Thụy Mi – RFI
Đăng ngày 12-01-2018
Tổng
thống Mỹ hôm qua 11/01/2018 lại có một phát biểu mang tính kỳ thị đối với
Haiti, Salvador và nhiều nước châu Phi. Trong một cuộc họp với các thượng nghị
sĩ về vấn đề nhập cư, ông đã nói rằng đó là những nước « thối tha ». Điều
này gây bất bình cho nhiều đại biểu Cộng Hòa lẫn Dân Chủ.
Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet tường
thuật :
Nhiều nguồn tin đã thuật lại sự kiện này, và Nhà Trắng
không cải chính. Các thượng nghị sĩ lúc đó đang ở trong Phòng Bầu dục, trình
lên tổng thống kế hoạch đã được thỏa thuận về vấn đề nhập cư.
Phe Cộng Hòa áp đặt việc giới hạn đoàn tụ gia đình,
chấm dứt việc dùng xổ số để cấp thẻ xanh, và các biện pháp an ninh ở biên giới.
Phe Dân Chủ kéo dài được thời gian lưu trú cho các « dreamer » - những người nhập
cư bất hợp pháp vào Mỹ lúc còn ở tuổi vị thành niên, và quy chế được bảo vệ tạm
thời dành cho người Haiti, Salvador.
Khi đó tổng thống đã thốt ra một câu, nêu ra cả các
công dân châu Phi : « Tại sao tất cả những người từ các nước thối tha đó lại đến
đây ? »
Ông Roberto Lopez, phó chủ tịch Phòng Thương mại
Salvador ở Hoa Kỳ không thể tin nổi. Ông nói : « Khủng khiếp, khủng khiếp quá !
Tôi muốn nói đó không phải là thứ ngôn từ có thể sử dụng được. Tôi chờ đợi những
gì khác hẳn nơi tổng thống Mỹ, lãnh đạo của thế giới tự do. Thật khó tưởng tượng
là ông ấy đã phát ngôn như thế ».
Nhiều dân biểu đã phản ứng lập tức sau câu nói không
xứng tầm của một vị tổng thống. Bà Mia Love, dân biểu Cộng Hòa gốc Haiti bình
luận, thái độ ấy đi ngược lại với các giá trị quốc gia và không thể chấp nhận
được đối với người lãnh đạo đất nước.
--------------------------------
Người Việt.TV
12/01/2018
Washington DC. (Reuters) – Phóng viên CBS News cho
biết, khi nhà lập pháp đề nghị giữ lại di dân Haiti, El Salvador và các quốc
gia Phi Châu như là một phần của thỏa thuận di dân rộng lớn hơn, tổng Thống
Trump đã đặt câu hỏi tại sao Hoa Kỳ phải chấp nhận di dân đến từ những xứ sở “bẩn
thỉu”, nguyên văn tiếng Anh là “shitholes countries”.
Ông Trump đưa ra câu hỏi trên tại Phòng Bầu Dục vào
chiều hôm qua 11 tháng 1, khi họp với một số thành viên Thượng Viện và Hạ Viện.
Tổng Thống nói Hoa Kỳ nên có nhiều hơn di dân ở những nước như Na Uy. Ông Trump
nhắc tới Na Uy, sau khi bà thủ tướng nước này tới thăm Tòa Bạch Ốc vào buổi
sáng cùng ngày.
Gần đây, chính phủ Donald Trump quyết định chấm dứt
Tình Trạng Bảo Vệ Tạm Thời cho di dân Haiti và El Salvador, đến Hoa Kỳ từ một
chục năm trước để tránh thảm họa thiên nhiên. Ông Trump đặt ra câu hỏi trên sau
khi Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Dick Durbin của Illinois cho rằng di dân của những
quốc gia này cần được bảo vệ theo chương trình visa đa dạng. Khi cả nhóm thảo
luận về visa xổ số cho di dân Phi Châu, đó là lúc tổng thống thốt lên hai từ “cặn
bã”.
Washington Post là nơi đầu tiên nhắc lại lời phát biểu
của ông Trump. Phát biểu này khiến nhiều nhà lập pháp bị sốc, vì có khá nhiều
người là con cái hoặc hậu duệ của di dân Haiti, El Salvador và Phi Châu.
Tòa Bạch Ốc không bác bỏ báo cáo của Washington
Post.
Các vị thượng nghị sĩ tham dự buổi họp với tổng thống
tại Phòng Bầu Dục gồm Lindsey Graham (Cộng Hòa) của South Carolina, Tom Cotton
(Cộng Hòa) của Arkansas, David Perdue (Cộng Hòa) của Georgia, Dick Durbin (Dân
Chủ) của Illinois. Các Dân Biểu gồm Kevin McCarthy (Cộng Hòa) của California,
Bob Goodlatte (Cộng Hòa) của Virginia, và Diaz-Balart (Cộng Hòa) của Floria.
Tin trên CNN sáng nay cho biết, tổng thống Trump
trên tweeter đã phủ nhận việc dùng từ ngữ này. Ông công nhận có “nặng lời”,
nhưng “shitholes” không phải là chữ của ông dùng. (Mai Đức)
-------------------
BBC Tiếng Việt
12/1/2018
Tổng
thống Mỹ Donald Trump phủ nhận đã dùng lời lẽ thô tục để nói về các nước
Haiti, El Salvador và châu Phi.
Truyền thông đưa tin ông Trump nói các nước này là
các "quốc gia hố xí" trong một cuộc họp ở Phòng Bầu dục, làm dấy
lên bất bình trên khắp thế giới.
Nhưng ông Trump viết trên Twitter rằng "đây
không phải là ngôn ngữ" ông dùng tại cuộc họp về vấn đề nhập cư.
Tuy nhiên, Thượng nghị sỹ đảng Dân chủ Richard
Durbin nói ông đã nghe thấy ông Trump dùng ngôn từ "thô tục và phân biệt
chủng tộc".
Các báo The Washington Post, the New York Times,
Politico và the Wall Street Journal đều đưa tin về phát biểu này của ông Trump
hôm thứ Năm 11/1. Họ dẫn lời của các nhân chứng hay những người dự cuộc họp
trong chốc lát. Nhà Trắng không phủ nhận những phát biểu này của ông Trump.
Về phần mình, mặc dù phủ nhận đã có những lời nói
này, hôm thứ Sáu 12/1 thừa nhận đã dùng ngôn ngữ "cứng rắn".
Trong những tuần qua, chính quyền của ông Trump tìm
cách hạn chế số người họ hàng của dân nhập cư được vào Mỹ, và chấm dứt địa vị
được bảo vệ của hàng ngàn người nhập cư đang sống ở Mỹ.
Vị
tổng thống nói gì?
Lời ông Trump đưa ra trong bối cảnh các nhà lập
pháp từ cả hai đảng đến Nhà Trắng gặp ông để đề xuất một thỏa thuận nhập cư
từ cả hai đảng.
Ông Trump có phát biểu này khi Thượng nghị sỹ Dân chủ
Richard Durbin đang nói về giấy phép cư trú tạm thời cho công dân của các quốc
gia chịu ảnh hưởng của thiên tai, chiến tranh hay bệnh dịch, truyền thông Mỹ
đưa tin.
"Vì sao chúng ta
lại có những người từ các quốc gia hố xí đến đây?" Tờ Washington Post trích câu ông Trump hỏi các nghị sỹ tại cuộc họp.
Theo tờ Washington Post, ông Trump nói với các nghị
sỹ Mỹ đáng lẽ ra phải nhận người nhập cư từ Na Uy. Thủ tướng Na Uy vừa có
chuyến thăm ông Trump hôm trước.
Ông Trump còn được ho là đã nói: "Tại sao chúng ta lại cần thêm người
Haiti? Đưa họ ra."
Nghị sĩ phe Cộng hòa Lindsey Graham, từ bang Nam
Carolina, có mặt tại cuộc họp ở Nhà Trắng hôm thứ Năm 11/1, nhưng từ chối
bình luận về những lời nói của tổng thống được đưa tin.
Tuy nhiên, trong dòng tweet hôm thứ Sáu, vị tổng thống
chối đã nói "bất kỳ điều gì xúc phạm về người Haiti."
Never said anything derogatory about Haitians
other than Haiti is, obviously, a very poor and troubled country. Never said “take
them out.” Made up by Dems. I have a wonderful relationship with Haitians.
Probably should record future meetings - unfortunately, no trust!
— Donald J. Trump (@realDonaldTrump) Ngày
12 tháng 01 năm 2018
"Một số chính trị gia Washington chọn con đường đấu tranh cho các
nước ngoài, nhưng Tổng thống Trump sẽ luôn đấu tranh cho dân Mỹ," thông cáo từ người phát ngôn Nhà Trắng Raj Shah nói.
"Các quốc gia khác có chính sách nhập cư dựa trên giá trị [tính điểm],
Tổng thống Trump đang đấu tranh cho các giải pháp lâu dài làm đất nước chúng ta
mạnh hơn qua việc chào đón những người [nhập cư] có thể đóng góp cho xã hội,
phát triển nền kinh tế và hòa nhập vào quốc gia vĩ đại của chúng ta."
"Ông ấy sẽ luôn chối bỏ các biện pháp đối phó tạm thời, yếu và nguy
hiểm đe dọa đến cuộc sống của những người Mỹ chăm chỉ, và làm thiệt hại đến
người nhập cư muốn tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn ở Mỹ qua con đường hợp pháp."
Phản
ứng ra sao?
Botswana vừa triệu đại sứ Mỹ ở nước này đến để
"bày tỏ sự không hài lòng" về điều mà chính quyền nước này gọi là những
lời nói "rất thiếu trách nhiệm, đáng trách và phân biệt chủng
tộc".
Hiệp hội các nước Châu Phi (AU) thì nói họ "rất
hoang mang" về những lời nói của ông Trump.
Người phát ngôn về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc,
ông Rupert Colville nói: "Nếu những
lời lẽ này được khẳng định, đây là những phát biểu gây sốc và đáng xấu hổ từ tổng
thống của Hoa Kỳ. Tôi xin lỗi nhưng chẳng còn lời nào để tả ngoài từ phân biệt
chủng tộc."
Ông Colville còn nói về bài phát biểu trong chiến dịch
tranh cử của ông Trump khi ông gọi những người nhập cư từ Mexico là tội phạm
và những kẻ hiếp dâm. Ông cũng nhắc đến phản ứng của ông Trump về cuộc diễu
hành của những người cực đoan da trắng, với kết cục là tình trạng bạo lực ở
thành phố Charlottesville, Virginia, khi vị tổng thống nói "cả hai
bên" đều có lỗi.
Ông Colville nói những lời này là đi ngược lại
"những giá trị toàn cầu mà thế giới đang hướng tới" từ khi Thế chiến
Thứ hai chấm dứt. Ông cũng nói phát biểu của ông Trump "mở cửa cho những
điều tồi tệ nhất của nhân loại".
------------------------
Người Việt.TV
12/01/2018
Tổng thống Donald Trump đã xác nhận ông sẽ không tới
London để dự lễ khai trương tòa sứ quán tỷ USD mà Mỹ mới xây ở thành phố này.
“Lý do tôi hủy chuyến đi London là vì tôi không thích việc chính quyền
Obama bán tòa đại sứ quán có lẽ là đẹp nhất và có địa thế tốt nhất ở London vì
‘những khoản tiền vụn vặt’, chỉ để xây một tòa mới ở nơi xa xôi với giá 1,2 tỷ
USD”, ông Trump viết trên Twitter hôm
12/1. “Một thỏa thuận tệ hại. Muốn tôi cắt
băng khánh thành ư? KHÔNG!”.
Tuy nhiên, Telegraph cho hay trên
thực tế, quyết định chuyển tòa sứ quán Mỹ từ Quảng trường Grosvenor ở trung tâm
London tới Nine Elms, phía nam sông Thames, được đưa ra tháng 10/2008 dưới thời
Tổng thống George W. Bush, chứ không phải Barack Obama. Các quan chức Mỹ khi đó
lập luận rằng sẽ không thể tiến hành các biện pháp an ninh cần thiết cho tòa
nhà nhiều năm tuổi này.
Tòa sứ quán mới ở Nine Elms được khởi công xây dựng
vào tháng 11/2013. Khu sứ quán hiện thời ở Quảng trường Grosvenor được bán cho
Quỹ đầu tư chủ quyền của Qatar, đơn vị dự định biến công trình này thành một
khách sạn. Tòa nhà sứ quán mới sẽ bắt đầu hoạt động vào ngày 16/1.
Vị trí tòa nhà sứ quán mới của Mỹ ở London, Ảnh. Đồ họa: Daily Mail.
Hồi tháng 1/2017, Thủ tướng May mời ông Trump đến
thăm Anh khi bà trở thành lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gặp tân tổng thống Mỹ tại
Nhà Trắng. Chuyến thăm đầu tiên tới Anh trên cương vị tổng thống của ông Trump
không được thông báo chính thức nhưng dự kiến diễn ra trong tháng 2, theo một số
nguồn tin.
Tuy nhiên, các nhà hoạt động ở Anh tuyên bố sẽ tổ chức
biểu tình quy mô lớn để phản đối chuyến thăm này. Các nghị sĩ Anh từng quả quyết
sẽ không để ông Trump phát biểu trước quốc hội nếu tổng thống Mỹ thăm London.
-------------------------------
Người Việt.TV
12/01/2018
Fox
News- Liên quan đến Medicare, theo Fox News, nếu Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan và
đảng Cộng Hòa muốn cắt Medicare, tức là họ muốn trừng phạt những người Mỹ lớn
tuổi.
Hôm Thứ Tư 10 tháng 1, ông Ryan thông báo rằng đảng
Cộng Hòa sẵn sàng cắt Medicare để bù vào thâm hụt do cắt giảm thuế. Với những
người phản đối, việc cắt giảm thuế là ưu tiên đặc biệt cho các công ty và giới
người giàu, chứ không phải cho tầng lớp trung lưu. Và nay vì giảm thuế, đảng Cộng
Hòa lại gây thiệt hại cho những người đã bầu cho tổng thống Trump.
Số liệu chứng minh của Fox News cho thấy đánh vào
Medicare tức là đánh vào căn cứ vững chắc nhất của đảng Cộng Hòa. Năm 2016, cử
tri lớn tuổi- là những người đang hưởng Medicare, hoặc đang tìm kiếm Medicare để
được chi trả cho chăm sóc sức khoẻ sau khi nghỉ hưu- đã bỏ phiếu để giúp tỷ phú
Trump giành chiến thắng. Theo kết quả cuộc bỏ phiếu được Election Day công bố,
ông Trump đạt được tỷ lệ gần 20% trong số cử tri da trắng lớn tuổi, 28% trong số
cử tri da trắng tuổi từ 45 đến 64, và một chiến thắng lịch sử 37% của cử tri da
trắng thuộc tầng lớp lao động. Nhưng giờ đây đảng Cộng Hòa tìm cách trừng phạt
những người đã bầu cho họ.
Không giống như phiếu thực phẩm (food stamps) và
phúc lợi (welfare), Medicare và An Sinh Xã Hội là lợi ích mà người lao động Mỹ
có được sau một đời cống hiến với công việc ổn định, đáng tin cậy và tận tâm. Họ
trả cho những lợi ích này bằng các khoản khấu trừ từ tiền lương hàng tuần của họ.
Nói một cách khác, Medicare và An Sinh Xã Hội không phải là phúc lợi.
Giới lao động Mỹ không thể bị đảng Cộng Hòa đối xử
như vậy được. (Mai Đức)
No comments:
Post a Comment