách vận dụng toàn sức mạnh để vượt thoát ra khỏi vòng tay con mèo. Nó lại mơ đến một cái lỗ để chui xuống trốn con mèo, và rồi tìm cách đến bên con chó bằng đường ngầm, tự lừa dối.
Đó là hình ảnh toàn cảnh “Thế Cuộc Biển Đông”. Mỹ có nhảy vào đổ vỏ hay không? Tàu cộng toan tính gì? Việt cộng và người dân Việt
.
1. Mỹ có nhảy vào đổ vỏ hay không?
Hoa Kỳ là một nhà lái buôn thực dụng. Họ buôn bán kỹ thuật tân tiến, buôn bán vũ khí, năng lượng. Buôn bán ý thức Tự Do, Dân Chủ và buôn cả sự Độc Lập của nhiều quốc gia khác nữa. Một kẻ đi buôn, vừa có tiền, có thế, có năng lực, có khi nào lại chấp nhận lỗ lã bao giờ? Theo đó, chỗ nào có mối lợi, tìm ra lợi nhuận, Hoa Kỳ nhảy vào. Nơi nào hung hiểm, gây bất lợi cho cuộc thương trường lỗ lã, Mỹ hò hét vài câu cho có lệ rồi bỏ chạy. Thử hỏi, thế cuộc biển đông có mối lợi mang tính quốc gia cho Hoa Kỳ hay không?
Phải nói ngay rằng, đây là câu hỏi đặt ra qúa nhiều nghi vấn cho câu trả lời. Bởi lẽ trước tiên phải định nghĩa thế nào là mối lợi mang tính quốc gia mà bà
.
Ai cũng biết, Mỹ luôn đóng vai một chàng công tử nhà giàu, đầy hào phóng đi buôn bán. Khi đi buôn, Mỹ luôn tung ra vốn lớn để kiếm lợi nhuận nhiều. Những lợi nhuận, nếu có, nhân dân Mỹ cũng được hưởng phần, nên tất cả đều cộng sinh trong cuộc buôn bán của các chính phủ, dù là Cộng Hòa hay Dân Chủ. Hơn thế, họ luôn thế nhau xóa bài hay tạo ra cuộc cờ mới. Theo đó, khi làm cuộc buôn bán, Mỹ phải nhìn đủ mặt, nghiên cứu rất tường tận về đối tác của mình để kiếm lời. Nên Thế Cuộc Biển Đông cũng không có ngoại lệ.
a. Việc buôn bán với cố Tổng Thống Ngô đình Diệm, Mỹ chỉ rao bán cho ông được một ít vốn liếng về Tự Do, Dân Chủ. Nhưng lại không thể mua được lòng Tự Hào, tính Độc Lập của Việt Nam được thể hiện nơi ông. Kết qủa, Mỹ đã mua một số tướng lãnh làm cuộc bội phản để giết ông vào ngày 01-11-1963. Cái chết ấy đã đẩy Mỹ vào cuộc sa lầy trong chiến tranh, Tự Do, Dân Chủ không phát triển. Biến sự Độc Lập tự chủ của miền
b. Buôn bán với Hồ chí Minh. Khi giao dịch buôn bán với Hồ chí Minh, Hoa Kỳ biết rõ một điều. Tự Do, Dân Chủ cho dân chúng là điều Hồ chí Minh và tập đoàn cộng sản không muốn mua, không muốn có. Riêng sự Độc Lập tự chủ của Việt
c. Làm ăn với Tàu cộng. Nếu mối lợi của Biển Đông thực sự mang tính quốc gia của Hoa kỳ, Mỹ đã không để cho Tàu cộng chiếm vùng quần đảo này vào năm 1974 từ tay của Việt Nam Cộng Hòa, dù trước đó vào năm 1958, Phạm văn Đồng đã đại diện cho tập đoàn Việt cộng bán nước, ký Công Hàm công nhận quyền lợi của Tàu cộng ở trên vùng biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng chính mối lợi từ vụ việc buôn bán kỹ thuật tân tiến cho Trung cộng, mới là mối lợi của quốc gia, nên Hoa Kỳ làm ngơ cho Tàu cộng chiếm Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 và ngã giá nốt cuộc chiến đấu cho Tự Do của quân dân miền Nam cho Trung cộng…
Kết qủa, sau bốn mươi năm làm ăn theo kiểu nhà giàu hào phóng với Trung cộng theo kiểu của Kissinger suy diễn, cuộc buôn bán với Trung cộng đã làm Mỹ phá sản. Từ một anh công tử đi đến đâu cũng được người nể phục, ngồi nơi cao ngất ngưởng, nay nhờ Kissinger, Hoa Kỳ trở thành con nợ lớn nhất của Trung cộng. Tệ hơn thế, vào những ngày sau đệ nhị Thế chiến, chỉ cách nay 60 năm, Trung cộng chưa biết đến chữ kỹ thuật là gì, nói chi đến chữ tân tiến. Nay nhờ cuộc buôn bán với Mỹ, có một loại kỹ thuật công nghệ tân tiến, cao cấp nào, từ vũ khí hạt nhân, hỏa tiễn, vệ tinh đến những hàng gia dụng trong mọi nhà, mọi nước mà không mang nhãn hiệu China? Mà điều mỉa mai là, mang nhãn hiệu
Kế đến, ở đó, với một nền chính trị độc đóan, Trung cộng không cần mua Tự Do, Dân chủ của Mỹ. Và Hoa Kỳ cũng không thể nào mua được sự Độc Lập của Trung cộng. Kế đến, với một hệ thống kinh tế chỉ huy, không có khu vực tư nhân cạnh tranh, nên nhà nước và các đại thẩu Trung cộng cần gì phải tôn trọng bằng sáng chế tự phương tây. Một địa phương này “mua” được bằng sáng chế của tây phương là các khu vực khác “được phép” sao chép lại bài bản mẫu. Đến khi tây phương nhận ra một điều là, không nhà nào mà không có cái máy tính, computer và các trang thiết bị cần thiết cho các máy tính này, đến cái kìm, cái búa, cái đinh, cái thước đo, cái chổi quét nhà, và các mặt hàng tiêu dùng từ quần áo cho đến ăn uống đều mang nhãn hiệu China thì đã qúa trễ. Lúc này, nếu ngưng nhập các mặt hàng rẻ ấy là Mỹ và các nước tây phương đi vào con đường tự làm khó cho mình. Bởi vì chính những người dân ở đó đã quen dùng những mặt hàng, tuy không mấy phẩm chất, nhưng gía cả rất thực tế. Nay không có các mặt hàng ấy nữa là tất sinh ra loạn thị trường.
Bởi lẽ, tất cả sẽ cùng nhau đẩy các mặt hàng rẻ, thiếu chất lượng kia thành khan hiếm và nâng cấp giá cả của chúng trên thị trường. Sự kiện này sẽ là một cách làm giàu thêm cho Trung cộng. Bởi vì, một cái búa để đóng vài cái đinh của Mỹ gía là $50.00 sẽ không thực tế bằng cái búa mang nhãn hiệu
Như thế, có lẽ không cần phải đến hôm nay Mỹ và tây phương mới biết cuộc buôn bán với Trung cộng là một cuộc buôn bán đầy bất trắc và thất bại. Tưởng lấy được tiền của người, ai ngờ, trở thành con nợ của người. Tiền trả cho các bằng sáng chế không thu hồi được còn biếu không các kỹ thuật nghiên cứu khổ công cho người. Theo đó, thế cuộc Biển Đông chẳng qua là một ván bài vớt vát lại chút danh dự của Mỹ sau cuộc buôn bán thất bại này. Tuy nhiên, sự vớt vát danh dự, nếu cần, bằng sức mạnh để chạy nợ cũng khó thực hiện. Bởi lẽ, mua được cả khối Đông Nam Á, nhưng không câu móc được con mồi Việt cộng nhập cuộc, để chúng bỏ hẳn chủ thuyết “môi hở răng lạnh” với Trung cộng sẽ là một thất bại trước mắt.
.
2. Toan tính của Trung cộng ra sao?
Khởi đi từ một gánh hàng rong, bán dạo, trên đó không có lấy một đồ hàng nào qúy gía cách đây 50 năm, Lã bất Vi của thời đại Trung cộng, cúi đầu chấp nhận đủ mọi thiệt thòi từ xã hội chung quanh. Khi đi họp ở nơi người ta gọi là diễn đàn thế giới thì đứng chầu rìa bên ngoài. Nói đến chữ kỹ thuật, họ cho rằng hai cái chữ ấy không có trên thế gian, không có trong từ điển của Trung cộng. Nhưng sau khi khấu đầu, trải thảm đón tiếp lái buôn đầu to, tóc quăn, đầy tự mãn Kissinger của Hoa Kỳ gởi đến, mọi chuyện bỗng trở nên khác. Công nhân lao động của Trung cộng làm việc ngày đêm chỉ cần đủ miếng ăn, để cung cấp đủ các mặt hàng phẩm chất, gía thành lại rẻ cho các ngoại thương làm giàu trong giai đoạn đầu. Bù lại, kỹ nghệ sao chép, tuy có phẩm chất dở hơn đã tiến vượt bực để cạnh tranh trực tiếp với những mặt hàng cao cấp. Từ đó, công nghệ kỹ thuật cao trong tất cả mọi lành vực, ào ào đuợc đem biếu không cho người lái buôn sinh sống bằng gánh hàng rong. Tuy thế, họ vẫn khiêm nhường nhận mình như là một kẻ làm thuê bán hàng dạo cho khách nước ngoài.
Kết qủa, 50 năm sau, người bán hàng rong ấy có vàng chất từng đống ở trong nhà. Hơn thế, là chủ nợ lớn nhất của chính Hoa Kỳ. Về tiềm năng, sức mạnh kinh tế và quân sự thì Trung cộng có lẽ cũng chẳng cần phải nể vì Mỹ và tây phương là mấy. Ấy là chưa nói đến vị thế dân số áp đảo thế giới và không một nơi nào không có sự hiện diện của họ. Về chính trị, tuy áp dụng một nền chính trị cộng sản độc đoán, nhưng dường như lại giữ cho cái đất nước ấy ở trong ổn định (ít ra là mặt tổ chức). Đó là lý do Trung cộng bắt đầu vươn ra biển lớn. Và Biển Đông là một phương hướng lựa chọn thích hợp nhất để đưa cánh ta ra dò dẫm những phản ứng từ bên ngoài. Nhưng có một điều chắc chắn, chính Trung cộng không muốn đụng chạm quân sự với Hoa Kỳ vào lúc này. Họ chỉ muốn tạo một ảnh hưởng tích cực lên vùng Đông Nam Á. Đẩy cuộc đụng độ quân sự, nếu có, ra xa khỏi đất Trung cộng để họ có cơ may bảo tồn lấy một đất nước Trung cộng lớn rộng, thống nhất như hiện nay thay vì phải bị phân chia ra thành những Hàn, Sở Trịệu, Nguỵ, Tề, Tần, Tấn… khi xưa. Nói cách khác, Việt
.
3. Việt Nam mất gì, được gì trong Thế Cuộc Biển Đông?
.
Trước hết, về cuộc sống, người dân Việt Nam mất Tự Do, mất Công Lý, mất sự Độc Lập của đất nuớc. Về diện địa, dân Việt Nam đã mất biển, mất đảo, mất cả một phần đất liền ở biên giới cho Trung cộng và sẽ mất luôn phần lợi nhuận từ Biển Đông (nếu có thì người ta “cho” bao nhiêu thì được bấy nhiêu, chứ không phải được hưởng trên sở quyền). Nói cách khác, dân tộc Việt Nam sẽ mất tất cả những quyền lợi, quyền sống, quyền tự chủ của mình vì sách lược “ môi hở răng lạnh” của Hồ chí Minh khởi xướng và được tập đoàn Việt cộng triệt để thi hành.
.
Việc mát mát to lớn này chỉ có người Việt
.
Khởi đầu sách lược là Công Hàm do Phạm văn Đồng ký công nhận quyền sở hữu của Trung cộng trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa của Việt
Rồi đến các cấp tỉnh, huyện ủy địa phương của Việt cộng tự tung tự tác cho ngoại kiều, mà chủ thầu là Trung cộng, Đài Loan, Hồng Kông… thuê dài hạn đất rừng đầu nguồn và vùng biển rải rác trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Ấy là chưa kể đến hàng ngàn những công trình xây dựng cơ sở hạ tầng trên khắp cả nước mà người trúng thầu đều là lái buôn Trung cộng, và công nhân của họ tự do ra vào, sinh sống, lập nghiệp tại Việt
.
Đổi lại, những ngưòi được gọi là chuyên chính vô sản, mà tiền lương không qúa $US 50.000,oo một năm, đi làm cách mạng giải phóng dân tộc khỏi nghèo đói, bất công và sống đời nô lệ dưới gót giầy của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chỉ sau một đêm, sau vài chữ ký, trở thành những người có bạc tỷ đôla tiền mặt ở trong các trương mục ngoại quốc, khiến giới doanh gia nổi tiếng thế giới phải cúi đầu bái phục phương cách làm giàu của những nhà “cách mạng” Việt cộng Đỗ Mười, Lê đức Anh. Lê khả Phiêu, Võ văn Kiệt, Phan văn Khải, Nguyễn mạnh Cầm, Nguyễn văn An, Nguyễn tấn Dũng, Nông đức Mạnh Nguyễn minh Triết, Nguyễn phú Trọng…. Và còn một danh sách dài khác mà bài báo này không đủ giấy để viết ra.
Ấy là chưa kể đến việc các quan cán cộng lớn nhỏ còn chia nhau bán sạch, vét sạch tài nguyên của đất nước và tài sản của đồng bào để đưa con cái ra nước ngoài gọi là du học, nhưng thực chất là mua sẵn nhà cửa và chuyển ngân lậu ra ngoại quốc để mai mốt, khi Trung cộng đã hoàn tất khép lại cái môi cho răng Việt Nam khỏi lạnh, các quan cán cộng không còn được hưởng đặc quyền đặc lợi như hôm nay, hoặc gỉa, đã no nê rồi là họ hô biến. Biến ra ngoại quốc mà sống một đời sung sướng còn lại, còn dân sống chết mặc bay. Chưa hết, các quan cán cộng còn tự mình hay thuê vài ba tay viết mướn lừa thêm cú chót, hô hoán lên vài câu chống Trung quốc bành trướng, xâm lược. Hoặc tỏ nỗi lòng “cách mạng” của mình ra trên vài trang giấy để cho thằng dân tưởng thật mà …. tiếc, mà đau xót thay cho nỗi lòng của quan cán cộng trước cơn đau Việt
.
Nhưng chỉ có một điều lạ, rất lạ. Chả có một quan cán cộng nào chọn đất nước Trung cộng vĩ đại với chủ trương “môi hở răng lạnh” mà mua nhà tậu xe. Trái lại, đều rủ nhau sang những nước đế quốc thù địch như Mỹ hay chư hầu Pháp, Đức,
.
Về phía nhân dân, kể cả những người mẹ được gọi là anh hùng, gia đình liệt sỹ đã hy sinh mạng sống, một phần thân thể trong chiêu bài đánh đuổi thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nước. Hay những người đứng lên bảo vệ Tự Do, Độc Lập, giữ từng mảnh đất cho quê hương ở Lão Sơn, ở Hoàng Sa, Trường Sa thì chết không có mộ bia. Người còn sống thì chia nhau cái vỉa hè, manh chiếu rach, hoặc gỉa, bốn vách lao tù. Người may mắn hơn còn có được ngày cầm tờ giấy đi đòi đất, đòi nhà, đòi quyền sống. Trước thảm cảnh này, hỏi có người Việt
.
Câu chuyện Biển Đông có thể là như thế. Nên việc hô hóan hay rước tàu Mỹ vào Việt Nam cũng chỉ là một trong những kế sách làm cho nóng thêm kế hoạch “môi hở răng lạnh” để quan cán Việt cộng lừa Mỹ, lừa người Việt Nam để có thêm cơ hội, có thêm thời gian vơ vét tài sản của đất nước, của đồng bào và chạy tội trước lịch sử trước khi vành môi kia đã khép kín lại. Có tủi, có nhục là người Việt
© Bảo Giang
© Đàn Chim Việt
.
.
.
No comments:
Post a Comment