Saturday, September 25, 2010

BÁO ĐỘNG TÌNH TRẠNG XÂM HẠI TRẺ EM

TỐ NHƯ
25/09/2010 - 12:54 AM
Năm qua có 1.600 vụ học sinh đánh nhau, trong đó bảy em chết. Nhà trường phải buộc thôi học hơn 730 học sinh.
Công an đã xử lý hình sự hơn 1.200 vụ, xử lý hành chính 248 vụ về bạo hành trẻ em. Hơn 600 trẻ bị bắt cóc bán ra nước ngoài, thậm chí bọn tội phạm còn mua bán trẻ ngay lúc trong bào thai.
Làm thế nào giảm được tình trạng bạo hành với trẻ em hay trẻ em vi phạm vì từng bị bạo hành? Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên? Tại sao một năm học mà có hơn 1.600 vụ học sinh đánh nhau, thậm chí gây chết người? Đó là những vấn đề được nhiều đại biểu phân tích tại Hội thảo quốc gia phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em do liên bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức ngày 24-9 tại Hà Nội.

1.600 vụ học sinh đánh nhau
Gắn bó với ngành giáo dục rất nhiều năm, thường xuyên tiếp nhận thông tin “học sinh trường A, trường B” có bạo lực, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển nói rằng ông thật sự đau lòng vì trong thời gian một năm (2009-2010) trên toàn quốc có tới 1.600 vụ học sinh bạo lực, tham gia đánh nhau (cả ngoài và trong trường), trong đó bảy vụ dẫn đến chết người.
Đối tượng tham gia chủ yếu là học sinh cuối cấp THPT và THCS, là lứa tuổi đang có sự phát triển mạnh mẽ, tâm sinh lý có nhiều biến đổi. Các trường đã xử lý kỷ luật 881 học sinh, cảnh cáo gần 1.600 em và buộc thôi học hơn 730 học sinh.
Lý giải nguyên nhân của tình trạng bạo lực trong học sinh, Đại tá Nguyễn Chí Việt, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an, cho rằng nguyên nhân đầu tiên thuộc về các em. “Hầu hết trẻ em vi phạm pháp luật là do kém hiểu biết về pháp luật, thiếu sự tu dưỡng, ham chơi bời, chỉ thích hưởng thụ. Đặc biệt lứa tuổi 16-18, tâm sinh lý còn nông nổi, hiếu thắng và liều lĩnh, luôn phô trương sức mạnh của mình. Để không thua kém bạn bè, thích giống các nhân vật trong phim, nhiều em đã phạm tội giết người mà không có cảm giác ghê tay” - ông Việt nói.

Nạn buôn bán trẻ em gia tăng
Bên cạnh tình trạng học sinh, thanh thiếu niên có hành vi bạo lực thì tình trạng trẻ em bị xâm hại cũng đáng báo động không kém. Theo ông Nguyễn Hải Châu, Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em - Bộ LĐ-TB&XH, tình trạng trẻ em bị buôn bán đang gia tăng. Nếu như năm 2008 chỉ có 208 em bị bắt cóc thì năm 2009 có tới 628 em. Bọn tội phạm có sự phân vùng: Các tỉnh biên giới phía Bắc bán sang Trung Quốc chủ yếu trẻ trai, tỉnh biên giới phía Nam bán sang Campuchia nhiều trẻ gái. Còn trong các TP lớn như Hà Nội, TP.HCM, tỉnh Quảng Nam lại nở rộ nạn buôn bán trẻ em sơ sinh, trẻ em trong bào thai. Bọn tội phạm sử dụng “vệ tinh” đến các vùng quê để phát hiện phụ nữ có thai hoặc gia đình có mâu thuẫn để gạ gẫm mua. Một chiêu khác của chúng là móc nối với các cơ sở bảo trợ xã hội, núp dưới hình thức trợ giúp nhân đạo để hợp pháp hóa những đứa trẻ này rồi bán cho người nước ngoài.
Tình trạng xâm hại tình dục trẻ em cũng ngày càng phức tạp, độ tuổi bị xâm hại ngày càng thấp. Đáng lưu ý, trong số trẻ bị xâm hại tình dục, có 65,9% trẻ bị hiếp dâm, khoảng 1/2 trong đó bị nhiều lần…

Khởi tố cả người che giấu
Tìm giải pháp cho hai thực trạng đáng buồn nêu trên là vấn đề được nhiều đại biểu tham gia ý kiến. Bà Mai Thị Nguyệt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên (tỉnh nổi tiếng về vụ xuyên kim vào đầu cháu bé 40 ngày tuổi ở xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai chỉ vì sự ghen tuông của người lớn) đề xuất: Chính phủ cần rà soát các văn bản pháp luật để điều chỉnh, bổ sung những vấn đề có liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cho phù hợp và đảm bảo tính thực thi. Nếu có vi phạm, cha mẹ không những có thể bị xử lý hình sự mà còn bị tước hoặc hạn chế quyền chăm sóc, giáo dục, quyền quản lý tài sản của con. “Đồng thời, cần phải khởi tố cả những người che giấu hoặc không tố giác khi biết các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em” - bà Nguyệt kiến nghị.
Trong khi đó, Đại tá Nguyễn Chí Việt lại quan tâm đến chuyện giáo dục trẻ em hư. Ông cho rằng cần hết sức cân nhắc khi cho trẻ em phạm pháp vào trường giáo dưỡng hay trại giam bởi đây là biện pháp bắt buộc cuối cùng, khi không thể áp dụng các biện pháp khác. Và khi các em trở về cần được chính quyền, gia đình, đoàn thể tiếp nhận trong tình thương thật sự.
Cùng đồng tình quan điểm này, ông Lâm Duy Tín, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Nai, nói: “Người lớn phải khuyên bảo nhẹ nhàng, lắng nghe giải thích của các con. Thậm chí giáo viên phải có thêm tài liệu, phải dự thêm các khóa tập huấn về cách giải quyết đối với những trường hợp học sinh cá biệt mà không làm ảnh hưởng đến trẻ em”.
-----------------------

Tại hội thảo, Đại tá Nguyễn Chí Việt, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an, cho hay trong năm đã phải xử lý hình sự hơn 1.200 vụ, 248 vụ xử lý hành chính về bạo hành, xâm hại trẻ em. Số vụ xâm hại tình dục lại gia tăng với tính chất nghiêm trọng hơn với gần 50 trẻ em bị giết, 60 trẻ em bị bắt cóc. Tòa án đã phải ra bản án tới hơn 20 năm tù giam với đối tượng bạo hành trẻ em như vụ cháu Hào Anh ở Cà Mau bị chủ trại tôm hành hạ như thời Trung cổ, cháu Hồng Thắm ở Bạc Liêu bị cậu ruột đánh gãy xương bả vai…
Một số vụ hành hạ trẻ em nghiêm trọng
Đồng Tháp: Cháu Nguyễn Thị Như Ý (chín tháng tuổi) bị người yêu của mẹ hành hạ, gây thương tích, công an đang điều tra.
Cà Mau: Vợ chồng chủ trại tôm Giang-Thơm đã đánh đập, hành hạ bé Hào Anh, gây thương tích 66,83%, phiên tòa sơ thẩm tuyên phạt mỗi người 23 năm tù.
Hà Nội: Em Nguyễn Thị Bình bị vợ chồng chủ quán phở trên đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân dùng nhục hình, đánh đập từ lúc 10 tuổi đến khi được giải cứu.
Bình Phước: Bé Nguyễn Thị Hảo (ba tuổi) bị mẹ ruột hành hạ, đánh đập dã man, cắt gân chân… Người mẹ này bị tuyên phạt hai năm tù.
TP.HCM: Em Hồ Thị Bông (chín tuổi) bị mẹ nuôi bắt đi ăn xin. Do không kiếm đủ số tiền như quy định, Bông đã bị bà mẹ nuôi đổ nước sôi lên người làm phỏng nặng.
Khuyến cáo của UNICEF
Năm 2002, lần đầu tiên các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc đã tiến hành một nghiên cứu toàn cầu về Bạo lực đối với trẻ em và đưa ra các khuyến nghị nhằm ứng phó và phòng ngừa vấn đề này. Việt Nam cũng là một quốc gia nằm trong nghiên cứu này.
Bản thông điệp chính mà nghiên cứu này gửi đi là bạo lực đối với trẻ em là không thể chấp nhận và tất cả loại hình bạo lực đối với trẻ em đều có thể được ngăn chặn. Nghiên cứu nhằm đánh dấu một bước ngoặt trên toàn thế giới: Chấm dứt sự biện hộ cho nạn bạo lực đối với trẻ em, dù việc làm này vẫn được chấp nhận là truyền thống hay ngụy trang dưới vỏ bọc kỷ luật.
Đã đến lúc cần nói lên rằng bạo lực đối với trẻ em đang là vấn nạn trên toàn Việt Nam và dưới mọi hình thức. Bạo lực có thể gây hậu quả cho sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ, làm giảm khả năng học tập, hòa nhập xã hội và hủy hoại sự phát triển của trẻ em, ảnh hưởng đến việc trở thành con người tốt, trở thành cha mẹ tốt trong tương lai.
(Trích phát biểu của ông Graig Burgess,
đại diện Tổ chức UNICEF tại Việt Nam)
Chế tài chưa đầy đủ
Nhiều người coi việc đánh con là bình thường. Trong khi ở nhà trường, việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều giáo viên còn áp dụng các hình thức xử phạt cứng nhắc như đánh, phạt phơi nắng mà không hề biết mình đã vi phạm. Các hoạt động bảo vệ trẻ em chủ yếu là trợ giúp khi sự kiện đã xảy ra; luật pháp về việc phòng ngừa cũng như các chế tài xử lý cũng chưa đầy đủ.
Ông NGUYỄN HẢI CHÂU, Cục trưởng Cục Bảo vệ,
chăm sóc trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH

TỐ NHƯ
.
.
.
TTXVN
25/09/2010 17:14:47

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa công bố, năm 2010, có khoảng 900 trẻ em Việt Nam bị xâm hại tình dục.
Và theo Bộ này, từ năm 2008 đến nay, trung bình mỗi năm có trên 1.000 trẻ em Việt Nam bị xâm hại tình dục.

Tuy nhiên, theo ông Theo ông Nguyễn Hải Hữu, Cục trưởng Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), đây chỉ là số trẻ em bị xâm hại tình dục đuợc trình báo. 
Con số trên thực tế còn cao hơn do công tác quản lý, nắm tình hình chưa chặt chẽ, nhiệu vụ xâm hại tình dục trẻ em bị che giấu do tâm lý mặc cảm của gia đình nạn nhân, sợ ảnh hưỏng tới tương lai của trẻ hoặc không tố giác do có sự thỏa thuận bồi thường giữa 2 bên.

Ông Hữu cho biết thêm, tình trạng trẻ em bị buôn bán bắt cóc vì mục đích thương mại có xu hướng ngày càng tăng.
Năm 2008 con số này là 208 em, năm 2009 đã tăng lên 628 em. Tình trạng này chủ yếu diễn ra ở khu vực biên giới, trẻ em bị  bắt cóc sang Trung Quốc hoặc sang Campuchia.

Nạn bạo hành trẻ em cũng ngày càng tăng. Theo báo cáo của các địa phương về Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trong 2 năm 2008 - 2009, cả nước đã xảy ra gần 6.000 vụ bạo lực với trẻ em.
Báo cáo của Bộ Công an cho thấy, bình quân một năm có trên 100 vụ giết trẻ em.
(Theo TTXVN)

TIN LIÊN QUAN

-----------------------------

24/09/2010 | 16:11:00
Tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục đang rất đáng báo động khi tăng từ 200 trường hợp năm 2005 lên 1.427 em vào năm 2008. Năm 2009, con số này là 833 em và ước tính  năm 2010, có khoảng 900 em là nạn nhân. Như vậy, từ năm 2008 đến nay, trung bình mỗi năm có trên 1.000 trẻ em Việt Nam bị xâm hại tình dục.

Đây là con số được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công bố tại Tại hội thảo quốc gia “Phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em” do Bộ này phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các tổ chức quốc tế tại Hà Nội diễn ra sáng nay.

Tuy nhiên, theo ông Theo ông Nguyễn Hải Hữu, Cục trưởng cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, đây chỉ là số trẻ em bị xâm hại tình dục đuợc trình báo. Con số trên thực tế còn cao hơn do công tác quản lý, nắm tình hình chưa chặt chẽ, nhiệu vụ xâm hại tìnhd ục trẻ em bị che giấu do tâm lý mặc cảm của gia đình nạn nhân, sợ ảnh hưỏng tới tương lai của trẻ hoặc không tố giác do có sự thỏa thuận bồi thường giữa hai bên.

Không chỉ bị xâm hại tình dục, trẻ em còn là nạn nhân của các vụ bắt cóc, buôn bán người. Theo ông Nguyễn Hải Hữu, Cục trưởng cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tình trạng trẻ em bị buôn bán bắt cóc vì mục đích thương mại có xu hướng ngày càng tăng.

Năm 2008 con số này là 208 em, năm 2009 đã tăng lên 628 em. Tình trạng này chủ yếu diễn ra ở khu vực biên giới, trẻ em bị  bắt cóc sang Trung Quốc hoặc sang Campuchia. Đặc biệt là tình trạng buôn bán trẻ em sơ sinh, trẻ em trong bào thai xảy ra ở nhiều nơi như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Nam, Sóc Trăng…

Nạn bạo hành trẻ em cũng ngày càng tăng. Theo báo cáo của các địa phương về Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trong hai năm 208-2009, cả nước đã xảy ra gần 6.000 vụ bạo lực với trẻ em. Báo cáo của Bộ Công an cho thấy, bình quân một năm có trên 100 vụ giết trẻ em.

Trong môi trường giáo dục, tình trạng bạo lực cũng diễn ra ngày càng phức tạp và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Theo ông Nguyễn Đình Mạnh, Phó vụ trưởng Vụ công tác học sinh sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ đầu năm học 2009 - 2010 đến nay, trên toàn quốc đã xảy ra 1.598 vụ việc học sinh đánh nhau. Trong đó, có 7 vụ việc học sinh đánh nhau dẫn đến chết người ở rong và ngoài trưòng học. Tình trạng học sinh nữ đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn, quay phim rồi tung  lên mạng liên tục xảy ra ở nhiều địa phương gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Cũng trong năm học này, các trường đã xử lý kỷ luật khiển trách 881 học sinh, cảnh cáo 1.558 học sinh, buộc thôi học có thời hạn 735 học sinh./.
Phạm Mai (Vietnam+)
.
.
.

No comments: