Tại sao ngoại trưởng Hoa Kỳ Clinton lại quá quan tâm về một chuỗi đảo nhỏ tại Châu Á
Max Fisher
Trần Ngọc Cư dịch
25/07/2010 1:00 sáng
http://www.talawas.org/?p=22689
Ngoại trưởng Hillary Clinton đang đưa Hoa Kỳ vào một cuộc tranh chấp quốc tế khá phức tạp về một chuỗi đảo nằm trong Biển Đông. Trung Quốc và các quốc gia châu Á lân cận từ lâu đã tranh giành quyền kiểm soát các hải đảo có vị trí chiến lược. Phát biểu tại một cuộc họp của ASEAN tại Hà Nội, Việt Nam, Clinton nói rằng vì “quyền lợi quốc gia”, Hoa Kỳ muốn thấy vấn đề tranh chấp này được giải quyết một cách hoà bình. Phần sau đây điểm xuyết việc gì đang diễn ra, tại sao nó có tầm quan trọng, và việc gì có thể xảy ra sau đó, căn cứ trên quan điểm của một số ký giả và chuyên gia tầm cỡ.
.
(1) Nghị trình xâm lược của Trung Quốc: “Qua nhiều thập niên, Trung Quốc đã va chạm với một số quốc gia Đông Nam Á về quyền kiểm soát 200 hòn đảo bé tẻo teo, các mỏm đá và bãi cát, lác đác như những dấu chấm trong vùng biển này”, ký giả Mark Landler của tờ New York Times giải thích. “Những tham vọng trên biển của Trung Quốc đã gia tăng cùng với sức mạnh quân sự và kinh tế của nước này. Bấy lâu nay Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền của mình trên các đảo trong Biển Đông cũng chỉ vì trong vùng này có nhiều trữ lượng dầu khí to lớn. Do đó, Bắc Kinh đã báo trước cho các viên chức Hoa Kỳ rằng Trung Quốc không chấp nhận một sự can thiệp nước ngoài nào trong vùng biển ngoài khơi duyên hải đông nam Trung Quốc, vùng biển mà Bắc Kinh coi là “lợi ích chủ quyền nòng cốt của Trung Quốc”. (Trích dẫn từ bài viết “Are the U.S. and China making up?”)
.
(2) Clinton không đứng về phe nào trong những tranh chấp chủ quyền, nhưng vẫn làm phật lòng Trung Quốc: Ký giả Cara Anna của hãng tin Associated Press viết: “Clinton nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ không hậu thuẫn bất cứ quốc gia nào giành chủ quyền trên các hòn đảo ấy, nhưng người ta tin chắc rằng những bình luận của bà sẽ làm Trung Quốc nổi giận. Trung Quốc vẫn cho là mình có chủ quyền trên Biển Đông và đòi giải quyết vấn đề trực tiếp với các nước tranh chấp, mà không thông qua diễn đàn quốc tế.” (Trích dẫn từ bài viết “As North Korea severs ties, is violence near? “)
.
(3) Xây dựng hợp tác trong vùng Thái Bình Dương: Ký giả Jay Solomon của tờ Wall Street Journal giải thích chương trình nghị sự của Hoa Kỳ. “Chính quyền Obama đang xúc tiến thiết lập một cơ chế quốc tế nhằm giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông,” Solomon viết. “Vừa là một quốc gia vừa là một cường quốc thương mại trên Thái Bình Dương, Hoa Kỳ ngày càng quan tâm đến những tranh giành lãnh hải trong Biển Đông… Cuộc tranh chấp này đã gia tăng mối lo ngại rằng một quân đội Trung Quốc ngày càng hùng mạnh sẽ tìm cách thống trị các vùng biển châu Á”. (Trích bài “U.S. launches war games near Korean penisula, but will they deter North Korea?”)
.
(4) Chiến lược bành trướng trường kỳ của hải quân Trung Quốc: Robert Kaplan viết trong tạp chí Foreign Affairs về mục tiêu sử dụng sức mạnh và uy thế của hải quân Trung Quốc qua nhiều thế hệ trong thế kỷ 21 để bành trướng vùng ảnh hưởng của Trung Quốc ra ngoài biên giới Đông Á. “Trung Quốc sẽ đưa lực lượng quân sự ra nước ngoài, chủ yếu qua sức mạnh của hải quân… Nhờ một duyên hải dài 15 ngàn cây số có khí hậu ôn hoà với nhiều hải cảng thiên nhiên tốt, Trung Quốc vừa là một cường quốc trên đất liền vừa là một cường quốc trên biển… Cánh tay Trung Quốc thật sự vươn dài từ vùng Trung Á, với các nguồn khoáng sản và dầu khí phong phú, đến tận các đường vận chuyển quan trọng trong Thái Bình Dương”.
.
(5) Quan hệ Việt-Mỹ đang trở nên nồng ấm: Ký giả Jonathan của AOL News tường trình động thái đột biến của Ngoại trưởng
.
Nguồn: “Why Clinton Cares So Much about an Asian Island Chain”; Atlantic Wire, 23-7-2010.
Bản tiếng Việt © 2010 Trần Ngọc Cư
Bản tiếng Việt © 2010 talawas
.
.
.
No comments:
Post a Comment