Câu
chuyện âm nhạc (3):
TẠI SAO LẠI CẤM 5 BÀI HÁT ĐÃ ĐƯỢC CẤP PHÉP?
TẠI SAO LẠI CẤM 5 BÀI HÁT ĐÃ ĐƯỢC CẤP PHÉP?
Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT&DL) vừa quyết
định tạm thời dừng lưu hành 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975. Các ca khúc bị tạm
dừng phổ biến dù đã được cấp phép trước đó bao gồm: Cánh thiệp đầu xuân (Lê
Dinh – Minh Kỳ), Rừng xưa (Lam Phương), Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng
gọi anh bằng chú (Diên An), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ – Hồ Đình Phương). Cục
Nghệ thuật biểu diễn cho biết đã xem xét nội dung ca từ 5 bài hát trên, đối chiếu
với bản nhạc gốc, đã thẩm định lại và quyết định tạm thời dừng việc lưu hành
các bài hát này (tuoitre.vn, ngày 11-3).
Cục NTBD đã sai khi viết bài “Đừng gọi anh bằng chú”
là của Diên An, đúng ra đó là bài hát của NS Anh Thy! Có gì đằng sau việc “nhỏ
như con thỏ” này để một hội đồng nghệ thuật lao tâm khổ tứ đi soi mói các bài
hát mà nhiều người đã biết từ mấy chục năm nay để rồi phải ra quyết định dừng
lưu hành? “Tạm dừng” chỉ là cách nói để mọi người phải hiểu là cấm, không lẽ
sau này lại ra quyết định dừng hẳn hoặc là được phép xài tiếp?
Trong luật học, người ta gọi việc này là hồi tố. Vậy
là Cục NTBD tự cho rằng trước đây mình làm ẩu vì thấy các bài hát này vô hại
nên đã cấp phép, bây giờ phải sửa sai? Chuyện tức cười giống như chuyện con
nít! Tôi đã từng xem nhiều danh sách các bài hát trước 1975 được phép sử dụng
và nhận ra cách làm việc bất cẩn của Cục NTBD vì có rất nhiều bài hát có sau
1975 và nhiều bài hát nước ngoài được nêu ra ở các văn bản này. Điều đó minh chứng
trình độ kém hiểu biết của những người thẩm định, chỉ biết dựa vào quyền uy để
phán xét và ban ơn với não trạng của phe thắng cuộc. Tôi thật sự nghi ngờ khả
năng thẩm định của những quan chức này; họ có đủ thẩm quyền và hiểu biết để nói
về 20 năm âm nhạc của miền Nam trước đây không?
Trở lại với 5 bài hát kể trên, Cục NTBD dựa trên cơ
sở nào để dừng các bài hát này? Không lẽ chỉ một lý do “đối chiếu với bản nhạc
gốc, xem lại ca từ”? Từ năm 1976, phe thắng cuộc đã có quyết định xóa bỏ nền
văn hóa miền Nam, trong đó quan trọng nhất là hai lĩnh vực văn chương và âm nhạc,
mà họ phán xét các tác phẩm đó với ngôn từ vô cùng cay nghiệt: “chống cộng, phản
động, đồi trụy”. Hãy chứng minh đi! Ủa, vậy sao bây giờ cho in lại sách cũ, đấu
giá sách cũ, cấp phép phổ biến bài hát cũ chi vậy? Năm bài hát trên có tội tình
gì mà đem ra “thẩm vấn” rồi ra “tòa phúc thẩm”?
Ta thử xem ca từ bài “Cánh thiệp đầu xuân”
(trích): “Tôi chúc muôn người mọi điều ước
muốn/ Non nước vinh quang trong tia nắng thanh bình… Tôi chúc yên lành người
người khắp chốn/ Mong gió đưa duyên cho cô gái xuân thì… Tôi chúc ngày mai dù
đường xa vời/ Trai gái bền duyên đẹp tình lứa đôi…”. Toàn là những lời chúc
tốt đẹp ngày đầu xuân đối với mọi người, thậm chí trong bài không có từ “binh
sĩ” như trong bài “Ly rượu mừng” đã được cấp phép mới đây.
(Hương
Lan hát https://www.youtube.com/watch?v=rtrB7yLtj9Q)
Bài “Rừng xưa” chỉ là chuyện tình của đôi lứa
lúc chia xa: “Người về đâu hỡi người về
đâu/ Có nhớ chăng một chiều bên suối mơ/ Nghe gió cuốn mây trôi về nơi xa tít
chân trời/ Tình đã trao không lời/ Rồi mùa thu thương tiếc quá/ Anh nỡ đi trong
lòng hoa xác xơ/ Ôi thắm thoát trôi qua mười năm quá xa rồi mà tình mãi còn
vương/ Bao năm qua người ơi mang tin yêu cho đời/ Mong có ngày đoàn viên giữa
suối reo triền miên/ Về với em nghe nắng mai chan hòa, nghe lúa vàng dâng tràn
đầy hương yêu/ Người về đâu hỡi người về đâu/ Đây ước mơ của miền Nam mến yêu/
Tha thiết đến tin anh về bên mái ấm gia đình tìm hạnh phúc ngày qua”.
(Hoàng Oanh hát: https://www.youtube.com/watch?v=R10wxL9WiEQ)
(Hoàng Oanh hát: https://www.youtube.com/watch?v=R10wxL9WiEQ)
Bài “Chuyện buồn ngày xuân” là bài hát tình
buồn của người con gái lúc chia tay người yêu: “Sao anh đành bỏ em để ra đi một mình/ Giữa đêm xuân lạnh lùng/ Chim xa
bầy còn thương tổ ấm/ Huống chi người tội lắm anh ơi/ Xuân năm nào có nhau mình
bên ly rượu đào/ Mùi quê hương ngọt ngào nhưng bây giờ người đi kẻ nhớ/ Đến bao
giờ lòng hết bơ vơ/ Trùng dương sóng gào đưa anh vào tương lai mờ tối/ Em biết
anh vì xôn xao trong phút giây kinh hoàng/ Đời anh đâu muốn phụ phàng nhưng
tình vẫn ngăn đôi/ Khi bước chân lên tàu là ngàn năm ta chia phôi/ Thương anh
em mới biết đêm dài/ Mới hay nước mắt tuôn trào vì ai/ Em xin dành trái tim để
yêu anh trọn đời/ Khắc tên anh ngàn lời để mai này ngàn năm còn nhớ/ Đến câu
chuyện buồn của đôi ta”.
(Thanh Tuyền hát https://www.youtube.com/watch?v=xYr_R779opY)
(Thanh Tuyền hát https://www.youtube.com/watch?v=xYr_R779opY)
Bài “Đừng gọi anh bằng chú” là tâm tình vui
tươi của anh lính trẻ khi đi tán gái (trích): “Em ơi đừng gọi anh bằng chú/ Khi em em chín thơm hoa mộng/ Chưa vấn
vương gì em lúc xuân thì/ Còn anh mới đôi mươi/ Đừng gọi anh bằng chú sợ ngăn
cách đôi ta/ Em làm công chúa nhé anh tráng sĩ hiên ngang/ Tung hoành trên bốn
biển khi tàu anh trở về quà anh sẽ cho em/ Xin em đừng gọi anh bằng chú/ Ô hay
sao chú ưa mơ mộng/ Sao chú hay nhìn, sao chú hay cười làm con bé bâng
khuâng…”.
(Trung Chỉnh & Phương Hoài Tâm hát https://www.youtube.com/watch?v=GPFOPiLkgdQ)
(Trung Chỉnh & Phương Hoài Tâm hát https://www.youtube.com/watch?v=GPFOPiLkgdQ)
Bài “Con đường xưa em đi” nói về tình buồn của
chàng trai khi chia tay người yêu (trích): “Con
đường xưa em đi, vàng lên mái tóc thề, ngõ hồn dâng tái tê/ Anh làm thơ vu quy,
khách qua đường lắng nghe chuyện tình ta đã ghi/ Những mùa trăng vu quy, vì mưa
gió không về chiến trường anh bước đi/ Có nàng hoen đôi mi, ngóng theo đường vắng
hoe hỏi còn ai cố tri/ Em ơi nhìn gió lên khơi, lòng có trông vời một người xa
cuối trời/ Nơi đây phiên gác canh dài, e ấp đôi lời mình còn nhớ thương hoài…”.
(Đan Trường hát https://www.youtube.com/watch?v=B0pgSXCwEjY)
(Đan Trường hát https://www.youtube.com/watch?v=B0pgSXCwEjY)
Nếu xem lại ca từ các bài hát này, ta thấy chẳng có
bài nào vi phạm các tiêu chí “chống cộng, phản động, đồi trụy” ở đây cả! Đó là
những giai điệu gợi lên tình cảm nhân văn và quý giá mà người nhạc sĩ đã thể hiện
được trong hoàn cảnh chiến tranh. Trong khi bộ mặt văn hóa hiện nay rơi vào thảm
trạng tệ hại, cần bỏ công sức để chấn chỉnh và phát huy những giá trị tốt đẹp
thì các quan “rách việc” đi xét lại việc cấp phép mà chính mình đã đặt bút ký
tên vào đó!
(11-3-2017)
*
*
Câu
chuyện âm nhạc (2):
BÀ MẸ VIỆT NAM TRONG ÂM NHẠC PHẠM DUY
BÀ MẸ VIỆT NAM TRONG ÂM NHẠC PHẠM DUY
Thế giới âm nhạc của Phạm Duy hết sức rộng lớn, từ
chủ đề âm nhạc cho đến ngôn ngữ âm nhạc nên có thể nhìn ông dưới nhiều khía cạnh,
góc độ khác nhau. Trước khi bước vào con đường sáng tác, ông đã trải qua thời kỳ
làm ca sĩ, theo chân gánh hát của Đức Huy, đi hát trong những năm 1943-1945.
Chính những ngày tháng này đã cho ông đi hết con đường xuyên Việt, đi đến những
vùng đất khác nhau của quê hương Việt Nam. Chính trên bước đường đó ông đã nghe
được nhiều câu ca, điệu hò và tâm hồn âm nhạc ông đầy đặn lên bằng những giai
điệu dân gian ở mọi miền; tất cả đã ăn sâu vào tâm tưởng để rồi ông cất lên bài
hát riêng của mình với cá tính sáng tạo đặc thù. Ông đã gắn bó với ngôn ngữ âm
nhạc dân tộc trong suốt cuộc đời mình.
*
*
Nguyễn Phú Yên added 5 new
photos.
THƯƠNG
TIẾC NHẠC SĨ HOÀNG DƯƠNG
Trong những ngày tết rộn rã, chúng ta quên mất một
nhạc sĩ nổi tiếng đã ra đi. Nhạc sĩ Hoàng Dương, tên thật là Ngô Hoàng Dương,
là một nhạc sĩ từ thời tiền chiến. Ông vốn là con trai của nhà văn Trúc Khê Ngô
Văn Triện, một học giả tên tuổi trong làng văn, làng báo đầu thế kỷ 20. Trước
khi là một nghệ sĩ đàn cello, Hoàng Dương là nhạc sĩ sáng tác ca khúc
có c...
*
*
Nguyễn Phú Yên with Khánh Ngọc and Bat Tran Thien.
“THUYỀN
VIỄN XỨ” CỦA PHẠM DUY PHỔ TỪ BÀI THƠ CỦA MỘT CÔ GÁI
BS Lê Trung Ngân
BS Lê Trung Ngân
Trong những ca khúc đầy tâm trạng hoài hương, mang nỗi
buồn man mác như: Làng tôi (Chung Quân), Hướng về Hà Nội (Hoàng Dương), Quê mẹ
(Thu Hồ), Làng tôi (Văn Cao), Ngày về (Hoàng Giác)… thì “Thuyền viễn xứ” của Phạm
Duy dù có buồn nhưng giai điệu khác hẳn: lạ hơn, sang trọng hơn…...
No comments:
Post a Comment