Phật Giáo Việt Nam và chế độ cộng sản
Định Nguyên
Đăng ngày 11/07/2010 lúc 03:00:55 EDT
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=4915
Trong bài trước, tôi đã có vài nhận xét về sinh hoạt xã hội, về sự phát triển tại Việt
Thăm chùa
Trong thời gian lưu lại Huế, vì công việc gia đình, tôi đã có dịp thăm lại các chùa quen: Chùa Tây Linh, Chùa Từ Hiếu, và Chùa Phước Duyên. Ngoài các chùa quen mà sự thay đổi không đáng kể này, tôi cũng có cơ duyên viếng Trúc Lâm Thiền Viện tại núi Bạch Mã. Tuy cùng nằm chung trên dãy núi Bạch Mã nhưng Thiền Viện này có vị trí riêng, từ Truồi đi lên, không phải nằm trong khuôn viên trung tâm nghỉ mát Bạch Mã từ Cầu Hai đi lên. Đây là một công trình đồ sộ nằm giữa một cảnh quan tuyệt vời của sơn thuỷ. Từ Truồi đi lên phía tây khoảng 4- 5 cây số, chúng tôi đến hồ chứa nước sông Hương khá rộng và đẹp. (Nghe người địa phương nói, hồ này được hình thành nhờ sự ưu ái và giúp đỡ của ông Lê Khả Phiêu, cựu Tổng bí thư Đảng CSVN). Phóng tầm mắt qua bên kia sườn núi, ngoài tượng Đức Phật Thích Ca thật lớn chiếm ngự cả một hòn đảo nhỏ và biệt lập trên hồ, lơ lửng trên lưng chừng mây là Trúc Lâm Thiền Viện, bao gồm năm sáu toà nhà lớn nhỏ, kiến trúc theo kiểu xưa, với mái ngói màu đỏ, nổi bật lên giữa thảm xanh ngút ngàn của núi rừng trông như một bức tranh thuỷ mặc. Đẹp và thu hút lạ lùng. Một kẻ phàm tục như tôi cũng phải ngẩn ngơ, ở lại thì không ở được, nhưng về cũng thấy luyến tiếc. Muốn lên tới chùa phải thuê đò vượt hồ qua bên kia núi. Qua bờ rồi phải leo 108 tầng cấp đúc bằng xi măng mới đến sân chùa. Dưới trời nắng và nóng, sau khi lên tới sân chùa, ướt đẫm mồ hôi, áo trong áo ngoài vén lên tận ngực, tôi nằm trần xuống sàn xi măng thở dốc! (Tôi đúng là “Việt liều”, không phải Việt kiều). Trong khi vợ tôi cùng mấy người bạn đi lạy Phật, viếng chùa, thăm sư, tôi vẫn nằm đó như kẻ vô tâm! Có vẻ như kẻ vô tâm nhưng tôi suy nghĩ, với một công trình đồ sộ như thế này, với một vị trí tuyệt mỹ chiếm cả một diện tích núi rừng rộng lớn như thế, nếu không có sự tài trợ và giúp đỡ từ nhà cầm quyền, nguồn tài chánh nào, phương tiện đâu để thực hiện? Duyên may gặp được thầy trụ trì rất trẻ, sau thủ tục xã giao, tôi nêu câu hỏi: “Thưa thầy, để có một vị trí đặc biệt như thế này, để có một cơ ngơi vĩ đại như thế này, quý thầy có nhận được sự giúp đỡ nào từ chính quyền không?”. Thầy trả lời dứt khoát: “Không, về phương diện tài chánh chúng tôi tự túc hoàn toàn.Còn đất, mình làm đơn xin thì họ cho”! Thật đáng phục! Xây những toà nhà này tại đồng bằng cũng tốn hằng triệu đô-la. Xây trên núi phải tốn kém hơn nhiều. Nội chuyện vận chuyển vật liệu thôi cũng đã thấy sự vất vả và tốn kém. Từ nguồn đâu đó ở đồng bằng, vật liệu được vận chuyển lên bên này hồ chứa nước. Muốn đưa vật liệu qua bên kia bờ phải dùng đò hoặc phà. Chưa hết, từ bến phà bên kia, vật liệu phải được đưa lên núi bằng sức người, nhất là lúc bắt đầu khởi công! Có những toà nhà được xây trên mặt bằng (sau khi đã phá núi) như chánh điện, tổ đình; nhưng những toà nhà khác chỉ bám vào một phía núi, phía kia được đỡ bằng những trụ xi măng cốt sắt cao vời vợi. Đứng trên sàn nhà đó nhìn xuống vực núi và mặt hồ thấy sâu thăm thẳm, tôi thấy lạnh lưng và choáng ngợp. Hiện nay, tuy đang còn xây dựng nhưng điều kiện lên xuống chùa đã khá nhờ con đường bằng xi măng từ bến lên chùa. Thầy có một chiếc xe hơi, muốn đi đâu, thầy lái xe xuống bến rồi có phà đưa cả thầy lẫn xe qua bên kia.
Ngôi chùa thứ hai tôi viếng và cảm thấy “ấn tượng” không kém. Đó là chùa Bãi Bụt hay Chùa Linh Ứng trên núi Sơn Trà, Đà Nẵng. Người ta san bằng một vùng núi và dựng chùa với bức tượng Đức Quán Thế Âm cao chót vót trên đó. Từ cổng chùa, phóng tầm mắt xuống, ta có thể nhìn thấy Mỹ Khê, Non Nước…phía bên kia màu xanh của biển. Chùa này, hiện nay được coi như là một biểu tượng đặc thù và tôn kính của Đà Nẵng nói chung, của Sơn Trà, Mỹ Khê nói riêng. Thật là một công trình to lớn và có vị trí nổi bật. Không kể những công trình chính phía trên (chưa hoàn thành), việc vận chuyển những khối đá to xây xung quanh nền đất của toàn khu núi rộng lớn để dựng tượng và xây chùa cũng đã tốn nhiều công của rồi. Nghe đâu Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng đã bỏ tiền trùng tu và phát triển công trình lớn lao này.
Ngôi chùa cuối cùng cũng là ngôi chùa đồ sộ nhất mà chúng tôi viếng: Đại Nam Quốc Tự! Ngôi chùa này có diện tích 5000m2, nằm trong quần thể trung tâm “Đại Nam, Thế Giới Du Lịch” (ĐNTGDL) ở Bình Dương, cách Sài Gòn chừng 45km. Trong những ngày cuối ở Sài Gòn, vì tính tò mò muốn tìm hiểu nên chúng tôi đã mời một số bạn bè cùng viếng ngôi chùa này. Tôi tò mò vì tin tức về nó đã gây xôn xao không ít tại hải ngoại. Người ta xôn xao vì sự vĩ đại của nó. Người ta xôn xao vì chỉ một cá nhân đã tự bỏ tiền ra thực hiện. Người ta cũng xôn xao vì “ai đó” đã ngang nhiên đặt tượng ông Hồ Chí Minh trên chánh điện, cùng với tượng Quốc Tổ Hùng Vương và tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Khi đến ĐNTGDL tự nhiên tôi nghĩ đến hoàng thành Huế. Diện tích có thể không bằng, nhưng ĐNTGDL vì mới xây nên hơn hẳn hoàng thành Huế về vẻ đẹp kiến trúc, về sự đồ sộ, về sự hùng vĩ… “Đại Nam Thế Giới Du Lịch là một công trình tôn vinh và vọng ngưỡng văn hoá Việt
Sau khi xuống xe, chúng tôi phải đi vòng quanh, bên trái là trường thành, bên phải là dòng sông, tất cả đều nhân tạo. Trường thành trông cao và dày, khá kiên cố như thành luỹ chống giặc ngày xưa, với những con rồng cực lớn dài ngoằn (gần cả nửa cây số, một con) uốn lượn phía trên. Quanh trường thành, phía trong có hang động giả thạch nhũ có thể đi bộ trong đó, trông như giao thông hào thời chiến tranh. Trời nắng và nóng nhưng nếu vào trong đó thì rất mát. Quanh đường đi được lát gạch loại quý, với những hòn non bộ, những cây cảnh thấp có, cao có làm mình có cảm tưởng như đang lạc vào vườn thượng uyển của vua chúa ngày xưa. Đẹp! Phải khen bàn tay nghệ thuật của những người thợ, của những kiến trúc sư.
Trước khi vào chùa, chúng tôi phải qua cổng “Đại Nam Môn”, tuy có vẻ nhỏ hơn nhưng trông vững chắc và “hoành tráng” hơn cửa Ngọ Môn nhìều. Ngọ Môn ở Huế chỉ có ba cửa (Ngọ Môn ba cửa chín lầu…), Đại Nam Môn có đến năm cửa, một cửa chính ở giữa và bốn cửa phụ nằm hai bên (mỗi bên hai cửa). Nhìn lên cửa chính, trên cao, tôi đọc được mấy câu thơ của Lý Thường Kiệt: “
-Chính giữa, từ thấp đến cao: Tượng Vua Trần Nhân Tông, Quốc Tổ, Đức Phật;
-Bên trái, từ ngoài nhìn vào: Tượng ông Hồ Chí Minh (đề phía dưới là anh hùng dân tộc), Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, và cuối là Thần tài ông Địa;
-Bên phải: Tượng Đức Trần Hưng Đạo (cũng đề anh hùng dân tộc như ông HCM), tiếp là “Mẹ Hiền Âu Cơ”, cuối cùng là “Bách gia trăm họ”.
Như thế là “ai đó” đã thấy việc đặt tượng ông HCM trên chánh điện cùng với Quốc tổ và Đức Phật là phạm thượng, là lố bịch nên đã tự sửa sai.
Tại miền
-Chùa rộng lớn nhất Việt Nam, có diện tích 107 ha;
- Chùa có Giếng ngọc lớn nhất Việt Nam;
- Chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam (500 tượng bằng đá xanh, cao trên 2m);
- Chùa có nhiều cây bồ đề nhất Việt Nam (100 cây, được chiết từ Ấn Độ);
- Chùa có hai chuông đồng lớn nhất Đông Nam Á;
- Chùa có năm tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á: Tượng Phật Tổ 100 tấn, tượng Di Lặc 100 tấn, tượng Quán Thế Âm 90 tấn, ba pho tượng Tam Thế mỗi cái nặng 50 tấn!
Dù muốn hay không cũng phải công nhận đây là một công trình đồ sộ chưa từng có tại Việt
Viếng sư
Sau khi thăm chùa, mời bà con cùng viếng sư
“TÂM SỰ” CÙNG SƯ NHÀ
Tôi gọi là «sư nhà» vì hai lý do: 1.Thầy là vị sư tại chùa mà gia đình bác tôi quy y khi tôi còn nhỏ; 2.Thầy không phải là sư hàng phục Việt cộng.
Khi vị sư này xuất gia vào chùa, tôi đã là người thân quen của chùa đó. Thầy và tôi cùng lứa (Thầy có thể trẻ hơn tôi vài tuổi) nên, mặc dầu tôi phải gọi Thầy bằng “Chú” (chú tiểu) nhưng giữa chúng tôi có sự thân mật của tình bạn, thỉnh thoảng đi chơi với nhau những vùng quanh chùa. Trải bao thay đổi của đời sống cá nhân và biến động thời cuộc, tôi rời chùa và không còn một sự gần gũi, tiếp xúc nào với chùa, với “Chú” nữa, mặc dầu sau đó tôi đã biết “Chú”đã trở thành một vị Thượng toạ thông tuệ được mọi người nể trọng, một vị sư có vai vế tại tỉnh nhà đã từng được Quốc hội Mỹ mời qua đọc tham luận nhưng VC không cho đi. Về Việt Nam lần này, tôi cũng không có ý định ghé thăm, nhưng một duyên may đưa đến, tôi gặp Thầy ở một nơi khá xa chùa, khi Thầy đang đi hành đạo. Qua một vài trao đổi ngắn ngủi, tôi bỗng “động tâm” và xin phép ngày mai lên thăm chùa và Thầy. Vì ỷ vào sự thân thiết, vì ỷ vào “chùa nhà”, “thầy nhà” nên khi nói chuyện với Thầy tôi có giọng điệu của một “thẩm vấn viên” hạch hỏi Thầy đủ điều nhưng Thầy vẫn nhẹ nhàng trả lời tôi từng câu hỏi một (Thật cảm động, cám ơn Thầy).
- Thưa Thầy, Thầy có biết VC đã dâng đất, cắt biển cho bọn Trụng cộng không?
- “Biết”!
- Thầy có biết nhà nước này đã bỏ tù những người VN biểu tình chống Trung cộng không?
- “Biết”!
- Thầy có biết Trung cộng đã đánh đập ức hiếp các ngư dân VN mà nhà cầm quyền chịu nhục không dám can thiệp không?
- “Biết”
- Thưa Thầy, Thầy có biết VC đã và đang âm mưu chia rẽ Phật giáo không?
- “Biết”!
- Thưa Thầy, Thầy có biết Hoà Thượng Thích Quảng Độ không?
- “Hoà Thượng là Thầy tôi sao tôi không biết”!
- Thưa Thầy, Thầy nghĩ như thế nào về Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất?
- “Đó là giáo hội Mẹ của tôi”!
- Thưa Thầy, Thầy nghĩ như thế nào về Giáo Hội Phật Giáo Việt
- “Đó là vấn nạn của Phật giáo Việt nam, của Dân tộc Viêt
- Thưa Thầy, Thầy có sinh hoạt trong giáo hội này không?
- “Không”!
- Thế sao, gần đây con nghe dư luận cho rằng Thầy đã theo “quốc doanh”?
- “Đó là sự xuyên tạc. Tôi là một tu sĩ Phật giáo. Phật giáo không thể song hành với cộng sản. Trong một hội nghị Tăng sĩ tại tỉnh, tôi đã từng phản đối sự gán ghép giữa Đạo Pháp và CNXH. Gia đình tôi đã bị cộng sản đấu tố. Nhà nước này có nhiều chủ trương sai lầm, làm sao tôi theo họ được”!
- Con rất cám ơn Thầy, chừng đó cũng đủ làm cho con hiểu và tin tưởng nơi Thầy. Thầy không phải là người như tin đồn mà con đã nghe. Cách đây bảy năm, tụi con cũng có về Việt
Sau khi «tâm sự» cùng nhau như trên, Thầy tặng chúng tôi một số sách mà Thầy đã viết. Về nhà đọc tôi càng hiểu Thầy hơn, càng mến Thầy hơn, càng hối hận nhiều nhiều hơn về sự hiểu lầm đối với Thầy trong suốt thời gian qua. Thầy mời chúng tôi ở lại dùng cơm trưa tại chùa. Điều làm chúng tôi cảm động là, thay vì ăn riêng như thường lệ, Thầy đã xuống nhà bếp ăn chung với chúng tôi và những người làm công đức lo việc ẩm thực cho chùa.
HẦU CHUYỆN CÙNG SƯ «QUỐC DOANH»
Khi còn mấy ngày cuối ở Sài Gòn, tôi được gặp vị sư này vì trong một ngày “chẳng đặng đừng” theo bà xã đến Học Viện Phật giáo Việt Nam, hay Thiền Viện Vạn Hạnh cũ tại 750 Nguyễn Kiệm, Quận Phú Nhuận, Sài Gòn. Nói “chẳng đặng đừng” vì lúc đầu tôi không thích đi đến mấy chỗ đó, nhưng vì “áp lực” của bà xã nên phải theo chân. Khi đến nơi, vợ tôi xin gặp Thầy Thích Chơn Nguyên. Sau khi được chỉ đường, vợ tôi quay qua hỏi: “Anh có đi với em không”? Tôi trả lời: “Không! Anh đứng đây đợi”! Nhưng ngay khi bà vừa quay lưng, tôi bỗng đổi ý định: “Chờ anh đi với”!
Chúng tôi gặp vị sư này tương đối dễ dàng. Thầy mở cửa cho chúng tôi vào phòng, rót trà, mời ngồi và bắt đầu tiếp chuyện. Thầy và vợ tôi ngồi dưới đất, riêng tôi xin phép ngồi trên ghế vì có bệnh đau lưng. Sau khi vợ tôi xong việc (thỉnh kinh), tôi lợi dụng thời cơ, bắt đầu “hầu chuyện”.
«Thưa Thầy, xin tự giới thiệu với Thầy, chúng con từ Mỹ về thăm quê hương. Trước đây, thời tranh đấu Phật giáo, con nằm trong lực lượng sinh viên-học sinh tranh đấu. Chính cá nhân con đã từng theo hầu và bảo vệ Thầy Trí Quang. Xin hỏi Thầy, Thầy Trí Quang lúc này ra sao? Ngài đang ở đâu, con có thể đến thăm Ngài được không?»
Thầy Chơn Nguyên trả lời: “Thầy Trí Quang đang ở Già Lam, lúc này Thầy cũng khoẻ. Anh có thể đến thăm Thầy Trí Quang bất cứ lức nào”.
Tôi hỏi tiếp:
“Thưa Thầy, Hoà Thượng Thích Quảng Độ thì sao? Thầy có hay tiếp xúc với Ngài Quảng Độ không? Con có thể đến thăm Ngài được không”?
Sư Thích Chơn Nguyên trả lời: “Tôi không quan hệ với Hoà Thượng Quảng Độ vì liên lạc với ông ta sẽ không làm việc được. Anh cũng không nên đến thăm Hoà Thượng Quảng Độ vì có thể rắc rối cho anh”!
Biết ông Thích Chơn Nguyên là ai, tôi tiếp: “Như thế, con đoán là Thầy thuộc giáo hội nhà nước, không phải Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) của Thầy Quảng Độ”?
- “Đúng”!
“Là người thuộc Giáo Hội Phật Giáo Viêt Nam (GHPGVN) của nhà nước, quý Thầy có nhận được sự hỗ trợ tài chánh từ chính phủ để bảo trì cơ sở cũng như giúp quý Thầy trong việc ẩm thực hằng ngày không”?
- “Không! Chúng tôi tự túc hoàn toàn”!
“Cộng sản, nói chung và tôn giáo không thể đồng hành với nhau được. CSVN cũng thế, họ không phải là người có tâm Phật, tại sao quý Thầy có thể tin theo họ”?
- “Anh lạc hậu rồi, Chủ Nghĩa Cộng Sản không còn trên đất nước Việt
“Con đồng ý với Thầy, nhưng Thầy nghĩ thế nào về danh xưng “CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
- “Chưa biết lúc nào nhưng họ sẽ đổi danh xưng ấy trong tương lai”.
"Vậy thì, Thầy nghĩ như thế nào về danh xưng GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIÊT
- “Họ nói gì kệ họ, họ ủng hộ mình thì mình nên nương theo đó để phát triển đạo pháp”.
“Chuyện nương theo của quý Thầy con thấy bất ổn. Nương theo một hiền nhân quân tử, một chính phủ tự do dân chủ là chuyện đáng làm. Đằng này, CSVN là một chế độ toàn trị, họ tước đoạt hết tất cả mọi thứ tự do của người dân, tham nhũng từ trên xuống dưới, lại ĐANG bán nước cầu vinh, nương theo môt chính quyền như thế là đồng hoá mình với sự gian dối, là đồng loã với tội ác, liệu có phù hợp với giáo lý nhà Phật không? Liệu có phù hợp với nhân cách và đạo đức của quý Thầy không ?”
Thầy Chơn Nguyên trả lời tôi với cái nhìn khó chịu: “Tự do dân chủ mỗi nước có một hình thức sinh hoạt khác nhau. Khác với ở Việt
“Thưa Thầy, đây không phải là vấn đề tự do dân chủ mà là vấn đề dân quyền: mọi người dân Mỹ, sau giờ làm việc được quyền nghỉ ngơi mà không bị ai quấy rầy. Ở Mỹ, ai muốn theo đạo nào cứ theo, ai muốn xây nhà thờ, xây chùa cứ xây, nếu có tiền. Nhưng nếu việc xây nhà thờ, xây chùa ảnh hưởng đến đời sống của cư dân xung quanh thì không được. Anh có quyền sinh hoạt tôn giáo nhưng nếu sinh hoạt đó ảnh hưởng xấu đến đời sống của người khác thì bị cấm. Đại đa số người Mỹ theo những tôn giáo khác, Phật giáo đối với họ còn quá mới mẻ. Nói thế không có nghĩa là họ kỳ thị Phật giáo, không chấp nhận sự hiện hữu của những ngôi chùa. Sự hiện diện của các ngôi chùa không có vấn đề gì cả. Vấn đề là tiếng chuông ngân nga hằng đêm từ những ngôi chùa quá gần nhà họ, họ không ngủ được, ngày mai họ không đủ sức khoẻ để đi làm kiếm cơm nên họ khiếu nại, thế thôi. Ở Việt
Thầy Chơn Nguyên nhìn tôi từ đầu đến chân rồi nói rằng: “Các anh đừng tưởng chỉ có các anh chống cộng. Tôi đã bị cộng sản cầm tù mười năm. Tôi còn chống cộng hơn các anh, nhưng hiện nay tôi không mong muốn gì hơn, chỉ muốn ổn định để phát triển đạo pháp!”
Tôi đáp lễ: “Thầy chống cộng đâu không thấy, chỉ thấy thầy thoả hiệp với cộng sản. Thầy cứ coi con như đệ tử của Thầy, xin Thầy một lời giải thích để con thoả lòng”.
- “Tôi đã giải thích rồi, cứ nhìn sinh hoạt của Phật giáo thì biết”.
“Trong thời gian vừa rồi, đi qua nhiều chỗ, con thấy chùa chiền mọc lên khắp nơi, đặc biệt con có viếng một vài ngôi chùa mới, rất đồ sộ; con thấy sinh hoạt Phật giáo có vẻ như được sự giúp đỡ của chính quyền, họ gần như gián tiếp coi Phật giáo là quốc giáo. Có phải vì vậy mà quý Thầy tin theo nhà cầm quyền cộng sản?”
- “Đúng”!
“Thầy nghĩ như thế nào về Thiền sư Thích Nhất Hạnh và vụ Làng Mai Bát Nhã ở Lâm Đồng?”
- “Thầy Nhất Hạnh từ Tây về xây chùa ở Bảo Lộc mà không xin phép, tụ tập cả 4-5 trăm người mà không có hộ khẩu bị họ dẹp là phải rồi!”
“Thầy nghĩ như thế nào về tình trạng cộng sản cho công an, cạo đầu khoác áo thầy tu trà trộn trong giới tăng sĩ để kềm kẹp, chiếm ngự chùa chiền, để kiểm soát và hướng dẫn các Thầy và giới Phật tử đi đúng chủ trương của họ?”
- “Cái đó cũng có, nhưng hiện giờ nhà cầm quyền không còn tin bọn đó nữa. Họ tin những bậc chân tu!”
“Thưa Thầy, đối với Phật tử chúng con thì giữa quý Thầy chân tu và công an trá hình, làm sao chúng con phân biệt được? Làm sao biết được chùa nào thờ Phật và chùa nào thờ cộng sản? Làm sao chúng con có thể tỏ lòng tôn kính quý Thầy mà không sợ vái phải công an?”
- “Số đó không có bao nhiêu, kệ họ, họ chẳng làm gì được!”
“Thưa Thầy, con thấy có một cái gì đó không ổn. Nhà nước Việt
Thầy Chơn Nguyên đứng lên, nhìn tôi không mấy thiện cảm và bảo rằng: “Đến giờ khai kinh, tôi phải đi”.
“Xin cám ơn Thầy đã tiếp chuyện với con”.
Khi ra về, đứng đợi taxi trước cổng Học viện Phật giáo này khá lâu, tôi bỗng giật mình và đưa mắt nhìn quanh. Không ngờ tôi quá bạo, dám tấn công “ông sư nhà nước” một cách công khai và tới tấp như vậy. Tôi đâm lo, liệu tôi có bị rắc rối gì trong những ngày tới không?! May quá, tôi vô sự, không gặp một rắc rối nào trong những ngày còn lại ở Việt
MỘT VÀI NHẬN XÉT
Về hình thức, có thể nói Phật giáo tại Việt
Sự “hưng thịnh” này của Phật giáo Việt
Nhưng, đây là điểm đáng chú ý: Bên cạnh sự «hào phóng» đối với Phật giáo (loại quốc doanh và thành phần «vô tư» về chính trị), CSVN lại có chính sách «bủn xỉn» đối với các tôn giáo khác. Trong khi cho Phật giáo những vùng đất rộng, có vị trí độc đáo, nổi bật để xây chùa thì CSVN lại cướp đất của phía Thiên Chúa giáo như các vụ tranh chấp đất đai với Giáo xứ Thái Hà (Hà Nội), Giáo xứ Tam Toà (Quảng Bình), Giáo xứ Loan Lý (Thừa Thiên- Huế)… chẳng hạn. Trong khi cho đúc các tượng Phật nặng cả trăm tấn, thuộc loại nhất nhì Đông Nam Á thì CSVN lại cố triệt hạ cho được một Thánh giá nhỏ nhoi của giáo dân vùng Đồng Chiêm heo hút…Nhiều người đã thấy được và đang phản ứng lại chính sách phân biệt thiên lệch này của CSVN. Trong nước, ngoài «thỉnh nguyện thư», «thắp nến cầu nguyện»… do Giáo Hội TCG chủ trương, người TCG, nói chung, vì hoàn cảnh khó khăn, chưa thể có một động thái nào quyết liệt để chống VC. Ngoài nước thì sao?
Có sinh hoạt chính trị nào đụng đến tôn giáo không? ó! Đó là «Trận chiến Biến Động Miền Trung» do ông Liên Thành khởi xướng. Tại sao trong thời điểm này ông Liên Thành lại hăm hở viết sách vực dậy tinh thần Công giáo Cần Lao, tố cáo phong trào đấu tranh Phật giáo xảy ra gần nửa thế kỷ trước là cộng sản? Có nên nghĩ đến mối liên hệ giữa sự «ưu đãi» của CSVN đối với Phật giáo và «Trận chiến Biến Động Miền Trung» tại hải ngoại không? Có nên tìm hiểu mục tiêu tố cáo của ông Liên Thành là ai không? Phải chăng phong trào đấu tranh Phật giáo vào thế kỷ trước chỉ là điểm, Phật giáo nói chung hiện nay mới là diện? Đây là một vấn đề rất phức tạp, không ai có thể khẳng định được chuyện gì, cho nên những câu hỏi của tôi trước sau cũng chỉ là những câu hỏi, nêu lên để cùng suy nghĩ thêm mà thôi.
Định Nguyên
© Thông Luận 2010
.
.
.
No comments:
Post a Comment