22/03/2017
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành
Nghị định 28, xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả trong lĩnh vực văn
hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
Theo nghị định này thì ‘bán, cho thuê, lưu hành ghi
âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu chưa được cấp phép; tàng trữ, phổ biến trái
phép tác phẩm chưa được phép phổ biến sẽ bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng.” Mức
phạt tăng đến 25 triệu đồng cho “hành vi nhân bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc,
sân khấu bị cấm lưu hành.”
Nghị định 28 được ký ngày 20/3/2017 và sẽ có hiệu lực
từ ngày 5/5/2017.
Được biết nhiều tác phẩm âm nhạc sáng tác trước 1975
đang được công chúng Việt Nam yêu thích cho đến nay vẫn chưa được cấp phép.
Nghị định này đang gây nhiều tranh cãi, đặc biệt chỉ
hơn một tuần sau khi Cục Nghệ thuật Biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch ra quyết định tạm dừng lưu hành 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975.
Anh
Nguyễn Bắc Truyển, nhà hoạt động nhân quyền tại thành phố Hồ Chí Minh
nhận xét về nghị định này như sau:
“Họ ra một văn bản hướng dẫn phạt người phổ biến các bài hát bị cấm, và
các vấn đề cấm khác nữa. Tôi cho rằng họ truy cùng diệt tận. Họ muốn tiếp theo
việc tạm ngưng các tác phẩm về nghệ thuật thì phạt những người không tuân thủ.
Tuy nhiên, họ nhắm vào các show tổ chức là chính, còn trong dân chúng thì chúng
tôi thấy người ta vẫn hát và hát nhiều lắm. Những quán nhỏ hát cho nhau nghe, họ
vẫn còn hát. Và hình như họ phớt lờ lệnh cấm này. Tôi cho rằng người ta sẽ tiếp
tục hát, vì trên 40 năm qua, các bài hát dù bị cấm nhưng vẫn tồn tại. Nó có một
sức sống mà càng ngày giới trẻ càng yêu thích.”
Anh Nguyễn Bắc Truyển
Vì sao
công chúng yêu mến ca khúc trước 1975?
Nhiều nhạc sĩ cho rằng kiểm duyệt ca từ và dừng lưu
hành 5 ca khúc là không cần thiết. Đồng thời có ý kiến cho rằng sự trở lại của
dòng nhạc xưa này cho thấy nền âm nhạc Việt Nam đang có “nhiều vấn đề” vì cơ chế
quản lý của nhà nước rất xa vời với thị hiếu nghe nhạc của công chúng.
Từ thành phố Hồ Chí Minh, nhạc sĩ Lê Minh nhận
định về sự trở lại của dòng nhạc sáng tác trước năm 1975:
“Hiện nay công chúng lưu ý đến các tác phẩm trước 1975 nhiều hơn. Các tác
phẩm sau 1975 có nhiều bài có ngôn từ rất nhếch nhác và không bao giờ bị thỏi
còi về vấn đề đó. Bây giờ nó tạp nham lắm mà không thấy nói, mà chỉ soi và mổ xẻ
mấy chuyện xa xưa.”
Trước đó Cục Nghệ thuật biểu diễn ra quyết định tạm
thời dừng lưu hành 5 ca khúc Cánh thiệp đầu xuân (Lê Dinh -
Minh Kỳ), Rừng xưa (Lam Phương), Chuyện buồn ngày xuân (Lam
Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An), Con đường
xưa em đi (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương).
Nhạc bolero mà có người gọi là “nhạc vàng”, hay “nhạc
sến” là dòng nhạc thịnh hành và được hâm mộ trước năm 1975. Nhưng gần đây
bolero bỗng trở thành một “món ăn” tinh thần thời thượng của khán giả, nhất là
sau sự quay trở về của rất nhiều nghệ sỹ hải ngoại thành danh với dòng nhạc
này, như tờ An ninh Thủ đô nhận định.
Dòng nhạc bolero từ khi ra đời đến nay luôn tồn tại
song song với dòng chảy âm nhạc Việt, cho dù xuất hiện nhiều xu hướng âm nhạc mới
khi hội nhập với âm nhạc thế giới nhưng bolero vẫn có chỗ đứng riêng biệt trong
lòng khán thính giả, đặc biệt ở lớp người cao tuổi, những người có tuổi trẻ gắn
liền với dòng nhạc này.
Phát biểu trên VOV hôm 17/3, nhạc sĩ Nguyễn Thụy
Kha, người từng làm công tác tuyên huấn, công nhận có một sự bùng nổ của
dòng nhạc bolero trong mấy năm gần đây, nhưng ông nói thêm rằng “đây là một hiện
tượng bình thường”. Theo nhạc sĩ Thụy Kha, nhạc bolero “là dòng nhạc bình dân,
phù hợp với nhiều đối tượng khán giả. …Sự bùng nổ này không làm ảnh hưởng gì đến
nền âm nhạc Việt Nam, cũng không khẳng định một điều gì. Sự xuất hiện của chúng
là lẽ tự nhiên bởi đó là những phản ánh chân thực về thời cuộc. Bởi vậy cần để
chúng tồn tại.”
Tuy nhiên, hôm 16/3, nhà phê bình âm nhạc Nguyễn
Lưu phát biểu trên trang VTC.vn rằng 5 bài hát này "có rất nhiều vấn đề
về mặt tư tưởng”. Ông Lưu nói thêm với VTC như sau: “Những bài hát viết về người lính Cộng hòa sẽ khiến cho một bộ phận giới
trẻ phân tâm, lo lắng. Họ sẽ đặt ra câu hỏi, liệu con đường mình đang bước đi
có đúng không, hay cái kia mới đúng.”
Anh
Nguyễn Bắc Truyển nhận xét về dòng nhạc xưa như sau:
“Nó nói lên cái tình, cái tấm lòng của người lính trong thời chiến tranh.
Họ không có gì là hận thù, là sắt máu cả. Đó là tình cảm của họ trong thời chiến.
Đó là tình yêu lứa đôi dành cho nhau. Vậy thôi.”
Nhạc
sĩ Lê Minh nhận định rằng, khi công chúng, trong đó giới trẻ,
không thấy cái mới hay thì họ quay về cái cũ:
“Thật ra khi cái mới không đáp ứng đủ nhu cầu, cái mới không hay hơn,
không có cái gì đặc biệt hơn thì người ta quay về cái cũ. Vấn đề là có cung thì
có cầu. Đó là vấn đề phát triển theo xu hướng của xã hội."
Ngoài ra, nhạc sĩ Lê Minh cho biết thêm thực
tế tình hình âm nhạc Việt Nam rất khác với những gì báo chí Việt Nam nêu. Ông
chia sẻ những điều ông từng quan sát tại Việt Nam:
“Nếu ở Việt Nam khi nghe các chương trình Hát với nhau hay tại các tụ điểm
karaoke thì người ta hát cái gì? Người ta không hát nhạc ‘đang thời trang’ đâu,
có chăng là một số ca khúc dân ca mới, bolero mới, còn đa số ‘sang’ thì họ hát
nhạc của Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn…mà
còn ‘bình thường’ thì người hát nhạc Trúc Phương, Lam Phương. Đa số là như vậy.
Mình đi tới đó mình mới thấy rõ như vậy. Còn mình coi trên các phương tiện truyền
thông thì có khi nó không phải như vậy. Tôi ủng hộ xu hướng sáng tác bằng tâm hồn,
sáng tác không định kiến. Và để người nghe có quyền lựa chọn.”
Nhạc bolero tồn tại và giữ được giá trị là chính bởi
tính “bình dân” của nó, bởi "giai điệu và ca từ của hầu hết các ca khúc
thường là những câu chuyện về tình yêu, về cảm nhận xã hội, tâm tư tình cảm của
con người," trang Vietnammoi.vn nhận xét.
Ngoài các chương trình băng đĩa và công diễn, sự
bùng phát những game show ca nhạc trên sóng truyền hình thời gian gần đây đã
làm cho nhu cầu sử dụng các ca khúc xưa ngày càng trở nên bức thiết.
Báo
Người Lao động nhận định về hiện tượng công chúng Việt Nam đam mê
ca khúc xưa như sau: “Khi các ca khúc mới
không đáp ứng được nhu cầu về nội dung lẫn nghệ thuật, nhiều ca sĩ trình diễn,
nhà sản xuất chương trình lại tìm kiếm các ca khúc xưa. Sự bùng nổ của các
chương trình boléro hiện nay là một minh chứng.”
Một cuộc cách mạng văn hóa ở Việt Nam?
Trả lời câu hỏi rằng liệu đây có phải là khởi đầu
cho một ‘cuộc Cách mạng Văn hóa’ ở Việt Nam, anh Nguyễn Bắc Truyển cho
biết:
“Tôi nghĩ là khó trong thời điểm này lắm. Ngày xưa thì có những vụ án như
‘Nhân văn Giai phẩm’ hay thời kỳ văn hóa của Trung Cộng. Đối với tình hình hiện
nay thì khác biệt rồi: đó là truyền thông Internet. Trước đây hoàn toàn không
có. Nhà nước có thể dùng quy định hành chánh để đàn áp, cấm đoán, nhưng người
dân có một kênh riêng để phổ biến. Hơn nữa, hàng ngày người ta đi hát dạo trên
đường phố vào buổi tối. Họ hát những bài nhà cầm quyền không cho phổ biến.
Nhưng họ vẫn hát, vẫn ca, vẫn trình diễn trên đường phố. Tôi nghĩ rằng nếu nói
có một vụ ‘Nhân văn Giai phẩm’ hay một cuộc ‘Cách mạng Văn hóa’ giống như Trung
Cộng thì khó xảy ra lắm.”
Phải chăng chính quyền Việt Nam đang lo lắng vì
không ngăn được những giá trị văn hóa trước năm 1975 của chính quyền Sài Gòn
nay bùng phát trở lại miền Nam và nhiều nơi khác, khởi đầu bằng âm nhạc? Ông
Nguyễn Bắc Truyển cho VOA biết rằng “càng cấm đoán, người ta càng rủ
nhau hát nhiều hơn, vì tài sản lớn nhất của con người là văn hóa chứ không là
cường quyền.”
------------------------------
Câu
chuyện những bài hát bị cấm - RFA
- 2017-03-20
No comments:
Post a Comment