Đồng
bằng sông Cửu Long: Cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu
Thanh Phương
- RFI
Đăng
ngày: 03/07/2023 - 13:48
Vào giữa
tháng 5, bộ Nông Nghiệp Việt Nam đã kêu gọi các tỉnh, thành phố đề ra những giải
pháp ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn do ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu kèm với tác động của hiện tượng El Nino năm nay. Tình trạng này dĩ
nhiên sẽ có tác động đến ngành nông nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện giờ,
nhờ có kế hoạch và cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, cho nên riêng vùng
đồng bằng sông Cửu Long chưa bị tác động nhiều.
https://s.rfi.fr/media/display/f7798a7c-1531-11ea-8277-005056a99247/w:980/p:16x9/vietnamriz_0.webp
Để
thích ứng với biến đổi khí hậu, nông dân đồng bằng sông Cửu Long có thể chuyển
sang trồng các loại cây khác, chỉ giữ một vụ lúa. Reuters
Các cơ
quan khí tượng trên thế giới đều xác nhận hiện tượng El Nino đã chính thức quay
trở lại vào đầu tháng 6, tức là sớm hơn 1 hoặc 2 tháng so với những lần xuất hiện
trước đây. Việc El Nino trở lại dẫn đến thiếu hụt mưa ở nhiều khu vực, kéo theo
nhiệt độ trên toàn cầu tăng cao, tình trạng nắng nóng gay gắt hơn.
Riêng Việt
Nam vào tháng 5 vừa qua đã ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục. Vào ngày 07/05, ở Nghệ
An, có nơi nhiệt độ cao nhất đo được lên tới 44,2 độ, một kỷ lục mới về nhiệt độ
đo được ở Việt Nam từ trước đến nay.
Theo cảnh
báo nói trên của bộ Nông Nghiệp Việt Nam, tình trạng hạn hán, thiếu nước và xâm
nhập mặn có nguy cơ xảy ra trong mùa khô năm 2023 tại một số tỉnh Trung Bộ; và
nguy cơ xảy ra ở cấp độ cao, kéo dài ở một số vùng trên cả nước.
Trả lời
RFI Việt ngữ qua điện thoại ngày 13/06/2023, giáo sư Võ Tòng Xuân, một trong những
chuyên gia nông nghiệp hàng đầu của Việt Nam, ghi nhận về tình hình thời tiết tại
vùng đồng bằng sông Cửu Long:
“ Bây
giờ là thời của biến đổi khí hậu, những quy luật về thời tiết mà ông bà mình có
kinh nghiệm từ cả trăm năm nay không còn áp dụng được nữa. Ở nước mình, mọi người
đều thấy rõ ràng là có nơi thì đang rất nóng, nơi thì đang bị ngập. Ví dụ như ở
miền Trung, vùng Thanh Hóa bị ngập , trong khi đó đồng bằng sông Cửu Long thì lại
rất nóng.
Chúng
tôi thấy rằng trong hơn 40 năm nay, quy luật của thời tiết khí hậu không còn áp
dụng được trong thời đại biến đổi khí hậu nữa, cho nên việc sắp xếp lại mùa vụ,
cũng như sử dụng các giống lúa, giống cây trồng phải theo cái mà mình có thể
đoán được. Vùng đồng bằng sông Cửu Long là ở hạ lưu. Thường thường ở thượng
lưu, như Trung Quốc, Tây Tạng, họ xây rất nhiều đập, bị xem là gây ảnh hưởng đến
thời tiết và khí hậu ở hạ lưu.
Nhưng
chúng tôi quan sát thấy rất rõ là vào năm 2013, khi tôi đi khắp đồng bằng sông
Cửu Long và đi qua Thái Lan, tôi cũng thấy là khi đồng bằng sông Cửu Long đang
bị hạn hán, thiếu nước trong các kênh rạch ở vùng mặn, thì ở Thái Lan lúc đó
cũng thiếu nước. Đọc báo Bangkok Post, tôi thấy hình ông thủ tướng đi thăm Vân
Nam thì đất cũng khô nứt nẻ, tức là trên kia cũng bị khô hạn.
Ở thượng
nguồn họ đóng đập để giữ nước ở trên đó thì ở dưới này mình thiếu nước, như thật
sự thì trên đó cũng thiếu nước, bởi vì vấn đề phá rừng dọc theo sông Mekong khiến
cho ở phía bắc, ở thượng nguồn, rừng cũng bị phá rất nhiều.”
Tuy nhiên,
tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, theo giáo sư Võ Tòng Xuân, biến đổi
khí hậu chưa có ảnh hưởng nhiều đối với nông nghiệp, nhất là đối với cây lúa,
do vùng này đã có kế hoạch về mùa vụ cũng có các loại cây trồng thích ứng với
biến đổi khí hậu:
“ Ở
vùng phía bắc đồng bằng sông Cửu Long, giáp ranh với Campuchia, sông Mekong mới
vào đến Việt Nam, có một hệ thống từ cái kênh được gọi là kênh trung ương. Sau
ngày hòa bình lập lại, nhà nước đã cho đào kênh đó để lấy nước từ sông Cửu
Long đưa vào vùng Đồng Tháp Mười. Từ kênh trung ương đó, nước được đưa đến các
kênh sườn, để nước được chan hòa trong vùng Đồng Tháp Mười. Vùng đó không bao
giờ thiếu nước ngọt và nước mặn cũng không bao giờ lên được đến đó.
Chúng
tôi cùng với các chuyên viên của bộ Nông Nghiệp cũng đã khoanh một vùng rộng
trên một triệu rưỡi hecta của đồng bằng sông Cửu Long, thành vùng lúa thâm canh
hai hoặc ba vụ với giống lúa ngắn ngày. Nhưng theo quy hoạch về lâu dài, vùng
này sẽ trồng cây ăn trái, bằng cách lên liếp để tôn cao các liếp này. Giữa hai
liếp thì có một mương lớn để tích nước trong mùa mưa, để qua đến mùa khô còn nước
để tưới lên cây ăn trái. Một số diện tích của Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An,
người ta đang làm rất tốt."
Còn ở vùng
ven biển thì trước đây, vì thiếu gạo, cho nên sau ngày hòa bình lập lại, thống
nhất đất nước, người dân ở đây hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ, tập trung sản
xuất lương thực để không bị đói. Tình hình sản xuất tại đây hiện nay như thế
nào, giáo sư Võ Tòng Xuân cho biết tiếp:
"Các
nhà khoa học cũng tham gia nghiên cứu các giống lúa ngắn ngày, thay vì giống
lúa cao sản của Viện Lúa Quốc tế, trồng mất từ 110 ngày đến 120 ngày. Bên Thái
Lan cũng trồng giống lúa này, nhưng bên Việt Nam mình thì mình chọn ra giống
lúa dưới 100 ngày để có thể trồng 2 hoặc 3 vụ.
Dọc
theo bờ biển, vì an ninh lương thực nên người ta cũng lấy những giống lúa cao sản
để trồng ở những vùng mặn. Những vùng này chỉ có nước ngọt và nước mưa trong
mùa mưa thôi, nhưng trong mùa khô, mùa nóng, thì nước mặn lên. Nhưng vì muốn trồng
được lúa, cho nên nhà nước tốn rất nhiều tiền để đắp những đập ngăn mặn, đào những
mương, con kênh, để lấy nước ngọt ít ỏi trong mùa khô dẫn về vùng mặn để trồng
lúa, năm nào cũng bị thiệt hại kể cả khi không có El Nino, tại vì trồng trái với
thiên nhiên.
Từ khi
có nghị quyết 120 của chính phủ cuối năm 2017, thì chúng ta mới quy hoạch lại
vùng dễ bị hạn và bị ngập mặn hàng năm dọc theo biển này thành vùng lúa và tôm.
Trong mùa mưa thì trồng lúa, năng suất rất cao. Trong nước ngọt ở những vùng trồng
lúa, bà con nông dân thả thêm con tôm càng xanh. Như vậy mùa mưa vừa có lúa vừa
có tôm, nhưng khi dứt mưa thì lúa đã gặt rồi, bây giờ cho nước mặn lên, bà con
lại chuẩn bị để nuôi tôm thẻ, nuôi tép, v.v… Việc nuôi tôm này không bị ảnh hưởng
bởi nước mặn, bởi vì tôm thích nước mặn. Nhờ vậy mà lợi tức của nông dân đã
tăng rất nhiều. Nuôi tôm thay vì trồng lúa thì có lợi tức cao ít nhất là bốn lần
so với trồng lúa.
Có thể
nói là, với quy hoạch mới từ năm 2017, tác động của biến đổi khí hậu cũng có
nhưng rất ít, nếu có xảy ra là ở vùng giữa của đồng bằng sông Cửu Long, giữa
vùng lúa cao sản ở trên và vùng lúa, tôm ở ven biển.”
Nhưng nói
như thế không có nghĩa là vùng đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa chủ yếu của Việt
Nam, không còn bị đe dọa, bởi vì biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao diễn
ra nhanh hơn dự báo, gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, sẽ ảnh hưởng
ngày càng mạnh đến sinh kế và đời sống của người dân. Và như đã nói ở trên việc
khai thác tài nguyên nước trên thượng nguồn châu thổ, đặc biệt là xây dựng đập
thủy điện đã làm thay đổi dòng chảy, giảm lượng phù sa, suy giảm nguồn lợi thủy
sản, xâm nhập mặn sâu hơn, tác động tiêu cực nông nghiệp của vùng này.
No comments:
Post a Comment