TRẦN KHẢI
Việt Báo Chủ Nhật, 9/19/2010, 12:00:00 AM
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=2&nid=164314
Đảng CSVN bắt đầu ra chỉ thị cấm lên đồng. Nhưng cũng dè dặt, vì không muốn xúc phạm tới một tín ngưỡng đã ăn sâu trong hồn dân tộc, Đảng CSVN mới biện hộ rằng chỉ cấm kiểu lên đồng phán truyền... Còn kiểu lên đồng không phán truyền thì vẫn OK.
.
Câu chuyện khá là lạ kỳ. Bởi vì người lên đồng, chưa chắc họ đã nhớ họ nói những gì, làm sao dặn họ là có lên đồng thì đừng phán truyền... Tại sao như thế?
Có phải nhà nước lo sợ xúc phạm Trung Quốc nếu người lên đồng bỗng nhiên nói rằng Đức Thánh Trần giáng đồng và tuyên phán là phải chuẩn bị một trận Bạch Đằng Giang mới để chống quân Phương Bắc?
Hay có phải nhà nước lo sợ ông Hồ Chí Minh bỗng nhiên nhập đồng và nói rằng đừng cưỡng bức ông phải phơi xác trong phòng lạnh như thế, mà hãy thiêu xác như lời ông đã dặn trong di chúc?
.
Tuy nhiên, hãy suy nghĩ sâu thêm những ẩn họa trong quyết định cấm lên đồng này. Bởi vì lên đồng tại VN là một tín ngưỡng dân gian rất đậm hồn dân tộc, có phải chính phủ CSVN đang tinh vi xóa sổ một nét đậm đà hồn dân tộc trong khi vẫn tôn trọng các hình thức nhập đồng của các tín ngưỡng của người Hoa Kiều tạị VN? Bởi vì, chúng ta không thể nào tin rằng CSVN dám ra lệnh cấm các hoạt động nghi lễ tang-ki, một hình thức tương tự với lên đồng cuả VN, tại các đền thờ của người gốc Hoa tại VN.
.
Nhìn lại toàn vùng Châu Á, các hoạt động tín ngưỡng có thờ các vị thần khác nhau – thí dụ, tín ngưỡng lên đồng VN còn gọi là Đạo Mẫu, có thờ Đức Thánh Trần Hưng Đaọ và nhiều vị khác, trong khi tín ngưỡng lên đồng kiểu Trung Quốc thờ Ngài Quan Công, còn có danh hiệu là Quan Thánh Đế Quân, và Thiên Hậu Thánh Mẫu. Do vậy, tại VN những nơi đông người Hoa sẽ có nhiều Chùa Ông để thờ Ngài Quan Công, và nhiều Chùa Bà để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Nhưng lên đồng kiểu Trung Quốc tại VN không rình rang như ở Thái Lan và Singapore, nên người Việt ít để ý tới, dù là trong thâm tâm đại đa số người Việt vẫn dung thông tôn kính cả Ngài Quan Công và cả Đức Bà Thiên Hậu.
Như thế, tại sao Đảng CSVN đã nói cụ thể là cấm lên đồng kiểu VN, còn các hình thức lên đồng kiểu “nước lạ” thì sao? Có phải là trấn áp tín ngưỡng bản địa dân Việt, trong khi công nhận tín ngưỡng “nước lạ” thoải mái?
.
Cấm lên đồng: Khó vẫn phải làm
Nhưng thấy rõ là, chính phủ CSVN bắt đầu sợ có chuyện lên đồng phán truyền rồi.
Bản tin ngày 13/9/2010 có nhan đề “ Cấm lên đồng: Khó vẫn phải làm” đăng trên báo Tiền Phong, ghi cuộc phỏng vấn Ông Lê Anh Tuyến, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, trong đó giải thích về chuyện cấm lên đồng. Bản tin viết, trích:
“Theo ông Tuyến, năm 2006, tỉnh Hải Dương quy định cho lễ hội Kiếp Bạc, trong quá trình hầu đồng không được thực hiện hành vi phán truyền giả danh lời thánh, xiên lình, không lợi dụng liên hoan hầu thánh để tuyên truyền mê tín dị đoan, phục vụ lợi ích cá nhân và thu lợi bất chính.
“Quan điểm của chúng tôi là những tri thức văn hóa dân gian thì bảo tồn, phát huy. Mê tín thì phải ngăn chặn. Ở đây, cấm là cấm phần mê tín trong hầu đồng. Trong dân gian, hiện tượng này có thể được gọi theo nhiều cách, còn trong văn bản pháp luật, chúng tôi gọi là lên đồng phán truyền” - ông Tuyến nói...
...Cái mà chúng tôi muốn loại bỏ là lên đồng phán truyền, là nhân danh thần thánh, nhân danh linh hồn để phán xét...
... Không cấm các lễ lên đồng tại lễ hội mà chỉ cấm lên đồng có nội dung mê tín. Cái nào là lên đồng có nội dung mê tín, khi người ta xem, người ta sẽ xác định được. Mê tín là cái trái với tự nhiên, gây mê hoặc cho người khác. Còn lên đồng kia để thể hiện những tri thức về dân gian, họ múa hát, không gây hại cho xã hội thì không ai cấm...”(hết trích)
.
Tuy nhiên, một câu hỏi căn bản là ngăn cấm như thế có phảỉ là vi phạm tự do tôn giáo hay không? Bởi vì giao tiếp với thế giới bên kia là chuyện của các tôn giáo. Nếu chỉ cho vào đền, vào phủ để múa hát thôi... thì đi xem văn nghệ hẳn là vui hơn, khỏỉ mệt nhọc. Còn chuyện giao tiếp với thế giới bên kia, làm sao cấm được “người cõi trên” bỗng nhiên phán truyền?
.
Nói cho cùng, tôn giáó nào cũng có phán truyền cả. Riêng về chuyện lên đồng, hay giao tiếp với thế giới bên kia, đạọ nào cũng có một phần liên hệ. Bạn cứ vào trang www.google.com và gõ các chữ “spirit medium,” sẽ thấy ngay cả chuyện lên đồng cũng từng diễn ra tại Châu Âu, tại Hoa Kỳ, và tại rất nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt, có một chi nhánh đạọ Tin Lành Ngũ Tuần (Pentecostal) tại một vài nước ở Châu Mỹ Latin nương tựa nhiều vào hình thức lên đồng, qua đó người được nhập đồng tự nhiên nói lên ngôn ngữ lạ... Thậm chí, một phần trong các bộ Kinh Cựu Ước, Kinh Koran cũng là dạng lên đồng phán truyền của các “người cõi trên” ban xuống...
.
Như thế, không riêng lên đồng chỉ có tại Việt
.
Một bài viết nhan đề “Quy định lên đồng "phán truyền" hơn cả lên đồng?” của tác giả Khánh Linh, đăng hôm 16/09/2010 trên báo Tuần Việt Nam, đã nói thêm một số chi tiết, trích:
“Nghị định 75 có "quy định nếu tổ chức hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức khác có tính chất mê tín dị đoan sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng 3.000.000 đồng". Nếu không có sự "nói lại cho rõ" ý của Vụ trưởng Pháp chế Lê Anh Tuyến (Bộ VH - TT - DL), dư luận dễ hiểu mệnh đề trên theo nghĩa, cứ tổ chức hoạt động lên đồng là bị phạt tiền.
Nhưng theo giải thích của Vụ trưởng thì hóa ra chỉ lên đồng có tính chất mê tín dị đoan mới bị cấm và phạt tiền, ngoài phạt tiền còn bị tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm, tịch thu sung công quỹ số tiền thu bất chính.
Nghĩa là trên thực tế có 2 loại lên đồng: Lên đồng không mang tính mê tín dị đoan, loại này được phép tồn tại và ứng vào điểm tự do tín ngưỡng của luật pháp đã quy định và lên đồng có tính chất mê tín dị đoan, loại này không được phép tồn tại và nếu phát hiện thì bị xử phạt theo nghị định 75.
Xem ra tư duy có vẻ logic, vấn đề là làm sao phân biệt được đâu là lên đồng không mê tín dị đoạn và đâu là lên đồng mê tín dị đoan?
Nếu người ra quy định còn không rõ thì những người thi hành nghị định sẽ cãi chày cãi cối dẫn đến nhập nhèm thì sao?”(hết trích)
.
Tới đây, chúng ta nên đưa ra thêm một số câu hỏi. Rằng lên đồng kiểu Tây, Tàu, Anh, Nhật, Mỹ Latin... có phảỉ là mê tín dị đoan không?
Và thế nào là mê tín dị đoan? Có phải là không có tính khoa học, mới là mê tín dị đoan?
Như thế, nếu có ai tin rằng ông Hồ Chí Minh còn zin, chưa từng có vợ.... có phảỉ là mê tín dị đoan hay không? Và khi cứ vài năm, lại tổ chức Đạị Hội Đảng, lấy Bộ Kinh Thánh Tư Tưởng Ông Hồ ra trích dẫn, và thay nhau đứng trước ống kính TV mà nói rằng Bác đã phán truyền thế naỳ, hay Bác đã phán truyền thế kia... có phải cũng là một dạng lên đồng phán truyền kiểu mới hay không?
.
Có một điều dễ gây kinh hoảng đối với việc lên đồng. Đó là hiện tượng xiên lình.
Trong mục từ “Lên đồng” được ghi trong Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, có giảỉ thích:
“Lên đồng hay còn gọi là hầu đồng, hầu bóng, đồng bóng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian (dòng Saman giáo) của nhiều dân tộc, trong đó có tín ngưỡng dân gian Việt
Ở Việt Nam, lên đồng là nghi thức không thể thiếu trong các thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Được gọi là Thanh Đồng)... Về hình thức, nghi thức lên đồng hầu về Hội Đồng Thánh Trần mang tính saman nặng hơn khi lên đồng hầu về Tứ Phủ bởi hầu về Hội Đồng Thánh Trần có các hành động trực tiếp lên thể xác Thanh Đồng (người ở ngoài nhìn đôi khi thấy sợ)như đi trên than hồng, xiên lình(dùng thanh sắt sắc nhọn đâm xuyên qua hai má và xuyên qua quả cau trong miệng thanh đồng), ăn lửa, lên đai (1 hình thức thắt cổ, có người được gọi là sát căn, có khi lên 3 đai)...”(hết trích)
.
Tuy nhiên, hiện tượng xiên lình rầm rộ nhất lại ở Thái Lan, nơi có các cộng đồng Hoa Kiều, và đã được chính phủ Thái sử dụng làm điểm thu hút du khách.
Bản tin nhan đề “Lễ hội xiên lình lớn nhất thế giới” đăng ngày 12/11/2004 trên báo CAND viết:
“Lễ hội thu hút rất đông người hành nghề xiếc điêu luyện bằng việc đâm những vật bằng sắt qua mặt, qua người mà không chảy máu.
Lễ hội được tổ chức vào cuối tháng 10/2004 tại Phuket, tập trung những tín đồ đạo Phật và những người lập nên kỷ lục thế giới về môn xâu vật sắt vào người. Năm nay, lễ hội có sự tham gia của đội xiên lình Shrine of Jui Tui đến từ Trung Quốc. Họ trình diễn những màn đâm dao vào mặt, lấy cán ô đâm vào má, xâu khung xe đạp vào người...
Theo lời kể của các già làng ở Phuket (Thái Lan), lễ hội ăn chay này kéo dài 9 ngày và thường diễn ra vào cuối tháng 9 hoặc cuối tháng 10. Lễ hội này khởi nguồn mang tên Taoist Lent, lấy tên từ việc kiêng ăn thịt của người Trung Quốc.
Lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1825, lễ hội đã thu hút được sự quan tâm của dân chúng ở thị trấn Ta Reua, quận Thalang và Get-Hoe, quận Kathu. Khi những người thợ mỏ Trung Quốc di cư tới vùng công nghiệp Kathu, lễ hội này mới bắt đầu khởi sắc.”(hết trích)
.
Lễ hội lên đồng kiểu TQ tại Thái Lan nêu trên đã được đàì truyền hình Úc Châu quay phim tài liệu, trong đó có một đoạn trích đã đưa lên trang: http://www.youtube.com/watch?v=gAHr1OAKaWY và ghi là “Produced by ABC Australia.” Hình ảnh xiên lình rùng rợn, bạn đọc yếu bóng vía không nên xem. Trong khi đó, lên đồng ở VN hiền hơn rất nhiều, và cũng không nghe ai nói là Bác Hồ đã từng nhập đồng để phán truyền (hay đã có, và đã bị công an bắt... thì chưa rõ) những chuyện gì đó.
.
Như thế, nói là lên đồng, nhiều nước khác cũng có. Nói là phán truyền, nhiều nước khác cũng có. Tại sao chỉ riêng CSVN cấm lên đồng kiểu VN, mà không dám cấm lên đồng kiểu “nước lạ”?
Như thế, cấm lên đồng kiểu VN, có phải là dọn đường cho lên đồng kiểu “nước lạ” sẽ hùng mạnh hơn, phát triển hơn?
.
.
.
No comments:
Post a Comment