Phát biểu tát vào mặt Quốc hội hay những âm mưu đen tối sau sân khấu hậu trường ?
Tháng Bảy 21, 2010
http://freelecongdinh.wordpress.com/2010/07/21/phat-bieu-tat-vao-mat-quoc-hoi/
Hai ông Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã nói ngược lại và diễn giải sai lệch về kết quả biểu quyết về dự án ĐSCT Bắc-Nam của Quốc hội. Hai ông này đã xem thường cơ chế Quốc hội và chà đạp lên biểu quyết của các Đại biểu Quốc hội khi họ đã đại diện nhân dân cả nước bác bỏ đề án ĐSCT Bắc-Nam…
Trên bài báo tường trình phiên họp thứ 32 Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 20 tháng 7, 2010 với nhan đề Chính phủ – Quốc hội không ‘lệch pha’ của Vietnamnet, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu: “chuyện tạm dừng đường sắt cao tốc là để Chính phủ chuẩn bị kỹ hơn, không có sự khác nhau trong quan điểm của Chính phủ với Quốc hội như dư luận nói“.
Theo baomoi.com, Ông Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định trong buổi họp rằng: “Chính phủ sẽ nghiêm túc tiếp thu ý kiến của Quốc hội để hoàn chỉnh Dự án Đường sắt cao tốc Bắc –
Theo VnEconomy ông chủ nhiệm Phúc còn “phàn nàn” khi có một số ý kiến cho rằng Quốc hội đã “bác” dự án này và nói “Quốc hội không bác bỏ mà chưa thông qua để nghiên cứu kỹ vấn đề nguồn vốn, Chính phủ sẽ tiếp tục hoàn chỉnh để trình vào thời gian thích hợp”.
Cũng theo cùng trang báo của VnEconomy thì khi kết luận phần đánh giá về kỳ họp thứ bảy, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu “về dự án đường sắt cao tốc, Quốc hội chưa thông qua vì chưa đủ độ chín, chứ không phải là “bác”“.
*
Nếu đi ngược thời gian trở lại thời điểm ngay sau khi Quốc hội biểu quyết dự án Đường sắt cao tốc thì chúng ta thấy gì ? Đó là một loạt các bài báo với những nhan đề như sau:
‘Bác dự án đường sắt cao tốc là quyết định lịch sử’ (vnexpress.net)
Quốc hội ‘bác’ dự án đường sắt cao tốc (vietnamnet.vn)
Quốc hội bác dự án đường sắt cao tốc (phapluattp.vn)
Quốc hội ‘bác’ dự án đường sắt cao tốc (danviet.vn)
Quốc hội “bác” đường sắt cao tốc Bắc – Nam (dantri.com)
Quốc hội “bác” đường sắt cao tốc Bắc – Nam (doanhnhansaigon.vn/online)
Bác đường sắt cao tốc: “Đúng nguyện vọng của cử tri” (tintuc.xalo.vn)
v.v…
Khi trả lời phóng viên báo chí về sự kiện này, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên Nguyễn Minh Thuyết đã nói: “Đây là một quyết định mang tính lịch sử. Là người trong cuộc tôi cũng thấy rất bất ngờ. Nếu tôi không nhầm thì đây là lần đầu tiên Quốc hội bác một dự án lớn do Chính phủ trình. Có thể nói Quốc hội đã thể hiện sự nghiên cứu hết sức nghiêm túc báo cáo của Chính phủ cũng như lắng nghe ý kiến của nhân dân, đặc biệt là ý kiến của các nhà khoa học và các tầng lớp nhân dân trên phương tiện truyền thông” (vietnamnet.vn).
Báo chí đã đăng tin sai lạc. Ông Nguyễn Minh Thuyết đã phát biểu sai lạc. Thế thì tại sao ngay lúc đó ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng lẫn ông Bộ trưởng / Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hoàn toàn im lặng và phải chờ đến đúng 1 tháng sau mới “phàn nàn” là có một số ý kiến cho rằng Quốc hội đã “bác” dự án này và tuyên bố “Quốc hội không bác !” ?
Thế thì 1 tháng trước báo chí Việt
Biểu quyết của Quốc hội dành cho 3 lần bấm nút: (Vietnamnet.vn)
Lần 1: biểu quyết về điều 1 - Trong thời gian tới, cần huy động mọi nguồn lực để cải thiện hạ tầng giao thông. Kết quả: 42,39 % tán thành, 38,74 % không tán thành.
Lần 2: Phương án 1 cho ĐSCT: Làm đường sắt cao tốc đúng như phương án Chính phủ trình.
Kết quả: 42,19% không tán thành, 37,53%) không tán thành. Tức là BÁC phương án 1.
Lần 3: Phương án 2 cho ĐSCT: Tán thành chủ trương xây dựng nhưng thay đổi nội dung, lộ trình. Gồm có:
QH giao cho Chính phủ trước mắt, rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch giao thông tổng thể trong cả nước, bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển, đường hàng không phù hợp với yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài của sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh, nguồn lực tài chính nhà nước, điều kiện tự nhiên, bảo vệ môi trường, đặc điểm văn hóa và phân bố dân cư; trong đó có quy hoạch hệ thống giao thông Bắc – Nam, xác định rõ lộ trình thực hiện, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển giao thông của cả nước và các vùng.
Tiếp theo đó, đơn vị thực hiện lập quy hoạch chi tiết; tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, đầy đủ và toàn diện hơn các điều kiện bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội – TPHCM.
Trên cơ sở đó nghiên cứu lập dự án đầu tư một trong hai đoạn tuyến Hà Nội – Vinh hoặc TPHCM – Nha Trang, trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư một đoạn tuyến được chọn và thực hiện đầu tư vào thời điểm thích hợp trước năm 2020 bằng nhiều nguồn vốn, đa dạng phương thức đầu tư.
Từ kết quả đầu tư xây dựng đoạn tuyến được chọn, tiến hành đánh giá việc đầu tư, khai thác đoạn tuyến trên và báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định việc triển khai đầu tư xây dựng các bước tiếp theo.
Kết quả: 34,48% không tán thành, 31,85% tán thành. Tức là BÁC phương án 2 dành cho dự án ĐSCT Bắc-Nam. Không có chuyện tán thành chủ trương, giao cho chính phủ hoàn chỉnh, quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư, đánh giá … gì cả.
Báo Pháp Luật còn đơn giản hóa đăng tải biểu đồ biểu quyết của Quốc hội như sau:
http://freelecongdinh.files.wordpress.com/2010/07/4-box.jpg?w=567&h=88
.
Từ những dữ kiện trên cho thấy 2 ông Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã nói ngược lại và diễn giải sai lệch về kết quả biểu quyết về dự án ĐSCT Bắc-Nam của Quốc hội. Hai ông này đã xem thường cơ chế Quốc hội và chà đạp lên biểu quyết của các Đại biểu Quốc hội khi họ đã đại diện nhân dân cả nước bác bỏ đề án ĐSCT Bắc-Nam.
Bên cạnh đó, sự im lặng của các đại biểu Quốc Hội trước những phát biểu này còn cho thấy bên cạnh ông Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Phú Trọng còn có thể có những thế lực, âm mưu đằng sau sân khấu hậu trường với mục tiêu phá hoại những sinh hoạt dân chủ vừa mới chỗi mầm của Quốc hội Việt Nam; đồng thời tìm cách bôi đen ý nghĩa cũng như quy định đích thực của biểu quyết vào ngày 19 tháng 6 vừa qua mà cả Quốc hội lẫn Chính phủ buộc phải tuân hành.
.
.
.
No comments:
Post a Comment