13:05 ngày 14 tháng 03 năm 2017
*
*
TP
- Như một sự trớ trêu của tạo hóa, khi sinh ra, họ không được lành lặn về thể
xác lẫn tâm hồn. Nam không ra nam, nữ không ra nữ. Để tìm lại chính mình, những
người “hồn cô xác cậu” hoặc “hồn cậu xác cô” lặn hụp mưu sinh đủ thứ nghề, kể cả
trong vũng lầy tăm tối với đủ loại công việc nhạy cảm trong sự lên án, khinh
khi của miệng đời.
Hữu Cường, một LGBT mưu sinh bằng màn biểu diễn “đội
xe máy trên đầu”
Trên hành trình đong đầy nỗi niềm và nước mắt ấy,
theo chân họ từ làm nhân viên phục vụ quán ăn đến lề đường “đi khách”, thậm chí
xuất ngoại sang Thái Lan nuôi giấc mơ chuyển đổi giới tính, phóng viên Tiền
Phong ghi nhận nhiều cung bậc số phận trong khắc khoải tìm lại chính mình.
TP
- “Vì yêu cái đẹp, những người thuộc giới
tính thứ ba, còn gọi là “LGBT” thường chọn tên các loài hoa hoặc nghệ danh của
những ca sĩ, người mẫu hay hotgirl nổi tiếng. Ở quán này có Mỹ Tâm, Hạ Vi,
Edu, Hồng Hạnh, Thảo Nguyên... Phía sau những cái tên mỹ miều kia là ăm ắp những
khát vọng về một cuộc sống bình thường, vượt lên sự trớ trêu của tạo hóa. Họ sống,
yêu, thậm chí khắc lên bia mộ nghệ danh của mình khi lìa đời”, chị T. chủ một
quán ăn có nhân viên là LGBT nói.
Chìm,
nổi
Những năm gần đây, quán ăn có tên Thúy Linh nằm trên
đường Trần Văn Đang, bên bờ kè kênh Nhiêu Lộc, quận 3, TPHCM là một trong những
quán ăn đặc biệt nhất, nhì Sài Gòn bởi nhân viên đều là những người thuộc LGBT.
Thúy Linh là tên của quán ăn này như bao địa điểm ăn chơi khác của dân Sài Gòn
về đêm, bao gồm dân nhậu và cả những người thích khám phá ẩm thực. Nhân viên của
quán tự gọi mình là “pê-đê”, ăn mặc, phục sức như nữ giới cùng dáng điệu uyển
chuyển khiến quán nổi rần rần. Tuy nhiên với điểm đặc trưng dị biệt, cách gọi của
thực khách rất đơn giản: “Lẩu pê đê”. Bỏ ngoài những định kiến, thực khách đến
quán đều dành những lời khen cho món ăn ở đây, hoặc rất thích thú với sự hiện
diện của những nhân viên nam không ra nam - nữ không ra nữ!
Ngồi đồng ở quán nhiều ngày mới biết có những người
ban ngày còn là chàng thanh niên bình thường, nhưng khi đêm xuống, kẻ lột xác,
người “hoá thân” thành những Đông Nhi, Jennifer, Ami hay Mỹ Tâm… lướt thoăn thoắt
giữa các dãy bàn bừa đồ ăn thức uống phục vụ khách. Cũng có đôi người đã biệt
giao hoàn toàn với quá khứ, sống trọn vẹn với hình hài và cuộc sống mới trong
cơ thể một cô gái sau các đợt phẫu thuật. Họ cũng có rất nhiều tên, tùy vào
khách muốn… gọi gì thì đặt.
Hỏi thu nhập ở quán có đủ sống không, nhân viên phục
vụ Tuyết Linh nói: “Nếu đủ thì không thể nói bao nhiêu là đủ. Cái đau đáu là những
người LGBT ở đây phải cắn răng chịu bao đau khổ, tủi nhục nhưng phải tiết kiệm
ăn uống, chi tiêu đến mức nghèo khổ để có tiền làm một cuộc giải phẫu (một phần
hoặc toàn thân) để mong “thoát kiếp sâu… hoá bướm”, tìm lại con người đích thực
của mình”.
Tại TPHCM, không khó để bắt gặp những LGBT biểu diễn
và hát đám ma. Cái nghề “tỏa sáng sân khấu” trong giới này cũng lắm thị phi chả
kém gì showbiz. Cũng giành giật show, cũng “hiến thân”, cũng chơi xấu đồng nghiệp
để được nổi tiếng và tăng thêm thu nhập. Những LGBT vốn là những người cực nhạy
cảm, chỉ hơi ghen tị với nhau một chút là sẵn sàng cắt đứt quan hệ với nhau rồi
đi la làng, nói xấu, hay đá xéo, dựng chuyện, thậm chí “ngậm máu phun người” với
người từng thân thiết với mình. Họ ưu tiên những công việc liên quan đến làm đẹp
như: Make up, làm nail dạo, xem bói...
Theo tự sự của Ngọc Lan (22 tuổi, ngụ quận 10), một
LGBT chuyên đi làm nail dạo, do không đủ tiền mở tiệm nên chọn cách hành nghề tự
do, thường đến tận nhà khách hàng để phục vụ. Nghề make up hay làm nail chỉ đắt
hàng khi vào mùa. Hết mùa cưới hay vào mùa đông, make up và nail thường ế ẩm.
Công việc giống như đi câu, “được ăn cả, ngã về không”, thu nhập rất bấp bênh,
khiến dân làm nail phải xoay một lúc đủ nghề khác để kiếm sống. Một trong hai
công việc trên, ranh giới giữa làm nghề và đi khách chỉ vênh nhau một sợi tóc.
Giống như showbiz, một số pê-đê đắt show trên sân khấu
bao nhiêu thì cũng đắt show với các “đại gia” bấy nhiêu. Một số LGBT sau nhiều
lần đi khách còn trở thành má mì môi giới, “tạo điều kiện” cho đàn em có thêm
thu nhập. Một số LGBT hết thời hoặc kém nhan sắc chọn cách đứng đường vẫy khách
hoặc lên mạng tìm bạn tình. Cái giá sau một cuộc mây mưa đôi khi chỉ là một bữa
ăn sáng, một tặng phẩm ít giá trị, chưa kể, một LGBT đi khách còn bị lừa lấy mất
tài sản cá nhân, bị đánh đập, bạo hành lẫn bạo dâm… Vì bất hợp pháp nên gặp những
tai nạn nghề nghiệp như vậy, họ chỉ biết ngậm đắng nuốt cay, không dám trình
báo.
Tủi
phận ê chề
Sau chầu nhậu say bí tỷ trên đường Phạm Văn Đồng, quận
Bình Thạnh, Hà My (23 tuổi), một LGBT tỉ tê, nhà ở quận Phú Nhuận, tham gia vào
đội đi hát sinh nhật, diễn đám ma. “Cô” không quên được ngày đầu tiên đi diễn
trên phố. Lúng túng, ngượng ngùng, My run rẩy hát, hy vọng sẽ được khách… bo
thì bất ngờ gặp phải tình huống dở khóc dở cười, mặc dù trước đó đã nghe đàn chị
đi trước dặn dò: Khách bo thêm 50.000 đồng với điều kiện “cởi áo ra luôn”. Bị
“triệt buộc”, My gượng gạo cởi áo vứt xuống nền đất: “Nếu lúc đó em mà từ chối,
đám khách sẽ không chỉ “giúp” em lột áo bằng bạo lực mà còn bu lại “xào” thêm
nhiều chuyện… khó đỡ khác”- giọng My cay đắng!
Tủi phận ê chề, cầm những đồng tiền khách bo, nhiều
LGBT bộc bạch họ không nghĩ thân phận mình sao mà ngang trái, không khác gì đồ
chơi mua vui cho đám người đời tàn nhẫn. Đi hát được vài bữa, chịu đời không xiết,
My cô đành “buông” vì cảm thấy giọng hát của mình chưa đủ sức thu hút khách
hàng, nên chuyển sang học nhảy. Mà đã nhảy thì không thể mặc quần áo kín đáo được
nữa. Cô phải mặc áo 2 dây hở ngực, hở bụng, váy ngắn cũn cỡn… lắc, nhảy hát
theo điệu nhạc. “Mục đích của em chỉ là kiếm đồng tiền chân chính để nuôi thân.
Nhưng sự đời nó vậy, nên em “lì luôn”, mặc kệ thiên hạ chỉ trỏ, cười đùa chế nhạo.
Diễm Ái, một LGBT khác không giấu được nước mắt kể về
công việc của mình. 20 tuổi, đeo theo học làm xiếc. Tuy nhiên những bài học đòi
hỏi sự dẻo dai thì Ái không thể làm được, nên đành học nuốt nhang đang cháy phừng
phừng. Sau những màn diễn của Ái cũng có những tràng pháo tay, cũng tiền “bo”,
nhưng đêm về là đắng cay, tủi cực. Nhiều lần, lưỡi bỏng rộp, bị lột da cả tuần
không ăn uống được gì, nhưng vì mưu sinh, Ái tiếp tục biểu diễn, lại phải chấp
nhận cho người ta… quấy rối. “Sợ nhất là gặp khách đã… ngà ngà, họ sàm sỡ rất
thô bạo. Nhưng nếu mình tỏ thái độ không vui thì người ta gây gổ, vừa không được
tiền lại có khi bị ăn đòn” - ngậm ngùi, Ái nói.
Sự
kỳ thị tàn nhẫn
Thu Minh, một LGBT đã phải bỏ học giữa chừng để được
sống là chính mình. Cô mang nhiều nét nữ tính, nhưng cũng bởi vẻ ngoài đó mà tuổi
thơ đầy cay đắng. Ngày còn ngồi ghế nhà trường, Thu Minh đều lén lút, dè dặt đề
phòng, tránh chạm mặt lũ bạn tinh quái. Nhiều lần bị lũ bạn hò nhau trêu chọc,
thậm chí lột hết quần áo để kiểm tra xem “nó là trai hay gái hay pê-đê”. Mỗi lần
như vậy, Thu Minh không biết cầu cứu ai. Về nhà, cậu cũng bị người lớn mắng mỏ:
“Ai bảo mày chẳng giống ai thì chúng nó mới làm vậy, còn kêu ca gì.”. Rồi Thu
Minh bỏ học giữa chừng. Cậu cho rằng đó cũng là cách phòng vệ để có thể sống tới
ngày hôm nay mà không tìm đến cái chết vì bị kỳ thị.
Một mình, Thu Minh lăn lộn với cuộc sống đường phố,
việc gì cũng đã làm, nhưng khi lộ thân phận ngay cả những công việc đơn giản nhất
như rửa bát tại các nhà hàng, cậu cũng không được nhận. Năm 23 tuổi, Thu Minh bắt
đầu tiêm hormone nữ bằng những đồng tiền tích cóp được trong 6 - 7 năm làm đủ mọi
việc. Ngặt nỗi Minh mới chuyển giới được phần trên, còn phần dưới thì đang cố gắng
kiếm tiền để đi phẫu thuật nốt phần còn lại.
“Trên đời, có lẽ người ta sợ nhất là cái chết nhưng
với những người LGBT như tụi em thì chẳng sợ gì bằng không được sống đúng con
người mình. Trong mắt mọi người, tụi em như là người bệnh hoạn rồi thì… chẳng
còn gì để sợ. Em cũng từng có người yêu, nhưng chia tay lâu rồi. Làm gì có người
nào yêu tụi em thực sự? Vì vậy, tụi em chỉ có một khao khát là có được hình hài
và sống là chính mình thôi”, Thu Minh rưng rưng nước mắt.
____________
(Còn nữa)
Cái giá sau một lần “bán thân” đôi khi chỉ là một bữa
ăn sáng, một tặng phẩm ít giá trị, chưa kể nhiều khi tụi em đi khách… và bị họ
lừa lấy mất tài sản cá nhân, bị đánh đập, bạo hành… nhưng đành ngậm đắng nuốt
cay mà không dám trình báo, một LGBT nói.
Đình
Đình - Nguyên Quốc
*
07:00 ngày 15 tháng 03 năm 2017
TP
- Mặc dù chuẩn bị tinh thần khá kỹ từ vài tháng, thậm chí cả năm, nhưng khi sắp
bước vào “ranh giới sinh tử” để phẫu thuật, tìm lại con người thật của mình,
nhiều thân phận “hồn cô xác cậu” không khỏi sợ hãi, bật khóc như một đứa trẻ.
Trên chuyến bay đến Bangkok, Thái Lan, ngoài chúng
tôi còn có năm người khác mà người đời quen gọi họ là LGBT... Trong đó, có ba
người đã phẫu thuật phần trên, qua chuyến đi này họ sang phẫu thuật tạo “bộ phận
kín” để trở thành nữ giới hoàn toàn. Hai người còn lại phẫu thuật ngực. Tuổi,
quê quán, hoàn cảnh gia đình mỗi người tuy khác nhau, nhưng tựu trung ở họ là niềm
cháy bỏng ước mơ… lột xác để tìm lại đúng giới tính của mình.
Khu
phố phục vụ người chuyển giới
Gần 3 giờ xếp hàng làm thủ tục, kiểm tra an ninh xuất
phát ở Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, TPHCM, cuối cùng chúng tôi cùng nhóm người
sang Thái Lan chuyển giới cũng hạ cánh an toàn xuống Sân bay Quốc tế
Xu-oa-na-pum lúc gần 11 giờ trưa. Đầu năm 2017, khách du lịch đến xứ Chùa Vàng
đông nghịt. Trên đường về thủ đô Bangkok khoảng chừng 25 km, nhưng chúng tôi phải
đón rất nhiều chuyến tàu điện ngầm mới về tới nơi. Bởi mỗi khi dừng trạm, lượng
khách lên xuống trên tàu điện ngầm đều quá tải.
Tại khu phố Pratunam, Bangkok, nhóm người qua chuyển
giới được Hoa Hạ (28 tuổi, ngụ quận Tân Bình, TPHCM) ra đón và đưa về khách sạn
Gon-dinh-lin nhận phòng. “Mọi người tự chia phòng rồi tắm táp cho mát mẻ, khoảng
40 phút nữa tôi qua dắt đi ăn trưa”, Hoa Hạ nói.
Tại khu vực tiếp tân, lối đi bộ và thang máy lên xuống
khách sạn này, chúng tôi gặp rất nhiều người Việt Nam, phần lớn là những LGBT đến
thuê phòng lưu trú lại. Qua tìm hiểu, được biết chủ khách sạn này ưu tiên các
phòng ở tầng một dành cho người Việt Nam sang thuê để dưỡng… sức trong thời
gian thay đổi giới tính. Ngoài ra, vị trí của khách sạn rất thuận tiện cho những
người chuyển đổi giới tính đi lại, bởi chỉ cách bệnh viện chuyển giới khoảng 5
phút đi bộ.
Bữa cơm trưa hôm đó, chúng tôi rất đỗi ngạc nhiên bởi
một số nhân viên phục vụ quán ăn gần khách sạn, họ là người Thái nhưng nói sành
sỏi tiếng Việt. Đặc biệt phần lớn thức ăn ở đây nấu theo hương vị dành cho người
Việt Nam. “Mỗi năm có rất nhiều người Việt xuất ngoại sang Thái chuyển đổi giới
tính, nên các khách sạn, quán ăn gần các bệnh viện chuyển đổi giới tính thuộc
khu Pratunam rất chiều chuộng khách người Việt Nam. Nhiều nơi họ còn thuê người
Việt phụ giúp để thuận tiện trong việc buôn bán”, Hoa Hạ giải thích.
Để “thuận buồm xuôi gió” cho cuộc đại phẫu chuyển giới,
cả nhóm người đồng giới (ngồi) đến đền Erawan (thờ Phật bốn mặt) cầu nguyện.
Chỗ
dựa tinh thần
Những năm gần đây, việc chuyển đổi giới tính được phổ
biến rộng rãi và công khai, không còn giấu giếm như ngày trước, xã hội ở nước
ta cũng dần dần công nhận. Điển hình trong giới show biz, ngày trước thời ca sỹ
Thái Tài còn úp mở trong việc chuyển giới, nhưng gần đây ca sỹ Lâm Chi Khanh,
Hương Giang Idol hay nhà thiết kế thời trang Franky Nguyễn (bản sao của ca sỹ Hồ
Ngọc Hà sau khi chuyển giới)… đều công khai việc họ đi chuyển giới. Họ rất hạnh
phúc khi bản thân được trở về đúng với thân phận của mình.
“Những người Việt Nam sang Thái Lan chuyển giới đều
tìm đến ngôi đền này xin Phật bốn mặt phù hộ. Sau khi ca mổ thành công, họ đều
thỉnh ngài về nhà để thắp hương, xin lộc phước trong cuộc sống sau này khi về
nước”.
Hoa
Hạ nói
Theo lời Hoa Hạ, những người LGBT khi muốn chuyển giới
chỉ cần lên mạng internet tra cứu thông tin, chi phí cho cuộc phẫu thuật, bệnh
viện, bác sỹ mổ… đều có đủ. Sau đó, nhờ những người từng đi Thái Lan phẫu thuật
chuyển giới thành công để tư vấn thêm kinh nghiệm và đưa họ xuất ngoại để “hoá
bướm”.
Chiều hôm ấy, một phần mệt mỏi bởi không khí ở
Bangkok oi bức, ngột ngạt, một phần lo lắng nếu cuộc phẫu thuật chuyển đổi giới
tính sắp tới không thành công là xem như… “lúa đời”, khiến Linh Nhi (23 tuổi,
quê An Giang) bật khóc nức nở ở hành lang khách sạn. Có lẽ quá quen với hình ảnh
những “chàng trai, cô gái” chưa chuẩn bị kỹ tinh thần trước khi lên bàn mổ để
tìm lại chính mình, Hoa Hạ an ủi: “Chị hiểu tâm trạng của em lúc này. Nếu thật
sự em muốn trở về đúng với con người thật của mình thì hãy tự tin lên. Ngày trước
tâm trạng chị cũng giống như em bây giờ. Số phận đã không mỉm cười với thân phận
của chúng ta, chị em mình sinh ra bị lỗi của tạo hóa nên xã hội, gia đình quay
lưng… thì mình chỉ biết trông cậy vào… phẫu thuật, rồi… “hên xui”, chứ biết sao
giờ!”.
Theo ghi nhận của chúng tôi, tại các phòng khách sạn
gần đó, liên tục phát ra những âm thanh rên rỉ, đau đớn của những người đã phẫu
thuật vừa được bác sỹ cho xuất viện về đây nghỉ ngơi dưỡng thương. Thấy vậy, những
người sắp “lên dĩa” không khỏi bồn chồn, lo lắng. Cùng nỗi sợ giống Linh Nhi,
nhiều “cô gái” không bình tĩnh và òa khóc nức nở. Tuy nhiên, cũng có người cố
nén cảm giác lo lắng, sợ hãi… của mình sau những hơi dài rít thuốc lá ở chân cầu
thang bộ.
Bữa cơm tối hôm ấy mặc dù đầy đủ thịt cá, rau... khẩu
vị cũng không đến nỗi nào, nhưng gần như những người ở Việt Nam sang Bangkok
chuyển giới có cùng cảm giác như thể là bữa cơm cuối cùng… Cả thảy không nuốt nổi,
bởi sự sợ hãi cứ “ám” lấy họ. Để giúp cả nhóm chuẩn bị tốt tinh thần ngày mai
bước vào cuộc phẫu thuật “sinh tử”, tối hôm đó, Hoa Hạ dắt cả nhóm đến ngôi đền
Erawan, thờ thần Brahma (còn gọi là Phật bốn mặt) thuộc quận Chidlom, Bangkok để
thắp hương bái Phật, cầu cho ca chuyển giới sắp tới “thuận buồm xuôi gió”. “Những
người ở Việt Nam sang Thái Lan chuyển giới đều tìm đến ngôi đền này xin Phật bốn
mặt phù hộ. Sau khi ca mổ thành công, họ đều thỉnh ngài về nhà để thắp hương,
xin lộc phước trong cuộc sống sau này khi về nước”, Hoa Hạ nói.
Trên chuyến bay sang Thái chuyển đổi giới tính, Linh
Nhi nói, cô lo lắng, rất sợ ca phẫu thuật không thành công.
Vượt
lên số phận
8 giờ sáng hôm sau, Hoa Hạ, Linh Nhi và Long Nữ (25
tuổi, ngụ quận 6, TPHCM) từ khách sạn lội bộ khoảng 5 phút thì đến phòng khám của
bác sỹ Thep Vechavisit, vị bác sỹ này từng phẫu thuật thành công cả ngàn ca
chuyển đổi giới tính. Được đặt lịch hẹn trước, Linh Nhi và Long Nữ tới đợi dăm ba
phút thì các bác sỹ tư vấn tâm lý gọi vào. Qua đó, bác sỹ này hỏi: “Các bạn biết
giới tính lúc mấy tuổi, bộc lộ từ nhỏ hay hình thành từ khi đi chơi với người đồng
tính? Có dùng hoóc môn sinh dục nữ hay chưa, có chắc chắn muốn làm con gái
không…?”. Nhiều lần cả hai khẳng định giới tính mình bộc lộ từ nhỏ, muốn làm
con gái thật sự thì các bác sỹ tâm lý mới đồng ý để làm thủ tục, sắp xếp ngày mổ.
Trong lúc ngồi chờ gọi tên mình vào phòng mổ, Long Nữ
quay sang nhìn những người đi cùng nức nở khóc: “Sao em thấy lo lắng quá, có
khi nào vào phòng mổ sợ quá rồi em bỏ cuộc không chị Hạ. Ước mơ làm con gái là
lớn lao nhất, lâu nhất trong cuộc đời bấy lâu nay của em, nhưng để tìm lại
chính mình sao em thấy sợ quá. Lên bàn mổ họ làm gì mình, mổ xong em có bị gì
không…”. Được sự động viên của mọi người, Long Nữ gạt nước mắt… rồi bước vào
căn phòng sinh tử ấy.
Hoa Hạ nói: “Tâm lý những người chuyển giới trước
khi vào phòng mổ dễ bấn loạn lắm. Nếu không có người an ủi, động viên là họ bỏ
cuộc ngay. Mỗi lần đi là mỗi lần khó, nên phải có người trấn an, động viên để họ
có động lực bước vào phòng mổ nhằm thực hiện thành công ước mơ lớn nhất cuộc đời
mình”.
Bác sĩ Thep Vechavisit (trái) tư vấn người đồng giới
trước khi bước vào phòng phẫu thuật.
Cũng theo Hoa Hạ, nhiều người khi vừa bước vào phòng
mổ, họ mất bình tĩnh và khóc quá nhiều khiến bác sỹ không thể phẫu thuật được
đành cho về. Một phần họ sợ dao kéo khiến cơ thể đau, một phần nghĩ nếu ca phẫu
thuật thất bại, cuộc đời họ sẽ gặp nhiều biến cố khó lường, gia đình sẽ quay
lưng với họ. Do đó, cũng có không ít người đã không vượt qua khỏi cảm giác sợ
hãi, đau đớn, phải trở về nước. Nhưng khi về nhà chưa được bao lâu thì sự khát
khao được làm con gái của những người đồng tính lại trỗi dậy. Và họ tiếp tục
quay trở lại Thái Lan để rồi cắn răn chịu đựng những cơn đau buốt óc… với khát
khao cháy bỏng tìm lại con người thật của mình!
(Còn nữa)
Đình
Đình
No comments:
Post a Comment