Ba luật sư bị bắt
theo Điều 331 BLHS trong vụ Nguyễn Phương Hằng
BBVC News Tiếng Việt
26 tháng 2 năm 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cydn1p2z21do
Ba luật sư vừa bị bắt giữ liên quan đến Điều 331 Bộ
luật Hình sự, "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/701f/live/9256dfd0-b5ad-11ed-89f4-f3657d2bfa3b.jpg
Luật sư - nhà báo Đặng
Thị Hàn Ni, Luật sư Trần Văn Sỹ và Luật sư Đặng Anh Quân bị khởi tố, bắt tạm
giam vào ngày 24 và 25/02 (từ trái sang phải)
Luật sư, nhà báo Đặng Thị Hàn Ni, Luật sư Đặng Anh Quân và Luật sư Trần
Văn Sỹ bị khởi tố, bắt tạm giam vào ngày 24 và 25/2 để điều tra.
Công an TP HCM tuyên bố bà Hàn Ni và ông Trần Văn Sỹ bị bắt theo đơn tố
cáo của bà Nguyễn Phương Hằng, cựu tổng giám đốc công ty cổ phần Đại Nam.
Đây là hai trong số hàng chục người bị bà Hằng tố cáo là "liên
quan đến việc đăng tải các đoạn ghi hình với nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm
của ông Huỳnh Uy Dũng, Nguyễn Phương Hằng, xâm phạm lợi ích hợp pháp của Công
ty Cổ phần Đại Nam và Quỹ từ thiện Hằng Hữu".
Ông Đặng Anh Quân được cho là đóng vai trò cố vấn pháp lý, trực tiếp
tham gia nhiều buổi livestream cùng bà Nguyễn Phương Hằng.
Đơn tố cáo được gửi trước khi bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt.
Bà Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố và bị bắt tam giam từ ngày 24/3/2022,
cũng với các cáo buộc liên quan tới tội danh quy định tại Điều 331.
Việt Nam: Mạng
xã hội 'cuộn sóng' khi bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt
Hiện tượng bà
Nguyễn Phương Hằng ‘không như tin đồn’?
Theo cáo buộc, bà Hằng kể từ đầu năm 2021 đã dùng mạng xã hội thực hiện
nhiều buổi phát livestream để đưa ra thông tin không kiểm chứng về đời tư người
khác, với những lời lẽ mang tính mạ lị, xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhiều người.
Sau đó, vào cuối năm 2022, ba trợ lý của bà Hằng bị khởi tố do bị cho
là đã đóng vai trò trợ giúp.
Việc điều tra đối với bà Hằng và ba trợ lý kết thúc vào cuối tháng
12/2022, và công an TP Hồ Chí Minh tuyên bố mở rộng điều tra, xử lý đối với các
đối tượng khác nữa.
Giới quan sát nhận định sẽ còn thêm cá nhân khác bị bắt giữ liên quan đến
vụ việc.
Luật sư Đặng Đình Mạnh viết
trên trang Facebook cá nhân: "Nếu hả hê về 331, yên tâm, sẽ còn rất
nhiều dịp hả hê cho tới lượt chính bạn. Bất công mà, nó không kén chọn nạn nhân
đâu."
Nội dung Điều 331 Bộ luật Hình sự
Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017, có hiệu
lực thi hành ngày 01/01/2018 quy định:
"1-Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự
do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác
xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,
thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm.
2-Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì
bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm."
Tuy nhiên không có văn bản pháp luật quy định rõ ràng thế nào là
"lợi dụng" và thế nào là "xâm phạm lợi ích" trong Điều luật
331.
Cho đến nay, nhiều cá nhân, nhà hoạt động, nhà báo, luật sư đã bị khởi
tố và bắt giam liên quan đến Điều 331 ở Việt Nam.
Một số tổ chức nhân quyền như Human Rights Watch, Amnesty
International... trong những năm qua thường xuyên lặp lại yêu cầu Việt
Nam chỉnh
sửa hoặc bãi bỏ điều luật này, tuân theo các nghĩa vụ theo Công ước Quốc tế
về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR).
VN: Các tổ chức
dân sự kiến nghị bỏ các điều 109, 117 và 331 Bộ Luật hình sự VN
-----------------
Tin liên quan
Việt Nam: Mạng xã hội
'cuộn sóng' khi bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt
24 tháng 3 năm 2022
.
Báo công an VN nay phê
phán nặng lời bà Nguyễn Phương Hằng
26 tháng 3 năm 2022
.
Việt Nam: Bao nhiêu người
bị xử tội ‘lợi dụng tự do dân chủ’ từ đầu năm 2021?
23 tháng 4 năm 2021
.
VN: Về kiến nghị bỏ các
điều 109, 117 và 331 Bộ Luật hình sự VN
11 tháng 1 năm 2022
No comments:
Post a Comment