(VNTB)
Những nhà hoạt động dân chủ - nhân quyền sẽ làm thế nào khi mà họ đấu tranh
trong một xã hội với người dân chấp nhận cuộc sống thực tại, sống chung với lũ
hoặc thậm chí tìm cách biện hộ cho chính quyền? Việt Nam ở một góc nhìn nào đó,
không khác gì Macau với một “xã hội nhút nhát”.
Jason Chao là một nhà hoạt động dân chủ - nhân quyền
tại Macau. Anh cho biết, Macau đang thiếu những giá trị đích thực của nó.
Jason Chao Teng-hei trong một chiến dịch của tổ chức
Ân xá quốc tế. Ảnh: Cloud
“Đây chỉ là một nơi để chúng ta theo đuổi lợi ích vật
chất,” Jason Chao Teng-hei, một trong số ít các nhà hoạt động dân chủ và nhân
quyền của vùng lãnh thổ này cho HKFP biết.
30 tuổi, ông từng bị bắt vì tiến hành giả lập một cuộc
trưng cầu dân ý về Trưởng Khu hành chính đặc biệt (người đứng đầu Macau), lấy cảm
hứng từ một chiến dịch tương tự do Giáo sư ngành Luật Benny Tai (Hồng Kông). Gần
9.000 người đã tham gia cuộc thăm dò - một con số cử tri đi bầu cao trong một
thành phố tương đối thụ động chính trị.
“Về mặt lý thuyết, cảnh sát có thể bắt tôi bất cứ
lúc nào họ muốn,” ông nói.
Nhưng Chao đã sẵn sàng để bảo vệ hệ thống tư pháp hướng
tới các giá trị nhân quyền.
Xã
hội nhút nhát
Là thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha, Macau trở thành một
đặc khu hành chính của Trung Quốc vào năm 1999. Hệ thống chính trị tương tự như
Hồng Kông.
Macau có ngành công nghiệp casino sôi động và một
dân số nhỏ chỉ hơn 640.000 người. Một yếu tố dẫn đến ý thức quyền làm người.
“Macau là một ngôi làng nhỏ - tất cả mọi người về cơ
bản đều biết nhau. Không giống như Hồng Kông, nơi nền kinh tế lớn và đa dạng,”
Chao cho biết. Mọi hoạt động đều bị giám sát bởi cảnh sát.
“Họ giống như cảnh sát chính trị.”, ông cho hay,
Macau là xã hội vật chất?
Ông nói thêm rằng, chính phủ và các sòng bạc sử dụng
một lượng lao động lớn, nhiều người trẻ tận hưởng một thu nhập tốt và không cảm
thấy sự cần thiết để chống lại hệ thống.
Bình luận chính trị Larry nói rằng, người dân Macau
có cách hiểu dân chủ khác nhau: “Đừng nhìn vào Ma Cao qua ống kính của Hồng
Kông”.
“Người dân ở Macau cho rằng, chính trị của Hồng Kông
khá lộn xộn, nó không tốt cho nền kinh tế,” ông nói. “Họ xem Hồng Kông với thái
độ: chính phủ tạo cho người dân thu nhập ở mức 6.000 dollar/ tháng, liệu ai có
thể làm điều đó [tốt hơn]?”
Quan điểm trên khiến cho 12 năm qua, Chao rơi vào một
trận chiến khó khăn.
Thay
máu
Chao từng vận động cho các nhà lập pháp khi ông còn
là một học sinh trung học. Năm 2009, ông ra tranh cử một ghế trong cơ quan lập
pháp, trở thành ứng cử viên trẻ nhất - 22 tuổi - trong cuộc bầu cử.
Mặc dù thất bại, nhưng Chao đã trở thành lãnh đạo của
đảng ủng hộ dân chủ “Hiệp hội Macau mới” vào năm sau.
Không hài lòng với phương pháp phản đối thông thường
là viết thư kiến nghị, Chao và đồng nghiệp của ông cảm thấy sự cần thiết phải
áp dụng chiến lược mới và tạo sinh lực cho nhóm, Vốn được điều hành bởi các
chính trị gia lớn tuổi.
Nỗ lực của họ thay máu trong đảng được xem nhưng một
cuộc “thanh trừng chính trị.” Kết quả giờ đây, đảng này được biết đến như một tổ
chức ủng hộ dân chủ nổi bật tại Macau, Chao và nhà hoạt động trẻ khác chủ động
chạy các chiến dịch, nộp báo cáo nhân quyền đến Liên Hợp Quốc, báo cáo tham
nhũng, và nhiều vấn đề nhân quyền khác.
Họ cũng cho ra một cơ quan ngôn luận mang tên Macau
concealers . Ban đầu nó là một ấn phẩm trào phúng, nhưng sau đó đã trở thành một
nguồn tin tức trực tuyến lớn, đối diện với phương tiện truyền thông chính thống
của chính phủ.
Sự
kỳ vọng về cuộc đụng độ
Tuy nhiên, không dễ dàng để tham gia chính trị tại
Macau.
“Người dân ở Macau nghĩ rằng nếu bạn tham gia vào một
cuộc biểu tình, nghĩa là bạn phải trở thành một nhà làm luật, cách suy nghĩ của
họ rất nông cạn,” Chao cho biết. “Vấn đề nhân quyền như tự do ngôn luận không
được đón nhận bởi dân chúng.”
Ông tin rằng vấn đề sâu xa hơn nằm ở chỗ thiếu lý tưởng
xã hội.
“Có một xu hướng đi lên của cuộc biểu tình tại Ma
Cao – đó là số lượng người xuống đường đấu tranh cho quyền lợi của họ.” ông
nói.
Ông nhớ lại một chiến dịch vào năm 2015, biểu tình nổ
ra sau khi một trẻ sơ sinh được báo cáo đã chết vì bị lạm dụng bởi một công
nhân trong nước.
Chao đã viết lời kêu gọi người biểu tình trên Macau
concealers là tránh xa ngôn ngữ bài ngoại, và quyền lao động cần được tôn trọng.
Tuyên bố của ông bị chỉ trích nặng nề, nhiều người tuyên bố rằng công nhân
trong nước tốt hơn so với sử dụng lao động ngoài. Chao cho biết ông cũng nhận
được tin nhắn phỉ bang, xúc phạm, thậm chí là báo cáo nhằm đóng trang cá nhân của
ông trên Facebook.
“Họ thậm chí đã đến văn phòng của chúng tôi. Một số
nhà lập pháp [Hội Macau mới] ngay lập tức cho biết họ không chia sẻ quan điểm với
tôi,” ông nói. “Vấn đề là ngay cả các nhà lập pháp ủng hộ dân chủ cũng thực sự
không hiểu dân chủ là gì.”
“Đối với giới trẻ ủng hộ dân chủ, tranh đấu trong cơ
quan lập pháp là điều cần ủng hộ. Nhưng để giữ cho ý thức hệ đó trong khi tìm
kiếm hỗ trợ công cộng - Thì sự cân bằng là không dễ dàng để đạt được”.
Xã
hội dân sự của Hồng Kông
Trong mắt Chao, xã hội dân sự Hồng Kông có phần phức
tạp.
“Nếu xã hội dân sự của chúng tôi tăng trưởng mạnh ở
mức 30-40% như Hồng Kông, thì đó là điều tuyệt vời,” ông nói.
Ông nhớ lại cảm giác choáng ngợp trước sự kiện Dù
Vàng ở Hồng Kông năm ngoái. Ông được mời, cùng với các nhà hoạt động LGBTQ
khác, đến một cuộc họp của Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Hồng Kông. Bên ngoài, một nhà
hoạt động chống lại người đồng tính đang chia sẻ với báo chí.
Xã hội dân sự Macau chưa thực sự trưởng thành như HồngKông.
“Một số người trong chúng tôi muốn đối đầu với anh
ta trước mặt các phóng viên. Sau đó, một luật sư bên cạnh chúng tôi nói rằng
ông sẽ không can thiệp, nhưng ông sẽ cung cấp cho chúng tôi lời khuyên pháp lý.
Một người khác cho biết ông sẽ là chứng nhân của chúng tôi.” ông nói.
“Tại Macau, không có sự tương hỗ, bạn phải buộc làm
việc một mình - xã hội dân sự của chúng tôi vì thế không thể so sánh như ở Hồng
Kông.”.
Dù ấn tượng bởi số lượng người dân Hồng Kông tham
gia biểu tình năm 2014, tuy nhiên ông cũng chỉ trích sự nổi lên của chủ nghĩa
cá nhân.
“Bản sắc cá nhân là một vấn đề phức tạp. Tôi đánh
giá tư tưởng và thành tựu hơn là họ đến từ đâu”, ông nói.
“Đối với Hồng Kông, bạn có thể trích dẫn các giá trị
cốt lõi như tự do. Nhưng sau đó một lần nữa, làm thế nào để nó thực sự là họ?
Ai sẽ coi chúng là giá trị chung?”
Ông cho biết gần đây ông đã gặp một nhóm sinh viên từ
Hồng Kông. Khi ông hỏi họ tại sao họ tự coi mình là người Hồng Kông, các sinh
viên trả lời “vì họ không hành xử như người Trung Quốc.”
“Họ thậm chí không thể nói ra các quy định của pháp
luật. Điều đó khiến tôi tự hỏi có bao thế hệ trẻ của Hồng Kông.”
Chuyển
đổi trong xã hội dân sự Macau
Chao sẽ sớm rời khỏi Hội Macau mới để thiết lập một
cơ quan giám sát bầu cử. Ông đã quyết định không ra tranh cử một lần nữa.
“Tôi được chẩn đoán mắc hội chứng Asperger [một dạng
của bệnh tự kỷ], vì vậy tôi không có kỹ năng giao tiếp tốt. Tôi không thích làm
hài long tất cả mọi người”, ông nói.
“Nhưng ở Macau, cuộc bầu cử không phải là điều tiến
bộ cho lắm, bởi mọi người không hề quan tâm đến nền tảng đích thực của nó”.
Ông cho biết các cơ quan lập pháp là một chiến trường
khó khăn cho các quan điểm ủng hộ dân chủ vì có nhiều nhóm lợi ích và các tổ chức
ủng hộ Bắc Kinh có thể huy động các nguồn lực “không giới hạn”.
Trong khi đó, phe ủng hộ dân chủ bế tắc khi bị mất
phương hướng, Chao lập luận. Ông cho biết dù muốn thành lập nhiều mặt trận (có
cả dùng phương tiện truyền thông xã hội) để ủng hộ dân chủ nhưng đây vẫn là một
cuộc chiến khó khan.
“Chúng tôi có nguồn lực hạn chế. Đây cũng là khó
khăn về mối quan hệ của chúng tôi với cộng đồng. Chúng tôi cần trí tuệ tập thể
để tìm ra con đường chung”, Chao cho biết.
Về lâu dài, các nhà hoạt động hy vọng sẽ xây dựng một
xã hội dân sự mạnh mẽ hơn tại Macau bằng cách tiếp tục hút sự chú ý công chúng
về các vấn đề nhân quyền. Và Hồng Kông sẽ tiếp tục là một điểm quan trọng trong
nguồn tài liệu tham khảo của Chao và đồng nghiệp.
“Những gì Hồng Kông không thể đạt được, nó sẽ còn
khó khăn hơn để Macau để đạt được. Và nếu Hồng Kông đi xuống, nó sẽ kéo Macau
xuống cùng, bởi số phận của chúng tôi đã liên kết lại với nhau.”
No comments:
Post a Comment