Saturday, 04/03/2017 - 08:10:11
Ngày thứ Năm, 2 tháng 3, 2017, nhiều chính khách Cộng
Hòa đang nghiêng theo đồng nghiệp Dân Chủ của họ tại Quốc Hội lên tiếng đòi Bộ
Trưởng Tư Pháp Jeff Sessions tự thoái (recuse), rút lui ra khỏi cuộc điều tra về
việc ông tiếp xúc với đại sứ Nga Sergey Kislyak hai lần trong năm ngoái -vào thời
điểm diễn ra cuộc tranh cử tổng thống giữa bà Hillary Clinton và ông Donald
Trump.
Ông Sessions không công bố những tiếp xúc đó, ngay cả trong ngày ông được Thượng Viện phỏng vấn để chuẩn thuận cho ông giữ vụ Bộ Trưởng Tư Pháp trong chính phủ Trump. Trong những chính khách đang đòi ông tự miễn, có gần như toàn thể dân biểu, nghị sĩ Dân Chủ, nhưng cũng có khá nhiều chính khách Cộng Hòa, như Dân Biểu Jason Chaffetz (R-Utah), Nghị Sĩ Susan Collins (R-Maine), Nghị Sĩ Rob Portman, và nhiều dân biểu, nghị sĩ Cộng Hòa khác.
Cuộc phỏng vấn chuẩn thuận cho ông Sessions diễn ra ngày mùng 10 tháng Giêng, 2017; Nghị Sĩ Dân Chủ Al Franken chất vấn ông Sessions với câu hỏi xem Sessions sẽ phản ứng như thế nào nếu ông biết có người thuộc nhóm Trump liên lạc với chính phủ Nga trong thời gian tranh cử tổng thống tại Hoa Kỳ.
Sessions trả lời, "Tôi không biết bất cứ một người nào có hành động như vậy, một vài lần tôi được cử thay thế cho người này hay người khác, nhưng tôi không hề liên hệ với người Nga."
Ông Sessions không công bố những tiếp xúc đó, ngay cả trong ngày ông được Thượng Viện phỏng vấn để chuẩn thuận cho ông giữ vụ Bộ Trưởng Tư Pháp trong chính phủ Trump. Trong những chính khách đang đòi ông tự miễn, có gần như toàn thể dân biểu, nghị sĩ Dân Chủ, nhưng cũng có khá nhiều chính khách Cộng Hòa, như Dân Biểu Jason Chaffetz (R-Utah), Nghị Sĩ Susan Collins (R-Maine), Nghị Sĩ Rob Portman, và nhiều dân biểu, nghị sĩ Cộng Hòa khác.
Cuộc phỏng vấn chuẩn thuận cho ông Sessions diễn ra ngày mùng 10 tháng Giêng, 2017; Nghị Sĩ Dân Chủ Al Franken chất vấn ông Sessions với câu hỏi xem Sessions sẽ phản ứng như thế nào nếu ông biết có người thuộc nhóm Trump liên lạc với chính phủ Nga trong thời gian tranh cử tổng thống tại Hoa Kỳ.
Sessions trả lời, "Tôi không biết bất cứ một người nào có hành động như vậy, một vài lần tôi được cử thay thế cho người này hay người khác, nhưng tôi không hề liên hệ với người Nga."
http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2017/3/04-Mar-2017/0304ndt1.jpg
Nghị Sĩ Sessions tuyên thệ nhậm chức Bộ Trưởng Tư Pháp
Nghị Sĩ Sessions tuyên thệ nhậm chức Bộ Trưởng Tư Pháp
Mặc dù phủ nhận, nhưng thật ra ông Sessions (khi đó
còn là một nghị sĩ Cộng Hòa) đã hai lần gặp đại sứ Nga.
Lần thứ nhất: tháng Chín năm ngoái (2016) ông đã tiếp đại sứ Kislyak tại văn phòng ông trong Thượng Viện -thời điểm đó là lúc dư luận Mỹ tố cáo Nga chen lấn vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, bằng cách đột nhập vào hệ thống mạng của đảng Dân Chủ đánh cắp và phổ biến tài liệu chính trị của đảng này.
Những phát giác đó khiến nhiều thành viên Quốc Hội đòi chỉ định một biện lý đặc biệt để điều tra về vai trò của Nga trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vừa rồi. Với tư cách Bộ Trưởng Tư Pháp trong chính phủ Trump, ông Sessions giám sát cả Bộ Tư Pháp lẫn Cảnh Sát Liên Bang (FBI) -cơ quan cầm đầu mọi cuộc điều tra về việc Nga chen lấn vào nội tình Hoa Kỳ, và việc Nga liên hệ với viên chức trong chính phủ Trump. Cho đến giờ này Sessions vẫn khăng khăng không chịu tự miễn trong các cuộc điều tra đó.
Tờ The New York Time tiết lộ là viên chức tình báo cũ (trong chính quyền Obama), để lại nhiều chứng tích chỉ dấu giúp Ủy Ban Đặc Trách Tình Báo của Hạ Viện điều tra về cáo buộc việc người Nga chen vào cuộc tuyển cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016.
Trong những tài liệu này, có cả những bản báo cáo của tình báo Anh và Đức về những cuộc gặp gỡ mật giữa nhân viên của ứng cử viên Donald Trump với các viên chức Nga tại một vài thị trấn Âu Châu, và những báo cáo của chính tình báo Hoa Kỳ về liên hệ giữa nhân viên tham mưu của Trump với điện Kremlin.
Nhiều cơ quan chính trị của Hoa Kỳ -như Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện- cũng gửi xin chính phủ Obama những tài liệu đó. Nhiều nhà nghiên cứu tìm đọc tài liệu mật được phổ biến qua mạng Intellipedia.
Ưu tư trước những hoạt động bí mật của mình bị “phổ biến tổng quát,” hôm thứ Năm tổng thống đã yêu cầu, và Dân Biểu Devin Nunes (CH –California), cũng đã nhận lời ông để đả phá nguồn tin của The New York Times.
Lập luận của ông Nunes là -dù Nghị Sĩ Sessions có tiếp xúc với đại sứ Nga Kislyak, thì điều đó cũng không chứng minh việc Nga chen lấn vào sinh hoạt bầu cử Hoa Kỳ; vì -theo ông Nunes- ông Kislyak cũng chỉ là một trong 25 vị đại sứ ngoại quốc mà ông Sessions tiếp kiến trong năm 2016.
http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2017/3/04-Mar-2017/0304ndt2.jpg
Việc Đại Sứ Nga Sergei Kislyak gặp Nghị Sĩ Sessions không chứng minh là Sessions giúp Nga bắt sống Trump
Việc Đại Sứ Nga Sergei Kislyak gặp Nghị Sĩ Sessions không chứng minh là Sessions giúp Nga bắt sống Trump
http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2017/3/04-Mar-2017/0304ndt3.jpg
Sessions giúp Nga bắt sống Trump
Sessions giúp Nga bắt sống Trump
Trước đó, trong một buổi hội thoại tại California,
Nunes ca tụng tướng Michael Flynn là một vị “anh hùng, đã làm tròn sứ mệnh của
mình”; sứ mệnh đó là liên hệ với người Nga, rồi vì liên hệ đó mà bị tổng thống
Trump cất chức.
Về việc chỉ định một vị Biện Lý đặc trách, Nunes nói, "điều đó chỉ cần thiết khi có trọng tội xẩy ra, nhưng đến lúc này thì ... chưa có gì cả."
Trong lúc đó, Dân Biểu Nancy Pelosi cáo buộc ông Sessions vào tội nói dối trong lúc hữu thệ (perjury), và đòi ông phải từ chức. Áp lực chung của mọi nghị sĩ, dân biểu Dân Chủ là ông Sessions phải tự miễn trong mọi cuộc điều tra về những liên hệ giữa ông và người Nga, vì nếu ông vẫn cứ ngồi đó thì những cuộc điều tra của Bộ Tư Pháp và FBI sẽ mất vô tư.
Dân Biểu Kevin McCarthy, trưởng khối đa số Hạ Viện cũng đồng ý với các dân biểu Dân Chủ là ông Sessions phải tự miễn trong những cuộc điều tra về ông.
Nghị Sĩ Dân Chủ Patrick Leahy, còn gửi cho ông Sessions câu hỏi, “Ông có liên hệ với một viên chức Nga nào trong lúc cuộc bầu cử 2016 diễn ra, hoặc sau đó, không?”
Về việc chỉ định một vị Biện Lý đặc trách, Nunes nói, "điều đó chỉ cần thiết khi có trọng tội xẩy ra, nhưng đến lúc này thì ... chưa có gì cả."
Trong lúc đó, Dân Biểu Nancy Pelosi cáo buộc ông Sessions vào tội nói dối trong lúc hữu thệ (perjury), và đòi ông phải từ chức. Áp lực chung của mọi nghị sĩ, dân biểu Dân Chủ là ông Sessions phải tự miễn trong mọi cuộc điều tra về những liên hệ giữa ông và người Nga, vì nếu ông vẫn cứ ngồi đó thì những cuộc điều tra của Bộ Tư Pháp và FBI sẽ mất vô tư.
Dân Biểu Kevin McCarthy, trưởng khối đa số Hạ Viện cũng đồng ý với các dân biểu Dân Chủ là ông Sessions phải tự miễn trong những cuộc điều tra về ông.
Nghị Sĩ Dân Chủ Patrick Leahy, còn gửi cho ông Sessions câu hỏi, “Ông có liên hệ với một viên chức Nga nào trong lúc cuộc bầu cử 2016 diễn ra, hoặc sau đó, không?”
Ông Sessions trả lời bằng một chữ “NO” gọn, ngắn, và dứt khoát.
Năm nay 71 tuổi, ông Sessions là vị bộ trưởng tư pháp thứ 84 của Hoa Kỳ; suốt 20 năm trước đó, ông là nghị sĩ Quốc Hội, đại diện cho tiểu bang Alabama, và là một đảng viên Cộng Hòa trung kiên. Trước đó, ông làm chưởng lý cho tòa liên bang quận Nam Alabama, năm 1986 ông được chỉ định làm thẩm phán tại toà liên bang quận này.
Ngày 11/18/2016, tổng thống tân cử Donald Trump chỉ định ông vào chức vụ Bộ Trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ; trên 1,400 giáo sư luật viết thơ yêu cầu Thượng Viện không chuẩn thuận cho ông đảm nhận vai trò đó.
Ngày mùng 10 tháng Giêng, 2017, Uỷ Ban Tư Pháp Thượng Viện nhóm họp để nghe ông điều trần về chức vụ mới của ông, nhưng đã phải ngưng họp vì những cuộc biểu tình phản đối bên ngoại Quốc Hội. Nhưng rồi ngày mùng 1 tháng Hai sau đó, ông vẫn được chuẩn thuận với cuộc biểu quyết 11/9. Toàn thế 11 nghị sĩ bỏ phiếu thuận cho ông trở thành Bộ Trưởng Tư Pháp, đều là đảng viên Cộng Hòa.
Dù sao Tổng Thống Trump cũng nên tận lực bảo vệ ông Sessions, vì ngày nào Sessions còn tại chức, Trump còn an toàn. Mục đích của các chính khách Dân Chủ là “giết” Sessions bằng cách chứng minh là ông này cộng tác với Nga trong nỗ lực giúp Trump thắng cử.
http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2017/3/04-Mar-2017/0304ndt4.jpg
Sessions còn tại chức, Trump còn an toàn
Sessions còn tại chức, Trump còn an toàn
Nếu họ chứng minh được điều đó, thì họ cũng đồng thời
thành công trong việc lên án Trump là con cờ Mỹ trong tay Putin.
Nói cách khác ngày nào phe Dân Chủ chưa vật ngã được Sessions, ngày đó ông ta còn tạo chướng ngại không cho họ mở con đường impeach -truất phế.
Năm 1974 ông Richard Nixon là vị tổng thống đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ phải từ chức để khỏi bị truất phế.
Chiều thứ Năm, ông Sessions đột ngột chấp nhận tự recuse ra khỏi mọi cuộc điều tra về liên quan giữa Nga và tổng thống Donald Trump; nhượng bộ đầu tiên này đang nhanh chóng đưa Trump vào địa vị “vị tổng thống thứ nhì từ nhiệm,” để tránh bị truất phế.
Một trong những đề tài mà phe chống đối Trump đang bắt đầu khai thác là cuộc đột kích thất bại vào Yemen. Lê Lai Sessions đã bị loại, có còn ai chịu chết thế mạng cho Trump nữa không? (ndt)
Nói cách khác ngày nào phe Dân Chủ chưa vật ngã được Sessions, ngày đó ông ta còn tạo chướng ngại không cho họ mở con đường impeach -truất phế.
Năm 1974 ông Richard Nixon là vị tổng thống đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ phải từ chức để khỏi bị truất phế.
Chiều thứ Năm, ông Sessions đột ngột chấp nhận tự recuse ra khỏi mọi cuộc điều tra về liên quan giữa Nga và tổng thống Donald Trump; nhượng bộ đầu tiên này đang nhanh chóng đưa Trump vào địa vị “vị tổng thống thứ nhì từ nhiệm,” để tránh bị truất phế.
Một trong những đề tài mà phe chống đối Trump đang bắt đầu khai thác là cuộc đột kích thất bại vào Yemen. Lê Lai Sessions đã bị loại, có còn ai chịu chết thế mạng cho Trump nữa không? (ndt)
-------------------------
TIN
LIÊN QUAN :
Nguyễn
Đạt Thịnh | Saturday, 04/02/2017 - 09:20:16
“Đánh biệt kích” là sử dụng một đơn vị nhỏ, vô
cùng thiện chiến và được huấn luyện đặc biệt về kỹ thuật đột ngột tấn công địch
quân, đánh nhanh, đánh tàn khốc ngay từ những phút đầu để đạt tối đa kết quả, rồi
cũng nhanh chóng rút lui, trước khi địch kịp phản ứng.
Năm ngày sau khi nhậm chức, và trong bữa ăn tối thứ Tư, 25 tháng Giêng, 2017 với tân Bộ (Nguyễn Quoocs KhảiTrưởng Quốc Phòng -đại tướng về hưu James Mattis- Tổng Tư Lệnh Donald Trump đã chuẩn thuận cho thực hiện cuộc đột kích ngày 28 tháng 1, vào một căn cứ của Qaeda tại Yemen. Cuộc tấn công biệt kích này mang danh xưng nguỵ trang Yakla raid.
Năm ngày sau khi nhậm chức, và trong bữa ăn tối thứ Tư, 25 tháng Giêng, 2017 với tân Bộ (Nguyễn Quoocs KhảiTrưởng Quốc Phòng -đại tướng về hưu James Mattis- Tổng Tư Lệnh Donald Trump đã chuẩn thuận cho thực hiện cuộc đột kích ngày 28 tháng 1, vào một căn cứ của Qaeda tại Yemen. Cuộc tấn công biệt kích này mang danh xưng nguỵ trang Yakla raid.
*
*
No comments:
Post a Comment