11/03/2017
“Lời
Ai điếu” của Lê Phú Khải phát hành đã khá lâu (Người Việt
Books, mua qua Amazon London in, 12/2016) nên đã có nhiều người đọc, giới thiệu
hoặc phê bình. Nay Cỏ May tôi không làm thêm công việc đó, mà chỉ lược qua, ghi
lại vài chuyện nho nhỏ, thú vị, lìên quan tới những nhơn vật Nam kỳ, trí thức,
tiểu tư sản, hăng say chạy theo cộng sản để phục vụ lý tuởng giành độc lập dân
tộc, đất nước không còn bóng ngoại xâm, xây dựng một xã hội công bằng, người
không bóc lột người Nhưng mộng không thành! Đến lúc được hưu trí sớm hoặc già,
phần nhiều chọn sống im lặng ở Việt nam hoặc đi ra ngoại quốc.
Nguyễn Khắc Viện giữ THƠ, bỏ NGÂY
Chuyện Nguyễn Khắc Viện theo cộng sản hết mình, người ta chỉ biết ông có thể chết sống với cộng sản, nhưng ít ai biết, từ 1942 - 1945, ở Paris, ông từng chạy theo Hitler, tuyển sinh viên Việt Nam gởi qua Berlin học, ông cho rằng có tương lai hơn ở Pháp vì Pháp là xứ thua trận. Những năm, Việt nam cơ hồ như sắp sụp đổ do kinh tế kiệt quệ, dân đói kém, Nguyễn Khắc Viện dâng sớ yêu cầu thay đổi. Quốc Hội lờ đi, ông gởi sớ thẳng tới Lê Duẩn và cũng không nhận được trả lời. Nhưng ông vẫn vui vẻ sống với tư tưởng vĩ đại của ông, và nhờ đó mà ông sống được ngoài 80 tuổi với cộng sản “Nóng không quạt, ngứa không gải, chọc không tức”. Không biết ngày nay Nguyễn Phú Trọng và TW đảng có học tập nhuần nhuyển tư tưởng này hay không mà thấy họ vẫn an nhiên tự tại, chạy ôm đít Tàu, giữ đảng, hốt bạc, ai đòi thay đổi thì lùa công an tới đánh đập thẳng tay?
Theo ông, cộng sản nên chống Mỹ tới cùng. Ông nhận xét kinh tế tư bản “Thử tưởng tượng nếu 6, 7 tỷ ngưòi trên trái đất này đều có mức sống như người Mỹ hiện nay, mỗi người một chiếc ô-tô, 50 đến 60 bộ quần áo, hằng năm đi du lịch khắp thế giới, thì năng lượng và tài nguyên của trái đất này còn gì nữa?”. Và lẽ ra ông đã phải hô hào đào mồ chôn tư bản để cứu trái đất này chớ?
Sau khi Liên–xô sụp đổ, Lê Phú Khải hỏi Nguyễn Khắc Viện, được Khải tôn kính như thầy “Bây giờ Liên-xô sụp đổ, cụ tính sao?”.
Viện trả lời «Tôi đi theo chủ nghĩa tư bản văn minh. Chơi hẳn với phương Tây, không chơi với bọn tư bản man rợ mới ngoi lên ở châu Á như Đài Loan, Hồng Kông, Nam Triều Tiên, Singapore.”
Nguyễn Khắc Viện vốn là người học giỏi có tiếng, thế mà ông vẫn không thấy sự chênh lệch về mức phát triển giửa Việt nam với “bọn tư bản man rợ mới ngoi lên” lúc đó. Bây giờ thì phải ít lắm 30 năm nữa may ra Việt nam bám gần đít họ.
Ông Nguyễn Khắc Viện trước giờ có tiếng là người yêu nước chân thành, yêu đảng chân thành. Vậy mà tới Đại hội đảng kỳ VII, ông lại dâng sớ một lần nữa đề nghị TW hảy gìải tán đảng:
“Nổi thống khổ, và thời gian không cho phép chúng ta trù trừ làm thỏa thuận mãi được. Đảng nên tự giải tán, trao chức năng quản lý cho nhà nước, quyền làm chủ tập thể cho nhân dân” (Lê Phú Khải trích Báo Đất Việt, Bỉ, số 273, 1988).
Năm 82 tuổi, ông tâm sự “Đời tôi là một đời “ngây thơ”. Thơ là đi kháng chiến cứu nước, tôi giử nó lại. Ngây là đi theo chủ nghĩa xã hội, tôi vứt nó đi. Nhưng nếu phải sống lại, tôi vẩn đi con đường đó!”
Nhưng ông không phải là người “ngây thơ” mà là người nằm mơ giửa ban ngày. Chẳng lẻ ông đi làm “kháng chiến cứu nước” tại Paris và Hà nội?
Cộng sản sai từ bao giờ?
Nhà báo Nguyên Ngọc kể với Lê Phú Khải: “Một hôm bà Nguyễn thị Bình triệu tập một nhóm trí thức hơn 10 người lại, đặt câu hỏi: chúng ta sai từ bao giờ?
Mọi người đều nói: Sai từ năm 1951, khi Đại hội lần thứ II, đảng lấy chủ nghĩa mác-lê và tư tưởng mao trạch- đông làm kim chỉ nam cho mọi đường lối chính sách của mình. Riêng tôi nói: sai từ đại hội Tours. Bà Bình không đồng ý. Vây mà sáng hôm sau, bà bảo tôi: chị đã suy nghĩ suốt đêm qua. Em nói đúng đấy!”.
Thật ra, hội nghị Tours chỉ mới là cơ hội để Hồ Chí Minh được mang hia mão trình làng và nhờ đó lọt vào mắt của Lê–nin. Qua tháng3/1923, Hồ Chí Minh mới rời Paris, qua Nga làm gián điệp cho Staline. Và từ đây, Hồ Chí Minh mới thật sự làm người cộng sản hết mình hoạt động cho cộng sản. Vốn ít học lại tham vọng quá lớn, chỉ muốn làm quan, phục hận cho cha và bản thân gian khổ, Hồ Chí Minh chỉ biết say mê vũ lực cướp chánh quyền để cầm quyền. Khi nắm được quyền lực bằng mọi thủ đoạn thì chỉ lo giữ chặt chánh quyền bằng bất cứ giá nào, giết hại nửa triêu nông dân vô tội, dìm xã hội xuống đáy vực thẳm cũng làm không chút ngần ngại. Vụ vừa giết vừa bêu ríu Bà Năm Cát Hanh Long, người đóng góp lớn cho Việt Minh, là tâm gương chiếu rọi bản chất gian ác của CB, tức Hồ Chí Minh. Đám cầm quyền cộng sản đều ít học hoặc vô học, gốc nghèo đói, khi có quyền hành trong tay thì việc gì cũng dám làm nên hủy hoại văn hóa dân tộc, cướp bóc, vơ vét của dân đến cọng rau muống cuối cùng là thực tế ngày nay trên đất nước Việt nam. Cũng đều bắt nguồn từ Hồ Chí Minh từ sau hội nghị Tours.
Cho Hồ Chí Minh sai từ Hội nghị Tours là đúng nhưng bà và cả nhiều người cộng sản khác vẫn giử im lặng tiếp tục phục vụ đảng cho tới chết! Có ai bất chợt suy nghĩ tại sao lại như vậy không?
Trên đời dễ có mấy ai
Số Nam kỳ tập kết ra Bắc sau 1954, phần lớn được cho đi các nước Đông Âu thuộc phe xhcn anh em để học nghề chuyên môn về khoa học kỷ thuật. Những người có học Trung học trong Nam rồi thì dễ học tiếp để trở thành kỷ sư thật sự. Vì cũng không thiếu bác sĩ “chẻ củi nấu cơm” ở bệnh viện hoặc kỹ sư “cầu đường” chuyên làm WC 2 ngăn theo Trung cộng. Hỏi tại sao thì được trả lời rất biện chứng “trong chế độ xhcn, công tác nào cũng là công tác phục vụ đảng”.
Thầy Bảy, tức Nguyễn văn Trân và người con trai Nguyễn Hồng Đăng là trường hợp điển hình về mẫu người Nam kỳ thiếu “lý luận”, như Nguyễn Phú Trọng nói, nên theo cộng sản chỉ có tan xương nếu không, thì cũng sớm thân bại danh liệt mà thôi.
Bảy Trân không phải Nguyễn văn Trấn tuy hai người đều quê Cần giuộc, tỉnh Chợ lớn (trước 1954). Nguyễn văn Trân sanh quán ở Bình Đăng trên tỉnh lộ đi Gò công, vừa qua khỏi Cầu Nhị Thiên đường chừng 3,4 km là tới. Đi thêm 16, 17 km nữa là tới Quận Cần giuộc, cũng là quê hương của Cụ Nguyễn Đinh Chiểu, quê ngoại của Nguyễn An Ninh. Bình Đăng là cái nôi của Bình Xuyên. Bảy Viễn quê ở Phong Đước, cách Bình Đăng chừng 3,4 km nữa, về phía tay mặt cùng tỉnh lộ, hướng đi Cần giuộc (7 Trân đặt tên con là Hồng Đăng – Đăng để nhớ sanh quán “Bình Đăng”, Hồng là để nói mình là người cộng sản từ bên Tây lúc đi học).
Nguyễn văn Trấn, tác giả hồi ký “Viết cho Mẹ và Quốc hội”, quê ở Chợ Đệm, cũng thuộc Quận Cần giuộc nhưng nằm phía quốc lộ đi về Miền Tây qua ngã Phú Lâm. Cùng ở vùng này, có hung thần Trần văn Giàu chủ trương giết hết những người kháng chiến thật sự yêu nước nhưng không cộng sản để giành độc quyền lãnh đạo kháng chiến cho cộng sản.
Trở lại với Thầy Bảy, với giai thoại của Thầy và Ba Đăng. Ra Hà nội, ông theo học lớp bồi dưởng chánh trị việt nam ở trường đảng Nguyễn Ái quốc để chuẩn bị vào Trung ương đảng, đi làm Đại sứ ở Liên-xô. Tổng Bí thư Trường Chinh gìảng về lịch sử kháng chiến Nam bộ năm 1945 “Tổ chức Thanh Niên Tiền Phong ở Nam Bộ trước kia là tổ chức phản động thân Nhật”. Thầy Bảy đứng dậy nói: “Thanh Niên Tiền Phong ở Nam Bộ lúc đó do tôi cử Trần Văn Giàu đi gặp Phạm Ngọc Thạch để tổ chức ra nó. Tuy cái vỏ bên ngoài là của Nhật, nhưng cái ruột bên trong là của ta. Đồng chí không biết lịch sử Nam Bộ thì đừng nên giảng như thế”.
Chỉ ít lâu sau, Bảy Trân nhận được quyết định về hưu lúc mới ngoài 50 tuổi” (Lời Ai điếu, trg 213 -214).
Thầy Bảy có viết hồi ký về Nam kỳ kháng chiến. Thầy viết rất đúng sự thật của phong trào ở Nam kỳ từ cuộc khởi nghĩa năm 1940 nhưng không có nhà xuất bản nào dám xuất bản.
Sau 1975, Hồng Đăng có đem về Sài gòn tập hồi ký nhưng bây giờ hai người đều không còn nữa. Muốn tìm lại, không biết hỏi ai đây.
Ba Đăng làm Phó Chủ nhiệm Ủy Ban kế hoặch tỉnh Tây ninh, đi họp về cải tạo tư sản ở dinh Thống Nhứt, nghe Đỗ Mười định nghĩa “Cải tạo tư sản là cướp đoạt lại tài sản của giai cấp tư sản”, Ba Đăng phản ứng “Người cách mạng không cướp của ai cả!”.
Thế là anh Ba phải về vườn như cha của anh đã cải lại Trường Chinh năm xưa ở Hà nội.
Cũng trong một Hội nghị Trung ương, một dân Nam kỳ khác là Dương Bạch Mai, học Luật ở Paris, theo cộng sản, về nước hoạt động cho cộng sản, phê bình “Mao Trạch-đông là tên thổ phỉ, không thể nghe ông ta được” trong lúc Lê Duẩn đi theo Mao vì, theo Duẩn, chỉ có Mao mới có vũ khí và dũng khí cách mạng chống lại Mỹ, và đủ trình độ lý luận để chống chủ nghĩa xét lại. Và Dương Bạch Mai lại không chấp hành nghị quyết 9 thì chỉ có chết mà thôi.
Về cái chết của Dương Bạch Mai, 2 ông Hoàng Minh Chính và Nguyễn văn Trấn tiết lộ, Trần Đĩnh kể lại trong “Đèn Cù, trang 225:
“Nguyễn Văn Trấn rất kính trọng Dương Bạch Mai. Nói học Mai nhiều lắm. Học nhiều cả tiếng Pháp. Trấn cũng nói với tôi như Hoàng Minh Chính đã nói: Họ cho anh Mai uống bia có thuốc độc, chết chưa kịp buông cốc, ngay tại Quốc hội.
Lúc ấy, Hoàng Minh Chính nhờ Mai đưa lên Quốc hội thư ta nên tham gia vào lưới điện toàn phe của Comecom. Mai đưa xong thì phó chủ tịch Hoàng Văn Hoan chỉ ngay tay vào mặt phó chủ tịch Mai chửi “thằng phản động “. Sau đó, Hoàng văn Hoan trốn qua Tàu tỵ nạn và chết luôn ở bên quê hương cũ.
Ta lúc ấy đang hăng hái quyết một lòng nghe Trung quốc mà, ông chắc nhớ quá. Viết gì thì viết, thế nào cũng phải có đoạn nói về xét lại các ông, Trấn nói. Anh Mai bị mưu sát là cái chắc. Tuân Nguyễn ở Đài phát thanh làm bài thơ khóc Mai thì rồi bị bắt luôn. Có lẽ là người tù xét lại đầu tiên ở ta”.
Còn cán bộ người Bắc theo Liên-xô như Hoàng Minh Chính, Nguyễn Kiến Giang,... bị đi tù, được Lê Đức Thọ gắn huy chương “Các cậu ở tù cũng là tham gia chống Mỹ cứu nước”.
Năm 74 tuổi, đang nằm trên giường bịnh nghe Lê Đức Thọ nói, Nguyễn Kiến Giang giận dữ đã phải chửi thề.
Triệt tiêu Nam kỳ vốn là chủ trương của Hồ Chí Minh
Người trong cuộc biết cái bí ẩn của Nam Kỳ Khởi Nghĩa (22/11/1940). Không phải bỗng nhiên nhóm Thường vụ Trung ương đảng lẫn trốn ở Hóc Môn, Bà Điểm mà Pháp biết được và bắt trọn ổ. Đó chính là miền Bắc "chỉ điểm cho Pháp", vì muốn thanh toán sạch cái Trung ương đảng miền Nam để chỉ có Trung ương đảng Bắc Kỳ lãnh đạo. Họ mượn tay người Pháp để tiêu diệt cấp lãnh đạo gốc Nam Kỳ, như Võ Văn Tần, người Đức Hòa, Tân An, Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ,...
Từ đó, Hội nghị thứ 7 Ban chấp hành Trung ương đảng CS Đông Dương đưa Trường Chinh lên làm Tổng Bí thư Lâm Thời và đầu não cộng sản dĩ nhiên nằm tại Bắc Kỳ. Các đảng viên Bắc và Trung Kỳ chia nhau nắm giữ các chức vụ then chốt trong kháng chiến cũng như sau khi hòa bình. Đó là chủ trương thầm kín của Hồ Chí Minh. Sau khi Nhật đầu hàng, các phần tử trí thức Nam kỳ như Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo, Huỳnh Văn Tiểng, Ngô Tấn Nhơn, Phạm Ngọc Thạch,.. lập ra Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Nam Bộ, muốn tách ra khỏi sự khống chế của nhóm đảng viên Trung và Bắc Kỳ để thành lập 1 quốc gia cộng sản Nam Kỳ. Không ngờ Hồ Chí Minh biết thâm ý này nên sai Cao Hồng Lĩnh, Hoàng Quốc Việt vào Nam bắt cóc Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai đem về giam lỏng ở Hà Nội.
Nhờ Nhựt đầu hàng, Duẩn ra tù Côn Đảo, được Hồ Chí Minh gọi ra Hà Nội nhận chỉ thị. Khi cuộc chiến tranh Việt - Pháp lan rộng ở Nam Kỳ, Hồ cử Lê Duẩn với chức vụ Bí Thư Xứ Bộ Nam Kỳ đi vào Nam. Đi theo Duẩn có Lê Đức Thọ. Hồ muốn Duẩn vào Nam để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Những người Trung và Bắc từ trước đến nay sống ở miền Nam như Trần Văn Trà, Võ Quang Anh, Phan Trọng Tuệ, Nguyễn Kim Cương... được Hồ cất nhắc lên cấp chỉ huy. Năm 1951, khi Trung Ương Cục Miền Nam thành lập, Duẩn được cất nhắc lên làm Bí Thư Trung Ương Cục Miền Nam. Từ đó, Hà nội qua Duẩn nắm trọn Miền Nam trong tay.
Vậy dân Nam kỳ khi làm cộng sản phải biết khôn, phải biết gột bỏ đi cái chất “Nam kỳ cuốc”, và nếu còn muốn có chức có quyền, thì nên học lấy tư tưởng vĩ đại của Nguyễn Khắc Viện “Nóng không quạt, ngứa không gải, chọc không tức” mới mong may ra được yên thân vả thêm vài đồng bạc lẻ!
Nhưng sướng hơn hết là bán đất, bán nhà nếu còn, rút về quê, cất cái chòi lá ở cho mát mẻ, tì tì ba-xi-đế, sáng say, chiều xỉn. Nhớ chuyện thế sự, chửi thề vài ba tiếng rồi đi ngủ!
Nguyễn Thị Cỏ May
Nguyễn Khắc Viện giữ THƠ, bỏ NGÂY
Chuyện Nguyễn Khắc Viện theo cộng sản hết mình, người ta chỉ biết ông có thể chết sống với cộng sản, nhưng ít ai biết, từ 1942 - 1945, ở Paris, ông từng chạy theo Hitler, tuyển sinh viên Việt Nam gởi qua Berlin học, ông cho rằng có tương lai hơn ở Pháp vì Pháp là xứ thua trận. Những năm, Việt nam cơ hồ như sắp sụp đổ do kinh tế kiệt quệ, dân đói kém, Nguyễn Khắc Viện dâng sớ yêu cầu thay đổi. Quốc Hội lờ đi, ông gởi sớ thẳng tới Lê Duẩn và cũng không nhận được trả lời. Nhưng ông vẫn vui vẻ sống với tư tưởng vĩ đại của ông, và nhờ đó mà ông sống được ngoài 80 tuổi với cộng sản “Nóng không quạt, ngứa không gải, chọc không tức”. Không biết ngày nay Nguyễn Phú Trọng và TW đảng có học tập nhuần nhuyển tư tưởng này hay không mà thấy họ vẫn an nhiên tự tại, chạy ôm đít Tàu, giữ đảng, hốt bạc, ai đòi thay đổi thì lùa công an tới đánh đập thẳng tay?
Theo ông, cộng sản nên chống Mỹ tới cùng. Ông nhận xét kinh tế tư bản “Thử tưởng tượng nếu 6, 7 tỷ ngưòi trên trái đất này đều có mức sống như người Mỹ hiện nay, mỗi người một chiếc ô-tô, 50 đến 60 bộ quần áo, hằng năm đi du lịch khắp thế giới, thì năng lượng và tài nguyên của trái đất này còn gì nữa?”. Và lẽ ra ông đã phải hô hào đào mồ chôn tư bản để cứu trái đất này chớ?
Sau khi Liên–xô sụp đổ, Lê Phú Khải hỏi Nguyễn Khắc Viện, được Khải tôn kính như thầy “Bây giờ Liên-xô sụp đổ, cụ tính sao?”.
Viện trả lời «Tôi đi theo chủ nghĩa tư bản văn minh. Chơi hẳn với phương Tây, không chơi với bọn tư bản man rợ mới ngoi lên ở châu Á như Đài Loan, Hồng Kông, Nam Triều Tiên, Singapore.”
Nguyễn Khắc Viện vốn là người học giỏi có tiếng, thế mà ông vẫn không thấy sự chênh lệch về mức phát triển giửa Việt nam với “bọn tư bản man rợ mới ngoi lên” lúc đó. Bây giờ thì phải ít lắm 30 năm nữa may ra Việt nam bám gần đít họ.
Ông Nguyễn Khắc Viện trước giờ có tiếng là người yêu nước chân thành, yêu đảng chân thành. Vậy mà tới Đại hội đảng kỳ VII, ông lại dâng sớ một lần nữa đề nghị TW hảy gìải tán đảng:
“Nổi thống khổ, và thời gian không cho phép chúng ta trù trừ làm thỏa thuận mãi được. Đảng nên tự giải tán, trao chức năng quản lý cho nhà nước, quyền làm chủ tập thể cho nhân dân” (Lê Phú Khải trích Báo Đất Việt, Bỉ, số 273, 1988).
Năm 82 tuổi, ông tâm sự “Đời tôi là một đời “ngây thơ”. Thơ là đi kháng chiến cứu nước, tôi giử nó lại. Ngây là đi theo chủ nghĩa xã hội, tôi vứt nó đi. Nhưng nếu phải sống lại, tôi vẩn đi con đường đó!”
Nhưng ông không phải là người “ngây thơ” mà là người nằm mơ giửa ban ngày. Chẳng lẻ ông đi làm “kháng chiến cứu nước” tại Paris và Hà nội?
Cộng sản sai từ bao giờ?
Nhà báo Nguyên Ngọc kể với Lê Phú Khải: “Một hôm bà Nguyễn thị Bình triệu tập một nhóm trí thức hơn 10 người lại, đặt câu hỏi: chúng ta sai từ bao giờ?
Mọi người đều nói: Sai từ năm 1951, khi Đại hội lần thứ II, đảng lấy chủ nghĩa mác-lê và tư tưởng mao trạch- đông làm kim chỉ nam cho mọi đường lối chính sách của mình. Riêng tôi nói: sai từ đại hội Tours. Bà Bình không đồng ý. Vây mà sáng hôm sau, bà bảo tôi: chị đã suy nghĩ suốt đêm qua. Em nói đúng đấy!”.
Thật ra, hội nghị Tours chỉ mới là cơ hội để Hồ Chí Minh được mang hia mão trình làng và nhờ đó lọt vào mắt của Lê–nin. Qua tháng3/1923, Hồ Chí Minh mới rời Paris, qua Nga làm gián điệp cho Staline. Và từ đây, Hồ Chí Minh mới thật sự làm người cộng sản hết mình hoạt động cho cộng sản. Vốn ít học lại tham vọng quá lớn, chỉ muốn làm quan, phục hận cho cha và bản thân gian khổ, Hồ Chí Minh chỉ biết say mê vũ lực cướp chánh quyền để cầm quyền. Khi nắm được quyền lực bằng mọi thủ đoạn thì chỉ lo giữ chặt chánh quyền bằng bất cứ giá nào, giết hại nửa triêu nông dân vô tội, dìm xã hội xuống đáy vực thẳm cũng làm không chút ngần ngại. Vụ vừa giết vừa bêu ríu Bà Năm Cát Hanh Long, người đóng góp lớn cho Việt Minh, là tâm gương chiếu rọi bản chất gian ác của CB, tức Hồ Chí Minh. Đám cầm quyền cộng sản đều ít học hoặc vô học, gốc nghèo đói, khi có quyền hành trong tay thì việc gì cũng dám làm nên hủy hoại văn hóa dân tộc, cướp bóc, vơ vét của dân đến cọng rau muống cuối cùng là thực tế ngày nay trên đất nước Việt nam. Cũng đều bắt nguồn từ Hồ Chí Minh từ sau hội nghị Tours.
Cho Hồ Chí Minh sai từ Hội nghị Tours là đúng nhưng bà và cả nhiều người cộng sản khác vẫn giử im lặng tiếp tục phục vụ đảng cho tới chết! Có ai bất chợt suy nghĩ tại sao lại như vậy không?
Trên đời dễ có mấy ai
Số Nam kỳ tập kết ra Bắc sau 1954, phần lớn được cho đi các nước Đông Âu thuộc phe xhcn anh em để học nghề chuyên môn về khoa học kỷ thuật. Những người có học Trung học trong Nam rồi thì dễ học tiếp để trở thành kỷ sư thật sự. Vì cũng không thiếu bác sĩ “chẻ củi nấu cơm” ở bệnh viện hoặc kỹ sư “cầu đường” chuyên làm WC 2 ngăn theo Trung cộng. Hỏi tại sao thì được trả lời rất biện chứng “trong chế độ xhcn, công tác nào cũng là công tác phục vụ đảng”.
Thầy Bảy, tức Nguyễn văn Trân và người con trai Nguyễn Hồng Đăng là trường hợp điển hình về mẫu người Nam kỳ thiếu “lý luận”, như Nguyễn Phú Trọng nói, nên theo cộng sản chỉ có tan xương nếu không, thì cũng sớm thân bại danh liệt mà thôi.
Bảy Trân không phải Nguyễn văn Trấn tuy hai người đều quê Cần giuộc, tỉnh Chợ lớn (trước 1954). Nguyễn văn Trân sanh quán ở Bình Đăng trên tỉnh lộ đi Gò công, vừa qua khỏi Cầu Nhị Thiên đường chừng 3,4 km là tới. Đi thêm 16, 17 km nữa là tới Quận Cần giuộc, cũng là quê hương của Cụ Nguyễn Đinh Chiểu, quê ngoại của Nguyễn An Ninh. Bình Đăng là cái nôi của Bình Xuyên. Bảy Viễn quê ở Phong Đước, cách Bình Đăng chừng 3,4 km nữa, về phía tay mặt cùng tỉnh lộ, hướng đi Cần giuộc (7 Trân đặt tên con là Hồng Đăng – Đăng để nhớ sanh quán “Bình Đăng”, Hồng là để nói mình là người cộng sản từ bên Tây lúc đi học).
Nguyễn văn Trấn, tác giả hồi ký “Viết cho Mẹ và Quốc hội”, quê ở Chợ Đệm, cũng thuộc Quận Cần giuộc nhưng nằm phía quốc lộ đi về Miền Tây qua ngã Phú Lâm. Cùng ở vùng này, có hung thần Trần văn Giàu chủ trương giết hết những người kháng chiến thật sự yêu nước nhưng không cộng sản để giành độc quyền lãnh đạo kháng chiến cho cộng sản.
Trở lại với Thầy Bảy, với giai thoại của Thầy và Ba Đăng. Ra Hà nội, ông theo học lớp bồi dưởng chánh trị việt nam ở trường đảng Nguyễn Ái quốc để chuẩn bị vào Trung ương đảng, đi làm Đại sứ ở Liên-xô. Tổng Bí thư Trường Chinh gìảng về lịch sử kháng chiến Nam bộ năm 1945 “Tổ chức Thanh Niên Tiền Phong ở Nam Bộ trước kia là tổ chức phản động thân Nhật”. Thầy Bảy đứng dậy nói: “Thanh Niên Tiền Phong ở Nam Bộ lúc đó do tôi cử Trần Văn Giàu đi gặp Phạm Ngọc Thạch để tổ chức ra nó. Tuy cái vỏ bên ngoài là của Nhật, nhưng cái ruột bên trong là của ta. Đồng chí không biết lịch sử Nam Bộ thì đừng nên giảng như thế”.
Chỉ ít lâu sau, Bảy Trân nhận được quyết định về hưu lúc mới ngoài 50 tuổi” (Lời Ai điếu, trg 213 -214).
Thầy Bảy có viết hồi ký về Nam kỳ kháng chiến. Thầy viết rất đúng sự thật của phong trào ở Nam kỳ từ cuộc khởi nghĩa năm 1940 nhưng không có nhà xuất bản nào dám xuất bản.
Sau 1975, Hồng Đăng có đem về Sài gòn tập hồi ký nhưng bây giờ hai người đều không còn nữa. Muốn tìm lại, không biết hỏi ai đây.
Ba Đăng làm Phó Chủ nhiệm Ủy Ban kế hoặch tỉnh Tây ninh, đi họp về cải tạo tư sản ở dinh Thống Nhứt, nghe Đỗ Mười định nghĩa “Cải tạo tư sản là cướp đoạt lại tài sản của giai cấp tư sản”, Ba Đăng phản ứng “Người cách mạng không cướp của ai cả!”.
Thế là anh Ba phải về vườn như cha của anh đã cải lại Trường Chinh năm xưa ở Hà nội.
Cũng trong một Hội nghị Trung ương, một dân Nam kỳ khác là Dương Bạch Mai, học Luật ở Paris, theo cộng sản, về nước hoạt động cho cộng sản, phê bình “Mao Trạch-đông là tên thổ phỉ, không thể nghe ông ta được” trong lúc Lê Duẩn đi theo Mao vì, theo Duẩn, chỉ có Mao mới có vũ khí và dũng khí cách mạng chống lại Mỹ, và đủ trình độ lý luận để chống chủ nghĩa xét lại. Và Dương Bạch Mai lại không chấp hành nghị quyết 9 thì chỉ có chết mà thôi.
Về cái chết của Dương Bạch Mai, 2 ông Hoàng Minh Chính và Nguyễn văn Trấn tiết lộ, Trần Đĩnh kể lại trong “Đèn Cù, trang 225:
“Nguyễn Văn Trấn rất kính trọng Dương Bạch Mai. Nói học Mai nhiều lắm. Học nhiều cả tiếng Pháp. Trấn cũng nói với tôi như Hoàng Minh Chính đã nói: Họ cho anh Mai uống bia có thuốc độc, chết chưa kịp buông cốc, ngay tại Quốc hội.
Lúc ấy, Hoàng Minh Chính nhờ Mai đưa lên Quốc hội thư ta nên tham gia vào lưới điện toàn phe của Comecom. Mai đưa xong thì phó chủ tịch Hoàng Văn Hoan chỉ ngay tay vào mặt phó chủ tịch Mai chửi “thằng phản động “. Sau đó, Hoàng văn Hoan trốn qua Tàu tỵ nạn và chết luôn ở bên quê hương cũ.
Ta lúc ấy đang hăng hái quyết một lòng nghe Trung quốc mà, ông chắc nhớ quá. Viết gì thì viết, thế nào cũng phải có đoạn nói về xét lại các ông, Trấn nói. Anh Mai bị mưu sát là cái chắc. Tuân Nguyễn ở Đài phát thanh làm bài thơ khóc Mai thì rồi bị bắt luôn. Có lẽ là người tù xét lại đầu tiên ở ta”.
Còn cán bộ người Bắc theo Liên-xô như Hoàng Minh Chính, Nguyễn Kiến Giang,... bị đi tù, được Lê Đức Thọ gắn huy chương “Các cậu ở tù cũng là tham gia chống Mỹ cứu nước”.
Năm 74 tuổi, đang nằm trên giường bịnh nghe Lê Đức Thọ nói, Nguyễn Kiến Giang giận dữ đã phải chửi thề.
Triệt tiêu Nam kỳ vốn là chủ trương của Hồ Chí Minh
Người trong cuộc biết cái bí ẩn của Nam Kỳ Khởi Nghĩa (22/11/1940). Không phải bỗng nhiên nhóm Thường vụ Trung ương đảng lẫn trốn ở Hóc Môn, Bà Điểm mà Pháp biết được và bắt trọn ổ. Đó chính là miền Bắc "chỉ điểm cho Pháp", vì muốn thanh toán sạch cái Trung ương đảng miền Nam để chỉ có Trung ương đảng Bắc Kỳ lãnh đạo. Họ mượn tay người Pháp để tiêu diệt cấp lãnh đạo gốc Nam Kỳ, như Võ Văn Tần, người Đức Hòa, Tân An, Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ,...
Từ đó, Hội nghị thứ 7 Ban chấp hành Trung ương đảng CS Đông Dương đưa Trường Chinh lên làm Tổng Bí thư Lâm Thời và đầu não cộng sản dĩ nhiên nằm tại Bắc Kỳ. Các đảng viên Bắc và Trung Kỳ chia nhau nắm giữ các chức vụ then chốt trong kháng chiến cũng như sau khi hòa bình. Đó là chủ trương thầm kín của Hồ Chí Minh. Sau khi Nhật đầu hàng, các phần tử trí thức Nam kỳ như Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Trấn, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo, Huỳnh Văn Tiểng, Ngô Tấn Nhơn, Phạm Ngọc Thạch,.. lập ra Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Nam Bộ, muốn tách ra khỏi sự khống chế của nhóm đảng viên Trung và Bắc Kỳ để thành lập 1 quốc gia cộng sản Nam Kỳ. Không ngờ Hồ Chí Minh biết thâm ý này nên sai Cao Hồng Lĩnh, Hoàng Quốc Việt vào Nam bắt cóc Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai đem về giam lỏng ở Hà Nội.
Nhờ Nhựt đầu hàng, Duẩn ra tù Côn Đảo, được Hồ Chí Minh gọi ra Hà Nội nhận chỉ thị. Khi cuộc chiến tranh Việt - Pháp lan rộng ở Nam Kỳ, Hồ cử Lê Duẩn với chức vụ Bí Thư Xứ Bộ Nam Kỳ đi vào Nam. Đi theo Duẩn có Lê Đức Thọ. Hồ muốn Duẩn vào Nam để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Những người Trung và Bắc từ trước đến nay sống ở miền Nam như Trần Văn Trà, Võ Quang Anh, Phan Trọng Tuệ, Nguyễn Kim Cương... được Hồ cất nhắc lên cấp chỉ huy. Năm 1951, khi Trung Ương Cục Miền Nam thành lập, Duẩn được cất nhắc lên làm Bí Thư Trung Ương Cục Miền Nam. Từ đó, Hà nội qua Duẩn nắm trọn Miền Nam trong tay.
Vậy dân Nam kỳ khi làm cộng sản phải biết khôn, phải biết gột bỏ đi cái chất “Nam kỳ cuốc”, và nếu còn muốn có chức có quyền, thì nên học lấy tư tưởng vĩ đại của Nguyễn Khắc Viện “Nóng không quạt, ngứa không gải, chọc không tức” mới mong may ra được yên thân vả thêm vài đồng bạc lẻ!
Nhưng sướng hơn hết là bán đất, bán nhà nếu còn, rút về quê, cất cái chòi lá ở cho mát mẻ, tì tì ba-xi-đế, sáng say, chiều xỉn. Nhớ chuyện thế sự, chửi thề vài ba tiếng rồi đi ngủ!
Nguyễn Thị Cỏ May
No comments:
Post a Comment