Monday, July 19, 2010

NGHĨA TRANG AN BẰNG (Thừa Thiên - Huế)

NGHĨA TRANG AN BẰNG

Ai bảo Việt Nam nghèo khổ?

Thùy Yên

19/07/2010 7:00 sáng

http://www.talawas.org/?p=22314

Bạn đã đến làng chài An Bằng, xã Vĩnh An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế chưa? Tôi chưa đến, nhưng tôi đã đọc bài báo trên Pháp luật TPHCM ngày 12/4/2010 về thành phố lăng mộ nguy nga đồ sộ ở đây. Những ngôi mộ rộng cả ngàn mét vuông, xây cất công phu tốn cả trăm ngàn đô la. Bức hình chụp đoàn xe trâu với những dáng người lam lũ, ngay đằng sau là khu nghĩa địa hoành tráng sặc sỡ.

Ảnh: Pháp luật TPHCM

http://www.talawas.org/wp-content/uploads//2010/07/An-Bang.jpg

.

Thế là thế nào hả Việt Nam, ai bảo người là nghèo khổ?

Tra cứu trên mạng, bắt gặp bài trên báo Thanh niên từ năm 2006, về Hội nghị – Hội thảo nếp sống văn minh trong việc tang do Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch tổ chức. Khi đó các vị hội thảo viên đã rất “bức xúc”vì “trong số khoảng 97.000 ha đất dành cho nghĩa trang của cả nước, Thừa Thiên – Huế đang chiếm đến 7.731 ha. Có những địa phương như xã Hưng Mỹ, trong khi đất nông nghiệp chỉ có 157,6 ha, đất ở có 47,2 ha thì đất nghĩa địa lại chiếm đến 285 ha, gấp 6 lần đất ở; nhiều lăng mộ xây tốn hàng trăm triệu đồng, hơn cả nhà ở cho người sống. Còn xã Vĩnh An, huyện Phú Vang đang được mệnh danh là ‘thành phố lăng mộ’, với những khu nghĩa địa nguy nga”.

Ảnh: Công an TP Hồ Chí Minh

http://www.talawas.org/wp-content/uploads//2010/07/An-Bang-2.jpg

.

Bức xúc, chỉ thị, chỉ đạo, quyết tâm… thế nào mà 4 năm sau thành phố nghĩa địa xa hoa nhất Việt Nam tại An Bằng còn phồn vinh hơn xưa. Theo bài phóng sự (kì 2) ngày 01/7/2010 trên Công an TPHCM, “năm 2008, UBND tỉnh có quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn đến năm 2015, quy định chỉ tiêu đất dành cho mỗi mộ chôn cất một lần tối đa không quá 5m2/mộ, mộ cải táng tối đa không quá 3m2/mộ. Tuy nhiên, ở làng An Bằng, hàng trăm ngôi lăng mộ vẫn đua nhau mọc lên với diện tích lên tới cả trăm mét vuông/mộ mà không có bất cứ sự can thiệp, xử lý nào từ chính quyền địa phương.” Nhưng lệnh Bộ, lệnh tỉnh không bằng tiền Việt kiều. Làng An Bằng có 95 % gia đình có người thân ở nước ngoài, như bài phóng sự (kì 1) cũng trên báo Công an TPHCM ngày 29/6/2010 vừa rồi thuật lại. Bài báo “Khi ‘thành phố ma’ là làng ‘gái xuất khẩu’ trên báo Gia đình ngày 29/5/2009 hé lộ rằng những Việt kiều hào phóng này chính là những thuyền nhân đã liều mình vượt biên 30 năm trước và hầu hết con gái trong làng nay đều xuất ngoại, sang “bển”, “chỉ là rửa bát, làm ô sin, trông con thuê, sang hơn chút nữa là sơn sửa móng tay ở phố dành cho người Việt.”

Thế thì Việt Nam nghèo làm sao được!

© 2010 Thùy Yên

© 2010 talawas

.

.

.

No comments: