Thursday, July 29, 2010

ĐƯỜNG CHỮ U (ĐỨT KHÚC) CỦA TRUNG QUỐC Ở BIỂN ĐÔNG NAM Á

thời đại mới
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN

Số 15 - Tháng 3/2009

http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai15/200915_PeterYu.htm

*

*

Đường chứ U (đứt khúc) của Trung Quốc
[Việt Nam gọi là đường lưỡi bò]
trên biển Nam Trung Hoa:
Các điểm, đường và khu vực

"The Chinese (Broken) U-shaped Line in the South China Sea:
Points, Lines, and Zones
"
Contemporary Southeast Asia, Bộ 25, Số 3 (2003), tr. 405-30

Peter Kien-Hong Yu

.

Lời tòa soạn Thời Đại Mới:

Bài viết này quan trọng ở chỗ nó phản ánh các quan điểm của Trung Quốc và Đài Loan là quyết không từ bỏ chủ quyền trong đường chữ U, tức là đường lưỡi bò theo cách gọi của Việt Nam, và bản thân tác giả lập luận ủng hộ các quan điểm đó. Tác giả là Giáo Sư Đại học Ming Chuan, Trường Sau Đại học về Ngoại Giao ở Đài Loan.

Các chú thích của người dịch được để trong […] với chữ nghiêng. Các chú thích của tác giả cũng có thể có, để trong […] nhưng với chữ thẳng đứng

Xisha, đọc là Tây Sa, Việt Nam gọi là Hoàng Sa, tức nhóm đảo Paracels. Zhongsha, đọc là Trung Sa, Việt Nam cũng gọi là Trung Sa, là nhóm bãi cát ngập nước Macclesfield Bank nằm ở phía đông của nhóm đảo Hoàng Sa.

Nansha, đọc là Nam Sa, Việt Nam gọi là Trường Sa, tức nhóm đảo Spratleys. Luật Biển hay Công ước Biển 1982 được dùng trong bài là nói về cùng một bộ luật của Liên Hợp Quốc về biển.

Bài báo này phân tích các tác động tích cực và tiêu cực của đường chữ U (biên giới lãnh hải) trên Biển Nam Trung Hoa (NTH) cũng như các điểm đáng quan tâm còn chưa rõ ràng. Các tác động tích cực của đường này bao gồm nhận định cho rằng đường này không phải là chủ ý của Đài Loan và Trung Quốc nhằm gộp biên giới quốc tế vào biên giới quốc gia (national framework). Các tác động tiêu cực bao gồm những gánh nặng đối với lực lượng hải quân Trung Quốc. Bài báo này cũng sẽ trả lời những câu hỏi về bản chất mối quan hệ giữa đường chữ U và các vùng đặc quyền kinh tế của Cộng sản Trung Quốc (Communist Exclusive Economic Zones), lập luận rằng mối quan hệ phi mâu thuẫn này cần được xem như là sự bảo hiểm hai lần mà cả Đài Loan và Trung Quốc đang nỗ lực đầu tư.

.

.

.

XEM TIẾP :

ĐƯỜNG CHỮ U (ĐỨT KHÚC) CỦA TRUNG QUỐC

http://lamvienbaoloc.multiply.com/journal/item/2329/2329

.

.

.

No comments: