Wednesday, July 21, 2010

NGU NHƯ HƯỞNG

Thượng tướng công an Nguyễn Văn Hưởng nói về nhân quyền hay ngắn gọn là: Ngu như Hưởng!

Lê Diễn Đức

Tháng Bảy 21, 2010

http://ledienduc.wordpress.com/2010/07/21/ngu-nh%c6%b0-th%c6%b0%e1%bb%a3ng-t%c6%b0%e1%bb%9bng-vo-bi%e1%bb%81n-nguy%e1%bb%85n-van-h%c6%b0%e1%bb%9fng-hay-ng%e1%ba%afn-g%e1%bb%8dn-ngu-nh%c6%b0-h%c6%b0%e1%bb%9fng/

Dân gian có câu: “Giàu như Phú – Lú như Trọng – Lật lọng như Nghiên – Tiêu tiền như Triệu” để nói về bốn ông quan lớn của thủ đô Hà Nội một thời là: Phùng Hữu Phú, chủ tịch; Nguyễn Phú Trọng, bí thư; Hoàng Văn Nghiên, phó chủ tịch và Nguyễn Quốc Triệu, phó bí thư.

Có lẽ chúng ta phải tìm một câu tương xứng bắt đầu bằng “Ngố như Hưởng…”. Tức là ngu như Nguyễn Văn Hưởng, hàm thượng tướng công an Việt Nam cùng với một loạt chức vụ gì gì đó nữa nghe phát hãi.

Thông thường đã ngu thì nên im lặng, người ta nói thế – “Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe”!

Một số các quan chức cộng sản Việt Nam thạo đúng mỗi một nghề ngông nghênh, chém gió, nói càn, nói lấy được. Ai ngờ, cái ngón này càng áp dụng càng lộ thêm mặt ngố, đầu đất, may lắm thì bịp được những thằng ngu như họ trở lên.

.

Tôi đã đọc bài viết “Hiểu nhân quyền Việt Nam thế nào cho đúng” của Hưởng trên “Tạp chí nhân quyền” mới xuất bản còn thơm mùi mực in, đang được tập đoàn Ba Đình khua chiêng, gõ mõ, điếc cả màng tai thiên hạ.

Nói thiệt, chửi y ngu chỉ tổ phí thời gian. Nhạc sĩ Tô Hải đã liệt kê đủ thứ “mặt” mà không thấy cái mặt nào đáng gọi rồi. Tôi chỉ muốn lôi cái ngu của y ra để bà con nào nhẹ dạ đừng để bị y hỏa mù. Vậy thôi.

Hưởng nói:

“Sau khi khối XHCN Đông Âu sụp đổ, chiến tranh lạnh kết thúc, vấn đề nhân quyền và dân chủ đã được một số nhân vật trong chính giới Hoa Kỳ và một số nước phương Tây sử dụng như một phương tiện hữu hiệu làm chuyển hóa thể chế chính trị ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Và hiện nay, nhân quyền đã trở thành vấn đề quốc tế. Các nước phương Tây đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm chính sách đối ngoại của họ. Bản chất của vấn đề nhân quyền mà họ đưa ra là gì? Nếu xét về thể chế chính trị đó là một xã hội có nền chính trị đa nguyên, đa đảng. Và họ luôn luôn đề cao tự do cá nhân, nhân quyền là quyền không có biên giới, không bị phụ thuộc bởi chính trị, địa lý hay chủ quyền quốc gia”. (…) Vậy, thực chất vấn đề nhân quyền ở Việt Nam là như thế nào? Nhân quyền ở Việt Nam khác với nhân quyền phương Tây ở điểm gì? Và phải hiểu nhân quyền ở Việt Nam như thế nào cho đúng?”.

.

Đúng là định nghĩa lung tung! Nhân quyền đơn giản là quyền của con người. Da trắng, da vàng, da đen, da đỏ, phàm là con người thì ai cũng có quyền bình đẳng như nhau. Chả thế mà trong bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/09/1945, khai trương nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh đã mở đầu bằng câu trích dẫn từ Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ: “Mọi người được sinh ra đều bình đẳng và được tạo hóa ban cho một số quyền không thể tước bỏ, như quyền sống, quyền tự do, quyền được mưu cầu hạnh phúc”.

Bị chập nặng nên Hưởng tỉnh bơ phán: “Nhân quyền là quyền không có biên giới, không bị phụ thuộc bởi chính trị, địa lý hay chủ quyền quốc gia”?

.

Từ điển mở Wikipedia tiếng Việt khái quát khá đầy đủ như sau (trích):

Nhân quyền, hay quyền con người là những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào. Các quyền không thể tước bỏ được là các quyền tự nhiên do Tạo hóa ban cho họ. Các quyền không thể tước bỏ bao gồm các quyền tự do ngôn luận và thể hiện, quyền tự do tín ngưỡng và nhận thức, quyền tự do lập hội và quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật. Các quyền này không bị phá hủy khi xã hội dân sự được thiết lập và không một xã hội hay một chính phủ nào có thể xóa bỏ hoặc “chuyển nhượng” các quyền này.

Tuy nhiên, đây chưa phải là bản liệt kê đầy đủ các quyền mà các công dân có được trong một nền dân chủ. Các xã hội dân chủ đồng thời thừa nhận các quyền dân sự như quyền được xét xử công bằng, và còn lập nên các quyền chủ chốt mà bất kỳ chính phủ dân chủ nào cũng phải duy trì. Vì các quyền này tồn tại không phụ thuộc vào chính phủ, do đó chúng không thể bị luật pháp bãi bỏ cũng như không phụ thuộc vào ý muốn nhất thời của đa số cử tri nào đó. Ví dụ như điều sửa đổi bổ sung đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ nghiêm cấm Quốc hội thông qua các luật vi phạm tới tự do ngôn lụân, tự do tín ngưỡng và quyền hội họp ôn hòa. Nhà sử học Leonard Levy đã phát biểu: “Các cá nhân có thể tự do khi chính phủ của họ không tự do”.

Các nội dung chi tiết và các thủ tục của luật pháp liên quan tới quyền con người cần phải thay đổi tùy theo xã hội, nhưng tất cả các nền dân chủ đều được giao trọng trách trong việc xây dựng các cấu trúc xã hội lập hiến, lập pháp để bảo đảm cho các quyền con người đó”.

.

Hưởng la lối như con két:

“Họ áp đặt những “tiêu chí” về nhân quyền cho các quốc gia mà họ đang muốn chuyển hóa, thay đổi các thể chế chính trị. Họ muốn tạo ra ở các quốc gia này một lực lượng “dân chủ” và sẽ trở thành lực lượng phản kháng, chống đối lại chính quyền hợp hiến. Nếu quốc gia nào không chịu nghe theo thì họ đưa vào danh sách các quốc gia “cần quan tâm đặc biệt”; rồi gây khó dễ cho hoạt động kinh tế, thậm chí cấm vận từng phần”…

.

Hưởng bị bệnh tâm thần tự kỷ ám thị, có tật giật mình. Không ai, không thế lực nào “áp đặt những “tiêu chí” về nhân quyền cho các quốc gia mà họ đang muốn chuyển hóa, thay đổi các thể chế chính trị” cả.

Các tiêu chí nhân quyền là phổ quát của toàn nhân loại, cho nên không những cần phải được thực thi tại các nước có chế độ chuyên chế, độc tài, mà ngay tại các nước tư bản dân chủ, tự do, nhân quyền không ngừng được đòi hỏi, bảo vệ và xây dựng hàng ngày thông qua dư luận xã hội, các tổ chức phi chính phủ, báo chí tự do và pháp luật. Chấp nhận tồn tại song song các lực lượng chính trị khác nhau trong một xã hội, mới chỉ là một phần trong các quyền dân sự của con người. Một chính quyền do dân bầu ra, hợp hiến có nghĩa là người dân có quyền giám sát và phê phán, thậm chí phản kháng khi chính quyền làm sai phạm, thất hứa với cử tri.

.

Hưởng gồng mình lý luận:

“Chính vì vậy, những lý thuyết về nhân quyền, dân chủ theo kiểu phương Tây đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của những quốc gia không đồng quan điểm, trong đó có Việt Nam. Các quốc gia này không thể chấp nhận một thứ “dân chủ, nhân quyền” mà nếu đi theo đó, thì đồng nghĩa với tự đánh mất mình, làm thay đổi cả một nền văn hóa của một (hoặc nhiều) dân tộc, và dẫn đến đảo lộn trật tự xã hội, trật tự trong mỗi gia đình”.

.

Hưởng tự nhận Việt Nam cộng sản là một trong số ít quốc gia “không đồng quan điểm”. Đúng rồi! Độc quyền đảng trị, quan chức lớn của Đảng đầy tội lỗi vẫn ngồi xổm trên pháp luật, thì làm sao đồng quan điểm nổi! Không thấy Nguyễn Minh Triết nói bỏ điều 4 của Hiến Pháp là tự sát sao? Cứ nhìn vào bảng xếp hạng các nướckhông đồng quan điểm” này của “The Economist” thì thấy tập đoàn cộng sản Ba Đình đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu với ai.

.

Màu đen, xanh đen là những nước cũng "không đồng quan điểm" như Việt Nam về nhân quyền - Ảnh: The Economist

http://ledienduc.files.wordpress.com/2010/07/democracy_index_2008.jpg?w=400&h=182

.

Với 167 nước được nghiên cứu, Việt Nam nằm ở danh sách 50 quốc gia có chế độ độc tài (authoritarian regime) từ vị trí thứ 117 đến 167, trong đó có Trung Quốc, Miến Điện, Cuba, Bắc Triều Tiên, Lào, Iran, Libya, Syria, v.v…

117 quốc gia còn lại là các nước có thể chế dân chủ hoàn thiện hoặc đang đi trên con đường tiến tới dân chủ.

.

Chấp nhận cái thứ dân chủ, nhân quyền khác với Việt Nam là “tự đánh mất mình, làm thay đổi cả một nền văn hóa của một (hoặc nhiều) dân tộc, và dẫn đến đảo lộn trật tự xã hội, trật tự trong mỗi gia đình” – như nhận định của Hưởng – thì Anh, Úc, Canada, Pháp, Italy, Đức, Nhật, Na Uy, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Phần Lan, Thụy Sĩ, Ba Lan, CH Czech, Indonesia, Thái Lan, v.v… đã đánh mất hết bản sắc dân tộc, chủ quyền, trật tự gia đình của họ và đang loạn hết chăng?

.

Hưởng còn nói luyên thuyên nhiều thứ nữa để biện minh cho cái chế độ Việt Nam phi dân chủ và thối nát vì tham nhũng hiện nay, nhưng càng nói hắn càng để lòi ra cái ngu dốt của một tay võ biền.

Y nói “Việt Nam được đánh giá là quốc gia có sự ổn định chính trị nhất, đang hội nhập mạnh mẽ vào kinh tế thế giới”, nhưng cái ổn định này là ổn định bằng xử tù bất công và trấn áp bạo lực, nhấn chìm cả dân tộc trong văn hóa sợ hãi và dối trá. Ổn định gì mà biết bao nhiêu cuộc biểu tình phản kháng của người Thượng, tu sĩ, giáo dân, dân oan nổ ra liên liếp trong suốt mấy năm qua, đến nỗi phải thuê cả quân du đãng cùng với cảnh sát trang bị vũ khí tận răng, đàn áp dã man, bắn chết cả dân lành và trẻ em?

Hưởng tự nhổ vào mặt mình khi nói: “Đến nay, từ một nước “chạy ăn từng bữa”, nay chúng ta đã trở thành cường quốc xuất khẩu gạo”. Bởi vì, tờ VnExpress ghi lại lời của Cao Đức Phát Bộ trưởng Nông nghiệp trước chất vấn của các đại biểu Quốc hội như sau: “Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo mà hàng năm vẫn còn hàng trăm nghìn đồng bào chỉ được ăn cơm khi ngày lễ, ngày tết, khi bị ốm”.

Nhắc bài cho Hưởng rằng, chính vì không có nhân quyền Ta, nhân quyền Tây, nên trong ngày 24/09/1982 Việt Nam đã long trọng ký và cam kết thực hiện “Tuyên ngôn Quôc tế về Nhân quyền” và “Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị”, trong đó xác nhận: “Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm cả quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt ranh giới, hình thức tuyên truyền miệng, hoặc bằng bản viết in, hoặc bằng hình thức nghệ thuật hoặc thông qua phương tiện đại chúng khác tùy theo sự lụa chọn của họ”.

.

Điều khoản cuối cùng của bản Tuyên ngôn nói:

Không được phép diễn giải bất kỳ điều khoản nào trong Bản tuyên ngôn này theo hướng ngầm ý cho phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hay cá nhân nào được quyền tham gia vào bất kỳ hoạt động nào hay thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm phá hoại bất kỳ quyền và tự do nào nêu trong Bản tuyên ngôn này“.

.

Cũng hay! Cái ngu, cái ngố, cái tồ của Hưởng khiến tôi ngẫu hứng tham dự vào ngôn ngữ dân gian:

Lộng hành như Dũng – Tham nhũng như Mười – Tức cười như Triết – Xảo quyệt như Anh – Ma lanh như Rứa - Ba bứa như Tô – Ngố, tồ như Hưởng…

Có lẽ chưa đủ và chưa chuẩn lắm. Hy vọng sẽ được mọi người bổ sung và hoàn thiện thêm!

Ngày 20/07/2010
———
* Trong bài này nếu ai đó cảm thấy phản cảm khi tôi gọi cộc lốc tên Hưởng, hay dùng ngôi thứ ba số ít “y”, thì xin được giải thích rằng, ấy là tôi học mót ngôn ngữ của báo Công an Nhân Dân vẫn thường dùng cho những người “không đồng quan điểm” với Đảng hoặc những người mà họ không thích.

.

.

.

No comments: