Chủ Nhật, 05/03/2017 15:50
Một
dân tộc vĩ đại và một đất nước giàu có, vậy mà đông đảo người dân vẫn phải sống
trong cảnh nghèo nàn.
Cuộc thăm dò dư luận do Levada Tsentr - một trong 3
trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội uy tín nhất ở Nga - vừa thực hiện hồi cuối
tháng 2 vừa qua cho thấy nỗi xấu hổ của người dân Nga là nghèo nàn.
Người Nga vẫn tự hào về cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ
đại. Đây là niềm tự hào nhất của người dân Nga về đất nước mình. 80% số người
được hỏi đều đồng ý như vậy. Niềm tự hào thứ hai là việc đưa bán đảo Crimea trở
về "gia đình" Nga.
Người dân Nga nghèo đói vì cấm vận, suy thoái, giá dầu
thấp.
Những nỗi xấu hổ và buồn phiến nhất mà đa số người
Nga cảm thấy được là một dân tộc vĩ đại và một đất nước giàu có, vậy mà đông đảo
người dân vẫn phải sống trong cảnh nghèo nàn.
Theo số liệu thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế công bố
vào tháng 4/2016, Nga xếp thứ 53 trên thế giới về thu nhập bình quân đầu người
với mức thu nhập ước tính 26.967 USD/người/năm.
Các số liệu thống kê quốc gia được công bố ngày
21/3/2016 cho thấy, nền kinh tế đang bị suy thoái của Nga đã đẩy tỷ lệ nghèo của
nước này lên mức cao nhất trong 9 năm qua.
Theo thống kê, trong năm 2015, khoảng 19,2 triệu người
Nga (khoảng 13,4% dân số) sống ở mức dưới 9.452 ruble (khoảng 139 USD/tháng - mức
sống tối thiểu được Chính phủ Nga công bố trong quý 4/2015).
Con số này tăng 20% so với năm 2014 khi có khoảng
16,1 triệu người sống dưới mức nghèo.
Tính đến tháng 12/2016, Kinh tế Nga là nền kinh tế lớn
thứ 12 trên thế giới sau Hàn Quốc (xếp thứ 11) và Canada (xếp thứ 10).
Từ tháng 4/2014 tới nay, kinh tế Nga rơi vào khó
khăn do lệnh trừng phạt từ Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ cũng như các hậu quả của
giá dầu.
Sau nỗ lực cứu giá dầu bằng thỏa thuận cắt giảm sản
lượng với Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), giá dầu thế giới được
phục hồi và kinh tế Nga đã có chút khởi sắc. Từ việc bị cấm vận từ các quốc gia
châu Âu, Nga đã trở thành top 7 điểm đến hấp dẫn nhất cho các nhà đầu tư. Năm
2017 cũng được cho là năm thị trường chứng khoán mới nổi của Nga "cất
cánh".
Phát biểu bên lề Diễn đàn Đầu tư Nga tại Sochi ngày
27/2, Bộ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Nga Maksim Oreshkin cho biết năm 2017, nền
kinh tế nước này có thể tăng trưởng 2%, con số lạc quan hơn rất nhiều so với dự
báo tăng trưởng 0,6% đưa ra trong tháng trước.
Số liệu mới nhất của Cơ quan Thống kê Liên bang Nga
cho thấy GDP của Nga chỉ giảm 0,2% trong năm 2016, thấp hơn nhiều so với mức giảm
2,8% năm 2015.
Nga thu hút dòng tiền đầu tư Mỹ.
Ngày 16/2/2017 truyền thông quốc tế đưa tin, ngay từ
đầu tháng 2/2017, Bộ Tài chính Nga đã quyết định can thiệp vào thị trường tiền
tệ Nga – cụ thể là mua ngoại tệ - nhằm làm giảm 10% giá đồng Rúp so với đồng
USD (từ mức 1 USD = 64,60/USD), nhưng đồng nội tệ của Nga lại tăng giá rõ rệt.
Điều này cho thấy, hiệu ứng tích cực từ kinh tế hàng
hoá của Nga khiến cho kinh tế tài chính của nước Nga đã có những chỉ số gia
tăng tích cực.
Nền kinh tế Nga đã trải qua bước ngoặt và đang chuyển
từ đình trệ sang tăng trưởng. Tháng 1/2017, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI)
trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ tăng lên 68,3 - mức cao nhất từ năm 2008.
Theo số liệu của Tổ chức Emerging Portfolio Fund
Research (EPFR), Mỹ, chuyên theo dõi dòng tiền ra vào các quỹ đầu tư và phân bổ
nguồn tiền, trong năm 2016, các nhà đầu tư đã rót 1,14 tỷ USD vào các quỹ có hoạt
động đầu tư tại Nga so với mức 208 triệu USD của năm 2015 và là mức cao nhất kể
từ năm 2010.
Cho đến thời điểm này, đã có rất nhiều những thông
tin chính thống hay không chính thống cho rằng người giàu nhất thế giới không
phải Bill Gates mà là nhà lãnh đạo độc tài của nước Nga - Tổng thống Vladimir
Putin dù ông đã công khai tài sản cá nhân của mình.
Theo chuyên trang Money của tờ Time, tài sản cá nhân
của ông Putin - một cựu mật vụ KGB là gần như không thể giải mã, dù nhiều trang
web đăng những bài viết nói rằng ông là người nắm giữ nhiều công ty, bất động sản,
và thường để chúng ẩn danh dưới tên của người khác.
Thạch
Tú
No comments:
Post a Comment