Gặp gỡ “tên khủng bố” Đỗ Thành Công tại Warszawa, Ba Lan
Lê Diễn Đức giới thiệu
Tháng Bảy 19, 2010
Tôi đã giới thiệu với bạn đọc trên BBC và weblog của mình các bài viết và dịch nói về Hội nghị cấp cao Cộng đồng các nền Dân chủ tại Ba Lan từ ngày 2 đến 4 tháng 7 năm 2010.
Tuy nhiên, trong các bài viết tôi đã không nói đến một chi tiết lý thú và bất ngờ. Đó là tham dự Hội nghị này có cả những nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền Việt Nam: anh Đỗ Thành Công và vợ là Đỗ-Bùi Tiên đến từ California, Hoa Kỳ và ông Võ Văn Ái thuộc tổ chức Quê Mẹ, cùng chị Ý Lan đến từ Paris, Pháp.
Anh Đỗ Thành Công cho tôi biết, anh đã được Bộ ngoại giao Ba Lan gọi điện thoại trực tiếp và chuyển lời mời tham dự Hội nghị.
Anh Đỗ Thành Công là thành viên của Đảng Dân chủ Nhân dân, được dư luận biết đến rất nhiều qua sự kiện anh về Việt Nam vào ngày 14/08/2006 và bị nhà chức trách Việt Nam vu khống có âm mưu đánh bom khủng bố Tòa lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn và anh đã bị bắt giam.
Trớ trêu thay, “tên khủng bố” Đỗ Thành Công này lại được các dân biểu Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ!
Dưới áp lực của chính phủ Hoa Kỳ và sự tiếp sức của đông đảo các tổ chức tranh đấu nhân quyền quốc tế và của người Việt, ngày 21/09/2006 Viện Kiểm sát TPHCM và Cơ quan an ninh điều tra Việt Nam đã quyết định đình chỉ điều tra, buộc phải trả tự do cho anh và cùng ngày anh Công đã về lại Hoa Kỳ. Ngay khi về tới Hoa Kỳ anh Đỗ Thành Công đã có buổi họp báo tại Văn phòng Dân biểu quốc hội Zoe Lofgren, tố cáo chính quyền cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền và đã cố tình vu khống để bắt giữ anh.
Sau khi kết thúc Hội nghị Cộng Đồng Dân chủ tại Krakow, Ba Lan, vợ chồng anh Đỗ Thành Công đã ghé thăm thủ đô Warszawa và có cuộc gặp mặt tọa đàm thân mật trong bữa ăn tối cùng một số anh chị em người Việt sống tại Ba Lan.
.
Anh Đỗ Thành Công (ngồi đầu bên trái) cùng với anh chị em Ba Lan tại nhà hàng Quê Hương, 7/2010 - Ảnh: Lê Diễn Đức
http://ledienduc.files.wordpress.com/2010/07/dtcbalan60710.jpg?w=361&h=174
.
Bài dưới đây về Hội nghị Cộng đồng Dân chủ nhận được từ anh Đỗ Thành Công – xin chuyển đến bạn đọc
*
*
Hội nghị Cộng đồng Dân chủ tại
Đỗ Thành Công
.
Một chính quyền vì nhân dân, do nhân dân bầu ra và tranh đấu cho quyền lợi nhân dân thì sẽ đại diện chính thống cho nhân dân đó – Hillary Clinton.
Cộng Đồng Dân chủ (Community of Democracies) được thành lập năm 2000, do sáng kiến của cựu Bộ trưởng Bộ ngoại giao Balan, Giáo sư Bronislaw Geremek và bà Cựu Bộ trưởng Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Madeleine Albright. Mục tiêu của Cộng Đồng Dân Chủ là cổ xúy, hỗ trợ cho Dân chủ và cùng hợp tác nhằm phát huy tinh thần Dân chủ đa quốc gia. Cộng Đồng có sự tham gia của hơn 100 quốc gia Dân chủ gồm Hoa Kỳ, Canada, Ba Lan, Hàn Quốc, Thụy Điển, Ý, Chile, Hungary, Lithuania, Romania, Đức, Mông Cổ, Tiệp Khắc, New Zealand, v.v…
Một số quốc gia thiếu dân chủ, quân phiệt, độc tài hoặc toàn trị như Bắc Hàn, Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Miến Điện, Singapore, v.v… đều không tham gia hoặc không hội đủ tư cách làm thành viên của Cộng Đồng.
Năm nay, Hội nghị Dân chủ do Cộng Đồng Dân Chủ tổ chức tại
Trong bối cảnh toàn cầu đang chịu ảnh hưởng của vai trò an ninh vùng, sự trỗi dậy của các chế độ độc tài, toàn trị và xu hướng gia tăng đàn áp dân chủ ở nhiều quốc gia, một số quốc gia chủ chốt đã nhận thấy rằng đây là thời điểm thuận lợi để nỗ lực xây dựng lại Cộng đồng Dân chủ thành một thực thể có tầm vóc và hữu hiệu, nhằm đóng góp và phát huy hơn nữa cho tiến trình dân chủ hoá.
Trong bài diễn văn chào mừng Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ba Lan, ông Radoslaw Sikorski nhấn mạnh:
“Chúng ta gặp nhau đây trong bối cảnh nền dân chủ toàn cầu đang trên đà bị áp lực và suy thoái. Sau các cuộc biểu tình của quần chúng ở Iran, phong trào dân chủ
.
Nơi Hội nghị – Cố Đô Krakow, Ba Lan
Hội nghị diễn ra 3 ngày, từ 2 đến 4 tháng 7 tại thành phố Krakow, Ba Lan với sự tham dự của hơn 70 đại diện các quốc gia và hàng trăm tổ chức dân sự trên thế giới. Với tổng sổ hơn 500 đại biểu đến từ nhiều quốc gia, trong đó 2/3 là các nhân viên Bộ Ngoại giao của các quốc gia thuộc Cộng Đồng Dân Chủ và 1/3 gồm các tổ chức dân sự phi chính phủ, các tổ chức thiện nguyện chuyên về nhân quyền và các đảng phái chính trị hoạt động trong và ngoài nước như Trung Quốc, Miến Điện, Singapore, Việt Nam, Cuba v.v…
Hội nghị có sự tham dự của Ngoại trưởng Hoa kỳ bà Hillary Clinton, cựu Ngoại trưởng Madeline Albright, các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Canada, Thụy Điển, Ba Lan, Hàn Quốc, Thái Lan, Lithuana, Indonesia, Tây Ban Nha v.v…
Nhiều lãnh đạo trong Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan cũng đã có mặt kể cả ông Lech Walesa, cựu lãnh tụ Công Đoàn Đoàn Kết, người đã đóng góp trong tiến trình thay đổi cơ chế cộng sản, giữ trực tiếp vai trò cách mạng đã làm đảo lộn cả nền chính trị của Ba Lan và các quốc gia cộng sản Đông Âu.
Hội nghị chọn thành phố Krakow mà không phải là thủ đô
Chọn Krakow làm nơi hội nghị cũng là dịp để Ba Lan gửi tín hiệu đến Cộng đồng thế giới rằng với kinh nghiệm của một quá khứ bị tàn phá bởi chủ nghĩa Cộng sản, Ba Lan đã quyết tâm đi theo con đường Dân chủ để đưa đất nước phát triển như ngày hôm nay.
Qua bài diễn văn của Bộ trưởng Ngoại giao Radoslaw Sikorski, Ba Lan muốn khẳng định với thế giới “Hội nghị Dân chủ sẽ là nơi để các đại biểu thảo luận về chiến lược dân chủ toàn cầu và xác định với dư luận thế giới rằng chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào hệ thống dân chủ với các giá trị và định chể đã mang lại cho chúng ta một nền an ninh vững chãi, thịnh vượng và tự do cho tất cả mọi công dân”.
.
Nghị trình thảo luận về dân chủ
Nhiều đề tài về dân chủ và những vấn nạn của nền dân chủ đã được các đại biểu của những tổ chức dân sự, đảng phái đối lập và nhiều nhân viên ngoại giao đoàn cùng thảo luận, vạch ra hướng góp ý và giải quyết cho Cộng Đồng Dân chủ. Trong 3 ngày làm việc, từ sáng đến chiều, các đề tài tiêu biểu như “Thảo luận về tình trạng nghèo đói, phát triển và dân chủ của toàn cầu” do Bộ trưởng Ngoại giao Chile, Fernando Schmidt và Đại sứ Ý, Aldo mantovani chủ toạ; đề tài “Cổ suý cho tiền trình dân chủ và hướng đối phó trước sự đe doạ của nền dân chủ” do Cựu Bộ trưởng Hungary, giaó sư Istvan Gyarmatin chủ toạ. Hay đề tài thảo luận về “Sự công bằng giới tinh và quyền lợi của Phụ nữ” do Bộ trưởng Bộ ngoại giao
Ngày thứ hai, tại Nhà hát Slowacki, bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã phát biểu trước hơn 500 đại biểu tham dự Hội nghị như sau:
“Ở thế kỷ 20, sự trấn áp chống lại các tổ chức xã hội dân sự thường xảy ra dưới hình thức ý thức hệ. Nhưng khi chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ, những cuộc trấn áp dường như bị thúc đẩy bởi tham vọng của quyền lực chính trị. Dù vậy, vẫn còn lý tưởng, đó là một khái niệm mới mẻ nhìn về xã hội trong khuynh hướng cần được tái tổ chức, và đó cũng chính là lý tưởng mà nền dân chủ cần phải được thử thách. Quan niệm cho rằng nhân dân chính là kẻ bị chi phối bởi chính quyền chứ không phải chính quyền chịu sự chi phối của nhân dân. Và chính vì những quan niệm như vậy, dù không ràng buộc nhân dân phải được sự chấp thuận từ chính quyền để thành hình những tổ chức, khối hoạt động mang tính cộng đồng hoặc cổ súy cho những giá trị văn hoá, hay kể cả vận động cho các thay đổi chính trị. Nhưng các quan niệm này đã ràng buộc chính công dân của họ, phải chịu sự chấp thuận từ nhà nước để phục vụ cho mục tiêu, và ý đồ của lãnh đạo và chính quyền. Hãy nghĩ đến các nhà dân chủ, các tổ chức dân sự ở khắp nơi trên thế giới đang bị đàn áp, cấm đoán, bao vậy, bắt giữ, tuyên án tù và thậm chí còn bị thủ tiêu. Họ đã làm gì đến nổi phải chịu những sự đày đoạ như vậy?
Đa nguyên vô cùng thiết yếu vì nó cho chúng ta hiểu rõ thế nào là dân chủ. Dân chủ xác định không một thực thể nào kể cả nhà nước, đảng phái và lãnh tụ có thể có câu trả lời đối với những thử thách mà chúng ta đang phải đối diện. Và tuỳ thuộc vào điều kiện, môi trường và cả phong tục riểng biệt, chúng ta cần có thời gian để có thể tìm ra hướng giải quyết thích hợp. Vì vậy, nền dân chủ của chúng ta không nhất thiết phải giống nhau. Nhưng một chính quyền vì nhân dân, do nhân dân bầu ra và tranh đấu cho quyền lợi nhân dân thì sẽ đại diện chính thống cho nhân dân đó. Chúng ta cần xác định được những sự khác biệt quan trọng và mang tính thực tế này. Đa nguyên là dòng chảy của sự khác biệt và bởi vì sự trấn áp tàn bạo đối với các hoạt động của những tổ chức dân sự không nằm trong hệ thống chính quyền là mối đe doạ trực tiếp đến đa nguyên, cũng chính là mối nguy hại cho nền dân chủ của chúng ta”.
Cũng tại nhà hát Slowacki này, Hội nghị đã có cơ hội trực tiếp nghe 7 Bộ trưởng Bộ ngoại giao, gồm Canada, Hàn Quốc, Ba Lan, Indonesia, Chile, Tây Ban Nha và Thụy Điển cùng thào luận chung với tất cả đại biểu tham dự Hội nghị về đề tài “Tình hình suy thoái của Dân Chủ - Và chúng ta cần làm gì?” trước sự hiện diện của hai Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton, Madeleine Albright, ông Lech Walesa và hàng trăm các nhân vật ngoại giao cao cấp khác.
.
Nhằm giảm bớt không khí căng thẳng, Ba Lan đã chiêu đãi dạ tiệc và tổ chức các buổi hoà nhạc. Đích thân Thị trưởng thành phố
.
Hội nghị cũng đã trao giải thưởng Geremek cho Linh mục Jose Conrado Rodriguez thuộc thành phố
Giải thưởng mang tên Geremek nhằm vinh danh cựu Ngoại trưởng Ba Lan, Giáo sư Bronislaw Geremek, nhà tranh đấu Dân chủ Ba Lan và đồng thời là sáng lập Cộng Đồng Dân Chủ. Đây là lần thứ hai giải thưởng Geremek được trao tặng, lần thứ nhất năm 2009, giải thưởng đã trao tặng cho Tổng thống Nam Phi, nhà tranh đấu chống kỳ thị chủng tộc nổi tiếng Nelson Mandela.■
.
.
No comments:
Post a Comment