Saturday, 04/03/2017 - 08:05:57
http://www.viendongdaily.com/qua-nhung-moi-lien-ket-voi-trump-putin-va-nga-duoc-loi-gi-ji7daqzz.html
Tổng Thống Donald Trump và nhóm nhân sự của ông vẫn
tiếp tục tìm cách bác bỏ những tin đồn khác nhau về những vụ ông liên lạc với
Nga. Thế nhưng báo chí và các viên chức an ninh quốc gia Hoa Kỳ sẽ không để cho
những lời đồn đãi ấy “chìm xuồng” mà không làm gì hết, cho dù ông đang tìm cách
đánh lạc hướng bằng cách tố cáo vô căn cứ rằng cựu Tổng Thống Barack Obama đã
nghe lén điện thoại trong thời gian tranh cử.
Cho đến nay có ít nhất bốn mối nối kết giữa ông Trump với Điện Kremlin, tức là nơi làm việc Tổng Thống Nga Vladimir Putin.
Trong cuộc diễn hành hoa hồng tại Cologne, Đức ngày
27 tháng 2, một xe hoa diễn cảnh hai anh học trò Vladimir Putin và Donald Trump
đang quậy phá trong lớp cạnh tượng Nữ Thần Tự Do. (Maja Hitij/ etty Images)
1.
Quan hệ kinh doanh giữa Trump với Nga
Chúng ta không hiểu đầy đủ về những mối liên kết
kinh doanh của ông Trump với Nga, vì ông không bao giờ công bố hồ sơ khai thuế
của ông. Vào ngày 28 tháng Hai năm 2016, Nghị Sĩ Ted Cruz từng nói, “Có nhiều bản tin từ giới truyền thông nói về
những cuộc giao dịch kinh doanh của Donald Trump với các băng đảng, với mafia.
Có lẽ hồ sơ khai thuế của ông cho thấy những cuộc giao dịch kinh doanh ấy có phạm
vi rộng lớn hơn nhiều so với mức được báo cáo.”
Vào thời điểm đó, trang web Politifact.com có ghi nhận: “Những điều ông Cruz nói là chính xác. Các bản tin truyền thông đã nối kết ông Trump với những tay trùm mafia và những người hợp tác kinh doanh có liên kết với băng đảng, trong nhiều thập niên.”
Còn tuần báo Time thì nối kết ông Trump với giới đầu sỏ chính trị Nga.
Vào thời điểm đó, trang web Politifact.com có ghi nhận: “Những điều ông Cruz nói là chính xác. Các bản tin truyền thông đã nối kết ông Trump với những tay trùm mafia và những người hợp tác kinh doanh có liên kết với băng đảng, trong nhiều thập niên.”
Còn tuần báo Time thì nối kết ông Trump với giới đầu sỏ chính trị Nga.
Cách hai tuần trước khi ông lên nhậm chức, các viên chức tình báo nói cho cả Tổng Thống Barack Obama lẫn ông Trump biết về hồ sơ gồm những cáo buộc chưa được kiểm chứng, được biên soạn bởi Christopher Steele, một cựu viên chức tình báo nước Anh. Tập hồ sơ dài ba mươi lăm trang này bao gồm những điều nói về hành vi ứng xử của ông Trump, trong một chuyến ông đi đến Moscow vào năm 2013. Hồ sơ kết luận rằng Nga có tài liệu về cá nhân và tài chánh của ông Trump, và Nga có thể dùng những tài liệu đó để bắt chẹt ông Trump.
Hồ sơ ấy và những tin đồn khác có thể là sai lầm. Tuy nhiên, ông Trump có trách nhiệm với dân chúng Mỹ là phải giao giấy tờ khai thuế của ông, cho một nhóm chuyên gia thuộc cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ xem xét. Mục đích là để cho những lời đồn đãi về vấn đề tài chánh của ông có thể được xử trí với tinh thần trách nhiệm. Nói cho đúng hơn, mối quan hệ cho dù là thương mại của ông là một vấn đề ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, vì ông là tổng thống.
2.
Việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016
Mười bảy cơ quan tình báo Hoa Kỳ tin rằng những tay
tin tặc Nga đã giúp đỡ cho cuộc vận động tranh cử của ông Trump, bằng cách đột
nhập vào email của Đảng Dân Chủ (DNC), cũng như tấn công vào email của ông John
Podesta, quản đốc cuộc vận động tranh cử của bà Clinton, và đưa những tài liệu ấy
cho WikiLeaks. Cơ quan tình báo CIA tin rằng người Nga đã làm việc đó vì họ muốn
ông Trump thắng cử.
Văn Phòng Giám Đốc Tình Báo Quốc Gia đã công bố một phiên bản được giải mật của bản phúc trình cho ông Obama, về vai trò của Nga trong cuộc bầu cử. Bản phúc trình kết luận với 'mức tin tưởng cao', nghĩa là với mức độ hầu như chắc chắn theo lối nói của giới tình báo, rằng Tổng Thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho mở hoạt động tin tặc ấy, trong một nỗ lực nhằm làm hại cuộc vận động tranh cử của bà Clinton, và giúp cho ông Trump thắng cử.
3.
Người của ông Trump tiếp xúc với Nga
Một luồng nối kết riêng rẽ liên quan tới nhiều cuộc
tiếp xúc khác nhau, giữa nhóm cộng sự của ông Trump và nhà chức trách Nga. Hôm
15 tháng Hai, báo New York Times tiết lộ rằng cơ quan FBI đang điều tra về những
mối liên kết giữa tình báo Nga và bốn viên chức trong nhóm ông Trump là Michael
Flynn, Paul Manafort, Carter Page, và Roger Stone. Và gần đây hơn, Bộ Trưởng Tư
Pháp Jeff Sessions và Jared Kushner, con rể ông Trump. Vào ngày 25 tháng Hai,
báo Guardian đưa tin rằng Tòa Bạch Ốc đã tìm cách can thiệp vào cuộc điều tra của
FBI.
Viết cho ông Bill Moyers, ông Michael Winship đưa tin về phản ứng của Nga và cho thấy có sự thanh toán trong nội bộ Nga: “Từ khi diễn ra cuộc bầu cử ở Mỹ, đã có một cuộc sắp xếp lại hàng ngũ các giới chức hàng đầu trong FSB, cơ quan an ninh chính yếu của ông Putin. Việc cải tổ này là điều từ trước đến nay chưa từng có, và có lẽ vẫn còn tiếp tục. Mới đây một cựu viên chức tình báo hàng đầu trong nhóm thân cận với ông Putin đã chết trong hoàn cảnh rất khả nghi.”
Viết cho ông Bill Moyers, ông Michael Winship đưa tin về phản ứng của Nga và cho thấy có sự thanh toán trong nội bộ Nga: “Từ khi diễn ra cuộc bầu cử ở Mỹ, đã có một cuộc sắp xếp lại hàng ngũ các giới chức hàng đầu trong FSB, cơ quan an ninh chính yếu của ông Putin. Việc cải tổ này là điều từ trước đến nay chưa từng có, và có lẽ vẫn còn tiếp tục. Mới đây một cựu viên chức tình báo hàng đầu trong nhóm thân cận với ông Putin đã chết trong hoàn cảnh rất khả nghi.”
4.
Mưa của ông Putin
Cuối cùng, có câu hỏi hóc búa là Vladimir Putin đã
thật sự muốn gì? Có những người vội vàng nói rằng ông mong muốn có được một mối
quan hệ mật thiết với ông Trump. Có những điểm tương đồng. Cả hai ông đều là những
tay côn đồ. Cả hai đều ít tôn trọng nền dân chủ, và thích bầu bạn với giới quyền
thế. Cả hai đều dùng những chiến thuật gian tà để giành lấy quyền lực: đưa
thông tin sai lạc, đề cao chủ nghĩa dân tộc, thói bài ngoại, kỳ thị chủng tộc...
Tuy nhiên, có những điểm khác biệt đáng kể giữa hai ông. Mối quan hệ của họ là bất đối xứng: Putin là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ của một quốc gia yếu kém; ông Trump là một nhà lãnh đạo yếu kém của một quốc gia mạnh mẽ. Ông Putin là một cựu điệp viên KGB; ông Trump một cựu ngôi sao truyền hình thực tế. Ông Putin biết khi nào im miệng, còn Trump thì... như mọi người đã biết
Có một điều hầu như chắc chắn nhất. Đó là khi ông Trump xuất hiện, ông Putin nhìn thấy một cơ hội để ra tay mạnh hơn, bằng cách làm lệch hướng cuộc vận động tranh cử của bà Clinton. Ông Putin coi việc ông Trump thắng cử là một cách thức để làm suy yếu vị thế của Mỹ trên thế giới. Ông Putin tin rằng điều này sẽ nâng cao sức mạnh của Nga: Nước Nga của Putin phải nghĩ ra những cách thức để bù đắp cho sự yếu kém về kinh tế và địa lý chính trị của họ.
Cho đến nay, sách lược của ông Putin đem lại hiệu quả: việc ông Trump đắc cử đã làm suy yếu vị thế của Mỹ trên thế giới, và gây nguy hiểm cho các nước đồng minh, chẳng hạn như khối NATO.
Tuy nhiên, có những điểm khác biệt đáng kể giữa hai ông. Mối quan hệ của họ là bất đối xứng: Putin là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ của một quốc gia yếu kém; ông Trump là một nhà lãnh đạo yếu kém của một quốc gia mạnh mẽ. Ông Putin là một cựu điệp viên KGB; ông Trump một cựu ngôi sao truyền hình thực tế. Ông Putin biết khi nào im miệng, còn Trump thì... như mọi người đã biết
Có một điều hầu như chắc chắn nhất. Đó là khi ông Trump xuất hiện, ông Putin nhìn thấy một cơ hội để ra tay mạnh hơn, bằng cách làm lệch hướng cuộc vận động tranh cử của bà Clinton. Ông Putin coi việc ông Trump thắng cử là một cách thức để làm suy yếu vị thế của Mỹ trên thế giới. Ông Putin tin rằng điều này sẽ nâng cao sức mạnh của Nga: Nước Nga của Putin phải nghĩ ra những cách thức để bù đắp cho sự yếu kém về kinh tế và địa lý chính trị của họ.
Cho đến nay, sách lược của ông Putin đem lại hiệu quả: việc ông Trump đắc cử đã làm suy yếu vị thế của Mỹ trên thế giới, và gây nguy hiểm cho các nước đồng minh, chẳng hạn như khối NATO.
Điều cần quan sát trong thời gian tới là liệu những gì mà Mỹ đánh mất có trở thành chiến lợi phẩm cho Nga hay không.
No comments:
Post a Comment