Ngô Nhân Dụng
Tuesday, July 27, 2010
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=116571&z=7
.
Gần đây cựu Trung Úy Trương Văn Sương được ra khỏi tù đưa về nhà. Trả lời một phóng viên Người Việt phỏng vấn, anh nói: “Tôi vẫn muốn dân tộc Việt
.
Sau 1975, Trương Văn Sương đã bị cộng sản tù đầy 6 năm. Năm 1981 anh vượt biên rồi lập tức tham gia phong trào tranh đấu với các anh Trần Văn Bá, Lê Quốc Túy, Hồ Thái Bạch, tổ chức của họ bí mật mang vũ khí về nước, tính khởi nghĩa lật đổ chính quyền cộng sản. Bị bắt và bị kết án chung thân, anh Sương lúc nào cũng giữ vững tinh thần bất khuất. Nay anh nói hãy quên đi quá khứ để hướng về tương lai, hãy đối xử với nhau trong tình nhân đạo. Anh Sương đã thay đổi ra sao?
.
Những lời anh nói không có nghĩa là việc chấm dứt guồng máy độc tài cộng sản không còn cần thiết nữa; như trước đây hơn 30 năm anh đã đấu tranh cho mục đích đó. Ðọc những lời trong bản “tự khai” (mà anh đã viết đi viết lại nhiều lần, không bao giờ thay đổi), chúng ta hiểu rõ ý anh. Trước mặt các cán bộ cộng sản, lúc nào anh cũng khẳng định điều anh vẫn tin tưởng và muốn nhắn nhủ họ: Chủ nghĩa cộng sản sai lầm, chế độ của họ làm hại dân tộc, cần phải chấm dứt.
.
Dù đã bị cô lập nhiều năm, nhưng ngay khi ở trong tù anh Sương đã biết nhiều tin tức nhờ có dịp tiếp xúc với những tù nhân mới bị bắt vào trại, trong đó có những người tù chính trị như Nguyễn Khắc Toàn. Những lời Trương Văn Sương mới nói cho thấy một cách nhìn mới và một thái độ mới trong cuộc tranh đấu. Người Việt
.
Trước khi ra khỏi cửa nhà giam anh Trương Văn Sương hẳn biết rằng thế giới bên ngoài đã thay đổi, và mặc dù chế độ độc tài vẫn còn đó nhưng cả đất nước ta, đồng nào ta đang thay đổi rất nhanh. Với thời cơ mới, phương tiện mới, những người tranh đấu phải quên quá khứ và hướng về tương lai.
.
Khi anh Sương bị bắt lần thứ hai, loài người chưa sử dụng Internet khắp nơi như bây giờ. Ở Việt
.
Ðến nay thì khác hẳn. Guồng máy bạo lực và dối trá tan rã từ bên trong. Từ năm 1985 đến nay, trên thế giới chỉ còn Bắc Hàn và
.
Nhưng điều thay đổi lớn nhất trong xã hội ta, so với lúc anh Trương Văn Sương bị bắt năm 1981, là bây giờ người dân Việt không còn sợ sệt nữa. Ðiều này chắc chắn anh Sương phải biết trước khi ra khỏi tù; vì những người bạn tù chính trị của anh chính là những người đã chữa lành bệnh sợ!
.
Chế độ công an vẫn bao trùm trên nước Việt
.
Bước đầu tiên để lật độ chế độ độc tài là phải chấm dứt căn bệnh sợ, bước đó đã vượt qua. Nhưng muốn tiến tới một phong trào lớn đủ sức mạnh đẩy cho cỗ xe độc tài sụp đổ thì cần phải có rất nhiều người, ở rất nhiều nơi, chia sẻ với nhau những khát vọng chung, diễn tả qua những quyền lợi cụ thể, thông báo cho nhau các tin tức, để tới lúc họ cùng đứng dậy đòi các quyền lợi của người dân. Ðiều này chỉ xẩy ra nếu mọi người có thể thông tin, giải thích, thuyết phục, liên lạc và cam kết với nhau. So với lúc anh Trương Văn Sương chưa vào tù, thì bây giờ chính là thời cơ để tiến tới sử dụng những phương tiện thông tin liên lạc tân tiến.
.
Mặc dù các cơ quan báo chí vẫn bị chính quyền kiềm thúc, đe dọa, và bịt miệng, nhưng mạng lưới điện toán đã thành hình và truyền tin nhanh chóng. Như trong vụ đồng bào ở Bắc Giang biểu tình vừa qua, chưa đầy 24 giờ sau, người Việt ở khắp nước và ở hải ngoại đã được đọc những tin tức chi tiết, thấy cả các hình ảnh cuộc biểu tình trên.
Việc cần thiết bây giờ là phải giải thích cho đồng bào hiểu rằng vụ công an đánh chết người ở Bắc Giang không phải là một biến cố lẻ tẻ có tính chất địa phương, mà là một hành động tiêu biểu của cả một chế độ tàn bạo. Phải giải thích để người dân Việt thấy có quyền, có bổn phận và có khả năng đứng lên đòi phải chấm dứt tình trạng đó.
.
Trong mươi năm qua, dân Việt
.
Công an vẫn tàn nhẫn như thế từ lâu rồi; nhưng bây giờ thì cảnh tàn bạo đó liên tiếp xẩy ra, hiện rõ, vì hai nguyên nhân.
Thứ nhất, nhiều người dân bây giờ dám đứng ra tố cáo tội ác của các quan chức hơn trước, bị lãnh đòn thù cũng không sợ.
Thứ nhì, các phương tiện thông tin mới giúp mọi người chia sẻ tin tức nhanh chóng cho nên cùng tỉnh thức một lúc, dám đứng lên tố giác cảnh bạo tàn.
Dân Bắc Giang vì quá uất ức nên phải xuống đường, khi một thanh niên bị công an đánh chết. Ðánh chết một thanh niên 21 tuổi, lứa tuổi đang bước vào đời, chỉ người đó vi phạm luật giao thông! Trên thế giới có xứ nào như vậy hay không? Trước đây đã có cả làng đi biểu tình vì công an đánh vào đầu một tài xế, khi anh ta chậm trễ không ngừng xe ngay khi “quan” ra lệnh. Người dân đã lên tiếng: Cái đầu người ta không phải là chỗ để các anh muốn đánh bậy lên lúc nào cũng được! Bây giờ ở Bắc Giang, người dân lại lên tiếng: Mạng sống của con người, thân xác của con người, không phải công an muốn làm gì cũng được!
Tại sao công an lại khinh thường nhân phẩm, khinh thường mạng sống của dân như vậy? Họ chỉ là hình ảnh tiêu biểu cho cả chế độ.
Chính vì khinh thường dân chúng, coi rẻ dư luận, cho nên bọn quan chức từ trên xuống dưới coi tiền công quỹ như tiền nhà mình, thò tay vào lấy đem tiêu lúc nào, tiêu phí cách nào cũng được. Nhóm lãnh tụ Ðảng tự coi họ như những kẻ đã “trúng thầu” lãnh tất cả các công tác xây dựng kinh tế Việt
Thái độ khinh thường dân đến độ trâng tráo đã biểu lộ một cách nhơ nhuốc qua đám quan chức dâm ô tại tỉnh Hà Giang. Chưa bao giờ ở nước Việt
.
Một nữ sinh dùng máy điện thoại di động chụp hình đã giúp cho cả nước biết rõ hơn các hành vi thô bỉ của đám cán bộ cao cấp đầu tỉnh này. Chính một phương tiện truyền thông tân tiến đã là đầu mối gây ra sự vỡ lở của cả guồng máy khai thác nữ sinh Hà Giang của các quan chức cộng sản. Và sẽ là đầu mối đưa tới sự sụp đổ của chế độ cộng sản trong tương lai. Chế độ cộng sản đã sập ở Nga, ở Ðông Âu vì chính các đảng viên cộng sản cũng chán ngán, không muốn tham dự vào guồng máy đàn áp và gian dối nữa. Tháng Bẩy năm 1980, Công Ðoàn Ðoàn Kết ở cơ xưởng Gdansk, Ba Lan, đình công, rồi khắp nước Ba Lan đình công. Trong những tháng cuối năm đó, một phần ba đảng viên Ðảng Ðoàn Kết Công Nhân (tức đảng Cộng Sản) rút ra khỏi đảng. Một phần ba khác tham dự vào các hoạt động của Công Ðoàn Ðoàn Kết. Chín năm sau, chế độ cộng sản ở Ba Lan chấm dứt.
.
Có hai hiện tượng mà anh Trương Văn Sương chứng kiến khi ra khỏi nhà tù. Một là: Người dân không còn sợ nữa. Hai là: Các phương tiện thông tin mới sẽ phơi bày mọi điều dối trá, mọi cảnh bạo tàn, dân Việt ngày càng biết nhiều tin tức, nhiều ý kiến hơn. Anh Sương phải tin tưởng, là với những phương pháp đấu tranh bất bạo động, thế nào rồi nước Việt
.
.
.
No comments:
Post a Comment