Khoa bảng ở Việt Nam : Đừng đi lộn đầu xuống đất
TS. Nguyễn Văn Thuận, Chủ tịch Hiệp hội Công Nghệ Sinh Học Sinh Sản Châu Á
8:44 AM, 22/07/2010
Các nhà khoa bảng ở Việt
Gần đây, đã có nhiều tranh cãi trong giới khoa học về vấn đề học hàm, học vị... Khoa học Đất Việt Online xin giới thiệu bài viết của GS Nguyễn Văn Thuận, chủ tịch Hiệp Hội Công Nghệ Sinh Học Sinh Sản Châu Á về những chuyện khác biệt trong vấn đề này ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.
Tuyển chọn giáo sư trong đại học: Công bằng và công khai
Trong một khoa của một trường Đại học, nếu thiếu vị trí cho một môn học nào đó (thường là sau khi một GS đã nghĩ hưu, hoặc cần mở ra một chuyên ngành mới cho sự phát triển của khoa) thì khoa sẽ đăng một công báo thông báo rộng rãi để tuyển GS mới và cũng phải qua các giai đoạn như kể trên để trở thành một GS.
Tại Hàn Quốc, để xét tuyển một ứng viên vào ngạch GS (với chức danh khởi đầu là Assistant Professor), thông thường các ứng viên phải tốt nghiệp TS và phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu sau TS, đồng thời phải có ít nhất 5 công trình nghiên cứu đã được công bố quốc tế (với chất lượng cao, SCI) với tên tác giả đầu tiên để nói nên năng lực tự nghiên cứu của ứng viên và khoảng trên 10 công trình nghiên cứu công bố quốc tế với đồng tác giả để nói lên năng lực hợp tác nghiên cứu của ứng viên. Những ứng viên đạt được những tiêu chuẩn trên thì sẽ được mời phỏng vấn trực tiếp tại khoa có sự hiện diện của sinh viên sau đại học, các NCS sau TS, các GS nghiên cứu và các GS giảng dạy và nghiên cứu tại khoa để đánh giá năng lực giảng dạy. Khi được mời các ứng viên đều được tài trợ chi phí đi lại và ăn ở trong thời gian khoảng 3 ngày (cho dù ứng viên ở bất cứ nước nào mà họ đến).
Sau buổi báo cáo, các thành viên trong hội đồng khoa (Academic members) sẽ họp và bỏ phiếu kín để chọn một ứng viên. Quá trình này cũng thường xảy ra bàn cải nảy lửa giữa các GS để chọn người tốt nhất.
Như vậy chúng ta thấy để được đứng vào hàng ngũ GS thì chỉ có những TS thật giỏi đã trãi qua thực tế nghiên cứu sau tiến sĩ tại những viện nghiên cứu và trường đại học khác nhau trên thế giới, và có tố chất truyền đạt của một giảng viên thì mới có thể đứng vào hàng ngũ GS.
Giáo sư được xã hội trọng thị
Ở Hàn Quốc, trong môi trường Đại học thì hai tiếng GS (Kyosunim) rất được trân trọng. Trong khi đó, ở Nhật Bản, sinh viên gọi GS, hoặc đồng nghiệp gọi nhau bằng từ Sensei (Tiên Sinh).
Ở Hàn Quốc, khi gặp GS trong trường học thì dù GS có chào hỏi hay không, sinh viên cũng phải nhìn về GS và cúi đầu chào rất trân trọng. Ngay cả khi đang hút thuốc lá củng phải dấu đi để chào GS, và khi được GS mời uống rượu trong tiệc tùng hoặc liên hoan thì phải cầm ly bằng hai tay và khi uống phải xoay mặt đi, không được nhìn đối diện mặt thầy. Quan hệ đối xử này giữa thầy và trò duy trì cho đến ngày nay...
Có sự khác biệt ở Hàn Quốc và Nhật Bản là NCS sau Đại học tại Hàn Quốc được GS tài trợ kinh phí học tập và sinh hoạt). Còn ở Nhật Bản, những năm gần đây hầu hết các NCSTS phải đóng học phí để học và do ảnh hưởng phương Tây nhiều nên khoảng cách giữa GS và học viên không lớn lắm như ở Hàn Quốc.
Trong xã hội, sự kính trọng của mọi người đối với GS như thế nào? Tôi kể câu chuyện của tôi để các bạn dễ hiểu hơn. Lần đầu tôi đến Hàn Quốc vào tháng 2 năm 2007 để phỏng vấn vị trí của tôi hiện nay, lúc đó visa tôi được cấp là C-2 (thăm viếng ngắn ngày). Đến phi trường Incheon, họ hỏi tôi là người Việt
Đừng đi lộn đầu xuống đất
Gần đây, ở Việt
Như chúng ta đã biết sự thành công của thế hệ sau, sự hưng thịnh của đất nước điều phụ thuộc vào hệ thống giáo dục. Chính vì vậy, từ "nghiên cứu và phát triển" (Research & Development, R&D) là khẩu hiệu hàng đầu trong các nước hiện nay. Đặc biệt trong giai đoạn kinh tế tri thức nóng bỏng hiện nay thì vai trò giáo dục càng có vị trí hàng đầu cho một quốc gia phát triển.
Cũng xuất phát từ câu “không thầy đố mầy làm nên”, tôi xin mạn bàn về vấn đề tuyển chọn người Thầy tại Việt
Thử hỏi, một TS với 0 (không) công trình nghiên cứu được công bố quốc tế thì làm thế nào để đào tạo ra được một TS có một công bố nghiên cứu quốc tế như đòi hỏi hiện nay của Bộ Giáo Dục-Đào tạo. Tôi tin rằng, cuối cùng chính những người này cũng phải ra đi để trả lại môi trường nghiên cứu cho những TS có lý lịch khoa học tốt. Tôi cũng được biết quy trình xét PGS và GS của Việt
Đến nay để chữa cháy cho vấn đề này, Bộ Giáo Dục lại kêu gọi các trường Đại học nêu yêu cầu thiếu vị trí nào về chức danh thì để xuất để nhà nước bổ nhiệm về. Quy trình này đúng là chân thì đi trên trời đầu lộn xuống đất. Và hiển nhiên hậu quả là nhiều người hoàn toàn không dính dáng đến giáo dục và đào tạo cũng như chuyên ngành nghiên cứu cần phát triển tại các trường đại học lại mang chức danh GS... Từ đó, phát sinh hiện tượng có những người mang danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhưng không đi dạy học, hoặc những PGS và GS lại hoàn toàn không liên quan đến đào tạo và nghiên cứu như báo chí đã từng phản ảnh.
***
Bài viết vẫn còn nhiều thiếu sót trong phân tích về khoa bản và học hàm học vị trong trường Đại học, do nhiều nước có những hệ thống khác biệt nhau... Nếu có thời gian, mong bạn đọc tham khảo thêm trên nhiều trang mạng về vấn đề này, hoặc các bài viết của GS Nguyễn Văn Tuấn tại Úc cũng đã có bàn đến và được đăng tải trên một số báo trong nước cũng như trên blog của ông.
.
.
.
No comments:
Post a Comment