Monday, May 18, 2015

Giữa Moscow và Berlin (Lê Phan)





Giữa Moscow và Berlin
Lê Phan
(Theo Reuters)
Saturday, May 16, 2015 1:53:20 PM 

Cuối tuần qua, Âu Châu tưởng niệm 70 năm ngày mà người ta có thể gọi là chấm dứt Đệ Nhị Thế Chiến ở Âu Châu hay là ngày chiến thắng Đức Quốc Xã. Trên toàn Âu Châu và ở Hoa Kỳ, nhiều lễ tưởng niệm đã được tổ chức. Nhưng rầm rộ nhất là cuộc duyệt binh ở Nga, mặc dù gây ấn tượng nhất có lẽ là những lời nói từ một sử gia ở Đức.

Cách đây ba tháng, Thủ Tướng Ba Lan Grzegorz Schetyna đề nghị là Berlin hay London là một địa điểm thích hợp hơn là Moscow để đánh dấu 70 năm ngày chấm dứt Đệ Nhị Thế Chiến ở Âu Châu. Ở Nga, khi ngày chiến thắng 9 tháng 5 thường được đánh dấu bằng những cuộc duyệt binh khổng lồ ở Quảng Trường Đỏ, lời nhận xét của ông Schetyna đã bị chê bai. Đài truyền hình số 5, có trụ sở chính ở thành phố nhà của Tổng Thống Vladimir Putin ở St. Petersburg, đã cự lại ông thủ tướng Ba Lan với một đề nghị “một cuộc du hành vĩ đại quanh Âu Châu” của quân đội Nga.

Trong chương trình tổng kết tin tức cuối tuần, đài số 5 chiếu cảnh một giọng Nam của một phát thanh viên không có mặt trên màn hình nói, “Chúng ta có một quân đội lớn. Có đủ cho tất cả mọi người,” trong khi trên màn hình những mũi tên đỏ trên bản đồ như là bản đồ của một chiến trường, bắn đi từ Moscow đến Warsaw, Berlin, Helsinki và Prague. Bằng những hình ảnh do computer tạo nên, xe tăng lăn bánh, phi cơ cất cánh và lá cờ Nga mọc lên ở khắp những căn cứ quân sự cũ của Liên Xô ở miền Đông nước Đức. Giọng phát thanh viên tiếp, “Thật đáng buồn là các đối tác Tây phương của chúng ta không thấy hỏa tiễn Iskander tận mắt bởi nó chỉ có thể gửi đến qua đường bay” trong khi một hỏa tiễn được nhấc ra khỏi các silo chứa hỏa tiễn.

Sự tức giận và lo sợ đã làm lu mờ cảm tưởng tôn kính những người đã bỏ mình hy sinh và sự cảm ơn những binh sĩ đã đánh bại Đức Quốc Xã. Sự liên hệ của quân đội Nga ở Ukraine đã làm cho hầu hết các lãnh tụ Âu Châu tẩy chay cuộc duyệt binh năm nay.

Chính Ba Lan đã tổ chức lễ kỷ niệm riêng của mình, được sự tham dự của đa số các lãnh tụ của các quốc gia thuộc miền trung và miền Nam Âu Châu, vốn đã bị rơi vào sự kiểm soát của Moscow trong gần nửa thế kỷ sau năm 1945. Nghi thức đầy kịch tính vào lúc đêm khuya, đánh dấu phát súng đầu tiên bắn vào G'dansk tuy vậy đã có sự tham dự của ông tổng thư ký Liên Hiệp Quốc.

Sự đoàn kết của Âu Châu trong việc tưởng niệm chiến tranh chấm dứt, mà mới cách đây vài năm, đã tưởng là bền vững, nay đã bị tan rã bởi không có được đồng ý thống nhất trên hậu quả của nó, và cũng bởi di sản của nhà độc tài Joshep Stalin của Nga.

Điều mỉa mai nhất của lịch sử là Đức ngày nay là quốc gia có đủ uy tín đạo đức để vượt mọi đối nghịch trong việc tưởng niệm Đệ Nhị Thế Chiến. Bị chia cách làm hai quốc gia trong giai đoạn Chiến Tranh Lạnh, người Đức đã có kinh nghiệm cả dân chủ lẫn Cộng Sản cho đến khi thống nhất vào năm 1990. Quan trọng hơn nữa, những người Đức hậu chiến đã dám đối diện với quá khứ Đức Quốc Xã của mình một cách trung thực và hối hận, khiến đã cho giúp giành được niềm tin và rồi tình hữu nghị, tình bạn của các cựu thù.

Đối với Đức, thảm bại hoàn toàn trong Đệ Nhị Thế Chiến đã giúp cho dân chủ một cơ hội bắt rễ ở Tây Đức, một sự việc đã dẫn đến sự tự ý thức về những đồi bại của Đức Quốc Xã. Đối với người Nga, “đại chiến thắng” - chỉ đạt được với vô vàn đau khổ cho dân Nga - ngược lại đã củng cố cho chế độ độc tài toàn trị của ông Stalin và đem lại chính nghĩa cho liên bang Xô Viết như là một cường quốc. Ngay ngày nay, hơn hai thập niên sau khi Cộng Sản sụp đổ ở Nga, chiến thắng vẫn còn được sử dụng cho những mục đích chính trị.

Sự đối nghịch giữa cách thức Berlin và Moscow chào đón sự kết thúc chiến tranh không thể nào khác nhau hơn: Ở Quốc Hội Đức, một vị giáo sư sử học 76 tuổi đọc một bài diễn văn đầy suy tư trong khi 16,000 binh sĩ, kèm theo 194 quân xa và 143 phi cơ chiến đấu, hung hăng diễn hành trước Điện Kremlin.

Lên diễn đàn ở tòa nhà Quốc Hội Reichstag lịch sử mà cách đó 70 năm đã là biểu tượng cho chiến thắng vô cùng khó khăn của Hồng Quân Nga để chiếm Berlin, sử gia Heinrich August Winkler đọc bài diễn văn chính cho ngày kỷ niệm. Dựa trên đề tài của bộ sử hai cuốn của chính ông, “Đức: Con đường dài đến phương Tây,” ông Winklerr giải thích là trong khi Đức luôn luôn đã là một phần của “phương Tây cổ” về văn hóa, giới cầm quyền của Đức từ chối chấp nhận hậu quả chính trị của Thời Đại Ánh Sáng mà tiêu biểu là các cuộc cách mạng Hoa Kỳ và Pháp. Sự nổi lên của Adolf Hitler không thể nào giải thích được chỉ vì những đau khổ của Đức theo sau Đệ Nhất Thế Chiến, nhưng cũng là vì sự nghi ngờ đã được ôm ấp lâu trong lòng giới lãnh đạo đối với dân chủ cấp tiến, ông Winkler giải thích. Thành ra sự đầu hàng của Đức Quốc Xã vào ngày 8 tháng 5 năm 1945 đã là giây phút quan trọng nhất trong lịch sử nước Đức bởi nó tạo điều kiện cho Tây Đức, và sau này nước Đức thống nhất, trở thành một thành viên hoàn toàn của Tây phương.

Khi nhớ lại tội ác của Nazi, sử gia Winkler nói, người Đức ngày nay phải cảm thấy tinh thần trách nhiệm chứ không phải tội lỗi. Mang bài học của quá khứ cho hiện tại, ông lên án việc Nga sát nhập vùng Crimea và kêu gọi có thêm đoàn kết với các quốc gia đã giành được độc lập sau sự sụp đổ của liên bang Xô Viết. Ông khẳng định, “Sẽ không bao giờ nữa khi Ba Lan hay các nước Cộng Hòa vùng Baltic có cảm tưởng là Berlin và Moscow đang quyết định cái gì đó trên đầu họ và họ sẽ là kẻ bị hy sinh.”

Con đường phi thường của Đức từ một kẻ bị ruồng bỏ đến trở thành một trong những thành viên được nể trọng nhất trong cộng đồng quốc tế đã khó khăn và dài đằng đẵng. Cách đây 30 năm, cố Tổng Thống Richard von Weizsaecker của Đức bảo với các công dân của ông là họ cũng nên coi ngày 8 tháng 5 năm 1945 như là ngày giải phóng hơn là ngày bại trận. Công khai công nhận quá khứ - chứ không phải im lặng hay chối bỏ - là chìa khóa cho việc người Đức chấp nhận những trang sử hầu như không thể nào chịu đựng nổi trong lịch sử nước họ.

Sự trưởng thành của văn hóa chính trị Đức khi đối diện với quá khứ đã rõ ràng trong những nghi lễ kỷ niệm chiến tranh chấm dứt. Đầu tuần lễ đó, Tổng Thống Đức Joachim Gauck tưởng nhớ đến nhiều triệu tù nhân chiến tranh Liên Xô đã chết trong khi bị bắt bởi Đức Quốc Xã. Nhưng cũng trong bài diễn văn đó, không ngần ngại gì về đạo đức cả, ông nhớ lại là nhiều tù binh sống sót từ những trại tập trung của Đức Quốc Xã đã bị xử tử hay bỏ tù như là những kẻ phản bộ bởi Liên Xô. Ông Gauck có thể nói lên hai cái ác cùng một lúc mà không ai nghĩ ông tìm cách so sánh chúng.

Nhưng cũng vì tinh thần trách nhiệm với quá khứ, các vị lãnh đạo của Đức đã tìm cách làm giảm nhẹ sự tẩy chay cuộc duyệt binh của ông Putin. Hôm thứ năm 7 tháng 5, Ngoại Trưởng Frank-Walter Steinmeier đã đến dự một nghi thức ở Volgograd, đã có thời được gọi là Stalingrad, nơi Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov đã nức nở chào đón, “Đức là đối tác quan trọng nhất của chúng ta ở Âu Châu và trên trường quốc tế.” Hôm Chủ Nhật, 10 tháng 5, một ngày sau cuộc duyệt binh, Thủ Tướng Angela Merkel đã đến Moscow để đặt vòng hoa. Văn phòng của bà nhấn mạnh là bà sẽ ở lại và “ăn trưa làm việc” với ông Putin, chiều mới về.

Nhưng những giả tưởng của những kẻ tuyên truyền của điện Kremlin muốn gửi xe tăng trên toàn đông và trung Âu Châu tuy vậy vẫn chưa thực hiện được. Những đại diện không được mời đến trong cuộc kỷ niệm ở Đức là cỡ một chục thành viên của đám Night Wolves, một câu lạc bộ xe mô tô rất thân cận với ông Putin và những cảm tình viên địa phương của họ. Một phần của nhóm đã bị chặn ở biên giới Ba Lan, nhưng một tòa án ở Berlin đã đưa ra phán quyết là các viên chức di trú Đức không có căn bản nào để từ chối visa nhập cảnh cho họ.

Hôm thứ năm 7 tháng 5, một toán này đã lái đoàn Harleys Davidson của họ đến Torgau, nơi binh sĩ Hoa Kỳ và Liên Xô gặp gỡ vào tháng 4 năm 1945. Những hình ảnh được đưa lên các địa chỉ tin tức địa phương cho thấy đám Sói Đêm này, vốn chẳng khác gì một băng kiểu Hell's Angels, đặt vòng hoa tại nghĩa trang. Sau đó họ đã lái xe Harleys đến thẳng tiệm McDonald's gần đó. Hẳn là họ thèm quá vì ông Putin đã cấm McDonald's hoạt động ở Nga.






No comments: