Chúng ta đang ở trong giai đoạn hậu Cộng Sản?
12:01:am 14/07/10
http://www.danchimviet.com/archives/13679
Ngày 3-2-2010 vừa qua, Đảng Cộng Sản Việt
.
Nói tới “hậu cộng sản” là mặc nhiên cho rằng chế độ cộng sản đã chấm dứt. Trong khuôn khổ một cuộc thảo luận để trả lời câu hỏi chế độ cộng sản còn không ta có thể định nghĩa một chế độ cộng sản như gồm ba thành tố:
1/ Triết lý Mác-xít
2/ Lý thuyết kinh tế của Marx thường được gọi là kinh tế Mác-Lênin;
3/ Lý thuyết về cách mạng và nhà nước và vai trò của Đảng.
Chúng ta chỉ có thể nói chế độ cộng sản còn hay không sau khi đã nhận diện 3 thành tố này.
.
Hãy bắt đầu bằng thành tố kinh tế. Lập luận cho rằng chúng ta đã bước vào giai đoạn hậu cộng sản chủ yếu dựa trên nhận xét là lý thuyết kinh tế Mác-Lênin không còn được áp dụng nữa, đã có xí nghiệp tư, kể cả xí nghiệp nước ngoài và quyền tư hữu cũng đã được chính thức nhìn nhận. Dĩ nhiên đó là những thay đổi quan trọng nhưng chưa đủ để nói rằng chế độ cộng sản đã chấm dứt.
Thực ra trong ba thành tố của chế độ cộng sản, lý thuyết kinh tế của Marx là yếu tố ít quan trong nhất, ngay cả dưới mắt những người cầm đầu các nước cộng sản. Ngay từ thế kỷ 19, khi Marx còn sống, nó đã bị lố bịch hóa. Marx hoàn toàn không có bất cứ một kiến thức hoặc một kinh nghiệm nào về kinh tế, ông nói về kinh tế không khác gì một em bé chăn trâu nói về chú Cuội.
Cuốn “Tư bản luận” (Capital -một cái tên ngộ nghĩnh cho cuốn thánh kinh của chủ nghĩa Cộng Sản) của ông rất dầy, không phải vì Marx có nhiều điều để viết mà vì Marx không có gì để viết và đã viết loanh quanh. Những ý kiến của nó có thể trình bày được trong vài trang.
Trong cuốn Essays in Persuasion, xuất bản năm 1932, J.M. Keynes đã nhận định như sau: “Tư Bản Luận là một cuốn sách lỗi thời, không những sai về mặt khoa học mà còn vô tích sự và vô dụng trong thế giới ngày nay.”
Marx cho rằng chủ nghĩa tư bản tự đào hố chôn mình khi tích lũy các phương tiện sản xuất, tập trung tư bản và bần cùng hóa công nhân; nó sẽ bị giai cấp công nhân vùng lên đánh đổ và trên đống tro tàn của nó, sau một giai đoạn quá độ xã hội chủ nghĩa, một xã hội cộng sản sẽ thành hình trong đó không còn giai cấp và bóc lột, các phương tiện sản xuất là tài sản chung của cả xã hội, không còn khác biệt giàu nghèo, mỗi người đóng góp theo khả năng và hưởng thụ theo nhu cầu.
Các chế độ cộng sản chưa bao giờ coi lý thuyết kinh tế của Marx là nghiêm chỉnh. Trên thực tế họ vẫn tùy cơ ứng biến, một thí dụ cụ thể là chính sách Kinh Tế Mới của Lenin được áp dụng từ 1921 đến 1928. Sở hữu tâp thể chỉ được hiểu một cách giản dị là tất cả mọi phương tiện sản xuất thuộc về chính quyền; chênh lệch giàu nghèo vẫn được chính thức nhìn nhận, khẩu hiệu“làm theo khả năng hưởng theo nhu cầu“chỉ còn đôi khi được nhắc đến như là một mục tiêu xa vời; lương bổng, lương thực, thậm chí thuốc men, vẫn được cấp theo chức vụ. (Trong bài diễn văn nổi tiếng đọc ngày 25-6-1931, gọi là“Diễn văn sáu điểm,” Stalin còn lên án chủ trương bình đẳng lương bổng như là một chệch hướng tư sản!).
.
Tại Việt
.
Thành tố quan trọng hơn nhiều của một chế độ cộng sản là triết lý Mác-Lênin. Đây là điều mà một số đông những người cộng sản cũng như chống cộng không ý thức được. Trong bài diễn văn đọc trước quốc hội Việt Nam Cộng Hòa năm 1961 để thông báo tình trạng chiến tranh ông Ngô Đình Diệm đã nói: “Cộng sản không phải là Mac-xít, cũng không phải là xã hội chủ nghĩa, cộng sản chỉ là một tổ chức cướp chính quyền,” lời tuyên bố này chứng tỏ ông không ý thức được tầm quan trọng của triết lý Mác-Lênin đối với phong trào cộng sản. Nhiều người chống cộng khác cũng nghĩ như ông và vì thế không nhận ra đặc tính của đảng cộng sản là gì và phải đương đầu với nó như thế nào. Ngược lại chính những người cộng sản cũng không ý thức được tầm quan trọng của triết lý Mác-Lênin đối với chính họ để hiểu tại sao họ đã thành công nhưng sau đó lại phân hóa và sụp đổ.
Triết lý Mác-Lênin là của Marx với sự đóng góp của Engels, Lenin chỉ phụ họa và khai thác. Nó chủ yếu là Duy Vật Biện Chứng và Duy Vật Lịch Sử, những điểm khác không đáng kể.
Biện chứng (dialectic) là phương pháp thảo luận để tìm giải đáp đúng bằng cách liên tục chất vấn một ý kiến được phát biểu, buộc nó phải liên tục điều chỉnh và dần dần cải thiện, cuối cùng trở thành đúng. Ý kiến ban đầu là tiền đề, câu chất vấn là phản đề, ý kiến được điều chỉnh sau khi đã giải quyết; đến lượt nó tổng hợp lại có thể được lấy làm tiền đề, và biện chứng tiếp tục. Phương pháp biện chứng do Socrates đề xướng đã chứng minh giá trị không thể chối cãi được của nó. Trong một thí dụ cụ thể còn được lưu truyền, Socrates đã chỉ bằng những câu hỏi liên tục hướng dẫn một đứa trẻ nô lệ hoàn toàn không biết gì giải được một bài toán.
Hegel đã nâng biện chứng từ một phương pháp thảo luận lên thành một qui luật theo đó bất cứ gì trong vũ trụ cũng là một tổng hợp của một biện chứng đã qua và cũng là tiền đề của một biện chứng đang tới. Một sự kiện đương nhiên làm xuất hiện một sự kiện đối nghịch và từ sự xung đột này một sư ïkiện mới sẽ hình thành tổng hợp những ưu điểm của cả hai. Hegel không chứng minhqui luật này mà chỉ khẳng định nó như một niềm tin. Xác quyết của ông có tính tôn giáo, nhất là ông lại cho rằng có một nguyên tắc thuần lý tối cao – Hegel gọi là Tuyệt Đối – không khác gì một thượng đế an bài tất cả và Tuyệt Đối này dần dần thể hiện qua các diễn biến. Như thế bất cứ gì hiện hữu hoặc xảy ra đều là một bước tiến đến cái hoàn toàn đúng, hoàn toàn hợp lý. Triết lý của Hegel có thể tóm lược như sau: tất cả những gì có đều hợp lý và tất cả những gì hợp lý đều có hoặc sẽ có.
Hegel không định nghĩa thế nào là phản đề và cũng không nói một tổng hợp phải được xây dựng như thế nào và phải hội đủ những điều kiện nào để có thể được coi là một tổng hợp. Đây là một thiếu sót không thể chấp nhận được trong tư tưởng của Hegel nhưng ông đã không băn khoăn lắm bởi vì thực ra lý thuyết biện chứng chỉ được chế tạo ra để làm một dụng cụ cho triết lý lịch sử của Hegel theo đó lịch sử thế giới diễn biến qua sự xung đột giữa các quốc gia để ngày càng hoàn chỉnh hơn ; một quốc gia thành hình và mạnh lên là một tiền đề,tiền đề này sẽ gặp một phản đề là một quốc gia kình địch, hai bên xung đột và từ cuộc xung đột này sẽ xuất hiện 1 quốc gia mới tổng hợp những ưu điểm của 2 quốc gia: Một giai đoạn biện chứng đã hoàn tất và một giai đoạn biện chứng mới bắt đầu.
Marx đã lấy lại toàn bộ triết lý biện chứng của Hegel, dù ông cố gắng hết sức để biện bạch rằng ông không những không bắt chước mà còn phản bác Hegel. Biện chứng của Marx chỉ là biện chứng của Hegel. Điều khác biệt là sử quan của Hegel dựa trên sự quan sát tiến trình thống nhất nước Đức trong khi Marx áp dụng biện chứng cho cuộc cách mạng kỹ nghệ đang diễn ra dưới mắt ông tại Châu Âu.
Một mặt, thay vì lấy một Tuyệt Đối huyền bí làm nguyên lý tối cao điều khiển các diễn biến như Hegel, Marx lấy quan hệ sản xuất; Marx gọi chọn lựa của mình là Duy Vật Biện Chứng. Mặt khác, thay vì sự xung đột giữa các quốc gia, Marx coi đấu tranh giai cấp là động cơ của lịch sử ; Marx gọi triết lý lịch sử của mình là Duy Vật Lịch Sử. Triết lý của Marx chỉ là một ứng dụng khác của triết lý của Hegel.
Tuy vậy, Marx đẩy rất xa sự tùy tiện vốn sẵn có trong lý luận của Hegel. Tuy không định nghĩa một cách chính xác thế nào là một tiền đề, một phản đề và một tổng hợp nhưng Hegel còn ý thức được sự mơ hồ của mình và biết dừng lại ở chỗ chỉ sử dụng biện chứng để giải thích lịch sử. Marx đã liều lĩnh hơn, coi vai trò của biện chứng không phải chỉ là để giải thích mà còn là để thay đổi lịch sử, nghĩa là để hành động.
Điều thực sự mới của Marx so với Hegel là về mặt đạo đức.Hegel tuy không bàn tới đạo đức nhưng cũng không phủ nhận các giá trị đạo đức. Khi Hegel nói rằng kết quả của mỗi giai đoạn biện chứng đều là một tình trạng hoàn chỉnh hơn trước, khái niệm “hoàn chỉnh” còn có một ý nghĩa bởi vì các giá trị đạo đức vẫn còn đó để có thể được sử dụng như những tiêu chuẩn đánh giá. Marx trái lại phủ nhận hoàn toàn các giá trị đạo đức như là sản phẩm của giai cấp thống trị ; như vậy khi Marx nói rằng mỗi kết thúc của một giai đoạn đấu tranh giai cấp – từ xã hội cộng sản nguyên thủy đến xã hội cộng sản qua các chế độ nô lệ, quân chủ, phong kiến, tư bản – đều là những tiến bộ, khái niệm“tiến bộ“này hoàn toàn mơ hồ vì không có những tiêu chuẩn để định nghĩa.
Đó là một sự tùy tiện tuyệt đối, với hậu quả là kẻ có bạo lực có thể làm tất cả. Mọi đảng cộng sản vì thế đều có bản chất khủng bố, đó là lý do chính tạo ra sức mạnh của chúng. Cũng nên lưu ý là sự phủ nhận các giá trị đạo đức của Marx đã đạt tới mức độ lạnh lùng dễ sợ. Marx không coi việc giai cấp thống trị bóc lột giai cấp bị trị là một tội ác, trái lại ông coi nó là một lẽ tự nhiên, cũng tự nhiên như việc giai cấp bị trị phải vùng dậy tiêu diệt giai cấp thống trị.
Triết lý này đã khiến Lenin định nghĩa đạo đức một cách kinh khủng: “Đạo đức là những gì hợp với quyền lợi của cách mạng.” Cách mạng theo Lenin là đấu tranh giai cấp và đấu tranh giai cấp là nội chiến. Ông nói: “Nội chiến là sự tiếp nối, phát triển và tăng cường độ tự nhiên của đấu tranh giai cấp.” Trong suốt cuộc đời, ông Lenin không ngừng nhắc lại rằng nội chiến là tinh thần cốt lõi của phong trào cộng sản. Điều này giải thích tại sao các đệ tử của ông tại Việt Nam đã quyết định một cách rất bình thản cuộc nội chiến “giải phóng miền Nam” bất kể với giá nào, dù cho, như lời ông Hồ Chí Minh, “sông có thể cạn, núi có thể mòn.”
Triết lý Mác-Lênin quan trọng ở chỗ nó tạo ra cả một văn hoá và một tâm lý cộng sản. Biện chứng duy vật là một lối lý luận rất sơ đẳng. Nó tạo ra ảo tưởng rằng ngay cả những người vô học cũng có thể lý luận trên tất cả mọi vấn đề, và do đó đảm nhiệm những vai trò lãnh đạo, nếu biết biện chứng duy vật. Từ đó hình thành một tâm lý võ biền coi thường kiến thức. Chính Lenin cũng đã có tâm lý này.
Sau Cách Mạng, 1917 ông tuyên bố bất cứ ai chỉ cần biết đọc biết viết cũng có thể làm công tác tổ chức và chỉ đạo. Kết quả bi đát đã buộc Lenin phải đổi ý kiến, nhưng tâm lý coi thường sự học và đặt vào địa vị lãnh đạo những người táo bạo nhưng ít học vẫn còn nguyên trong mọi đảng cộng sản. Và Việt
Sự phủ nhận những giá trị đạo đức, một đặc tính của triết lý Mác-Lênin, đã là nguyên nhân trực tiếp của tình trạng tham nhũng kinh khủng hiện nay. Người ta tiếp tục chà đạp lên những giá trị đạo đức, cướp đoạt nhà đất một cách trắng trợn, trù dập, sách nhiễu, bỏ tù những người yêu nước lương thiện không phục tùng đảng bằng những tội danh bịa đặt.
Khi sự lương thiện đã không có thì lấy lý do gì để chống tham nhũng? Và tại sao lại học tập “đạo đức Hồ Chí Minh” thay vì “đạo đức” ngắn gọn? Phải hiểu “đạo đức Hồ Chí Minh” không phải là đạo đức phổ cập, nghĩa là đạo đức như mọi người đều có thể hiểu.
Không phải chỉ có quần chúng và những người đối lập mà cả những cấp lãnh đạo cộng sản đều nhìn nhận một sự thực là đảng cộng sản đã biến chất thành một tập thể gian tham, một giai cấp bóc lột. Nhưng có phải vì thế mà ta có thể nghĩ rằng chế độ cộng sản đã chấm dứt và chúng ta đang ở trong giai đoạn hậu cộng sản không?
Sự bóc lột nằm ngay trong triết lý Mác-Lênin, theo đó chính quyền đương nhiên là dụng cụ đàn áp của giai cấp thống trị và giai cấp thống trị đương nhiên phải bóc lột vì đó là chức năng khoa học của nó theo Duy Vật Lịch Sử. Khi mục tiêu xây dựng một xã hội cộng sản không giai cấp không còn nữa, như chúng ta sẽ thấy trong một đoạn sau, thì sự biến thái của đảng cộng sản thành một giai cấp thống trị là một tiến hóa tự nhiên và bắt buộc. Về điểm này, chế độ cộng sản không chấm dứt, nó chỉ được thể hiện đúng theo triết lý chính trị của chính nó.
Cũng quan trọng không kém, triết lý Mác-Lênin là lý thuyết Mác-Lênin về cách mạng, đảng và nhà nước. Marx và Engels quan niệm nhà nước chỉ đơn giản là dụng cụ đàn áp của giai cấp thống trị vì thế sẽ tàn lụi đi khi xã hội cộng sản không giai cấp đã thành lập xong. Lenin thỉnh thoảng cũng nhắc lại điều này vì nó là một tương lai đầy quyến rũ. (Stalin thực thà hơn không bao giờ nói tới). Tuy nhiên để tiến tới xã hội cộng sản cần một giai đoạn quá độ trong đó nhà nước vẫn được duy trì để tiêu diệt những phần tử phản động và thực hiện cuộc cách mạng vô sản.
Nhà nước này được Lenin định nghĩa như sau trong cuốn “Cách Mạng Vô Sản và tên phản bội Kautsky:” “Chính quyền cách mạng là chính quyền do giai cấp vô sản giành được và giữ lấy, chính quyền này không hề bị ràng buộc bởi bất cứ một luật pháp nào.” Với một quan niệm như vậy thì dĩ nhiên luật pháp chỉ là trò chơi và quốc hội chỉ thuần túy là bù nhìn. Đảng cộng sản được định nghĩa như là đội tiền phong của giai cấp vô sản để thực hiện cách mạng vô sản, có quyền lãnh đạo nhà nước một cách toàn bộ và tuyệt đối. Tóm lại, một chế độ đảng trị khủng bố ngoài vòng pháp luật.
Để viên thuốc cực đắng này dễ nuốt hơn, người ta nói rằng đó chỉ là một bắt buộc của giai đoạn quá độ để thực hiện cuộc cách mạng vô sản. Nhưng giai đoạn quá độ này sẽ kéo dài bao lâu? Không ai biết. Cho tới đại hội 22 của Đảng Cộng Sản Liên Xô. Trong đại hội này, năm 1961, giai đoạn quá độ được qui định là sẽ hoàn tất tại Liên Xô trong vòng 20 năm nữa, nghĩa là vào năm 1980. Và năm 1980 đã qua đi mà không có gì thay đổi. Từ đó không còn chế độ cộng sản nào nói tới “giai đoạn quá độ” nữa, thuật ngữ này hầu như biến mất. Nhà nước khủng bố không còn là tạm thời mà trở thành thường trực. Thiên đường cộng sản không còn nữa nhưng chế độ hung bạo mà nó đã là lý do ra đời và tồn tại vẫn tiếp tục.
.
Còn vai trò của đảng cộng sản? Mọi đại hội của mọi đảng cộng sản từ trước đến nay đều giống nhau ở một điểm: Tất cả đều hô hào tăng cường hơn nữa vai trò của đảng.
Quan điểm về đảng và nhà nước của Đảng Cộng Sản Việt
.
Tóm lại, dù nếu dễ tính đến đâu người ta cũng chỉ có thể nói về mặt kinh tế chế độ cộng sản Việt Nam còn là cộng sản 60%, nhưng về văn hoá chính trị và tổ chức chính quyền nó vẫn là một chế độ cộng sản gần như nguyên vẹn. Giai đoạn hậu cộng sản chưa bắt đầu.
.
Đến đây, để tạm kết thúc sự thẩm định này, nên lưu ý một điểm quan trọng: Quan niệm nhà nước như là một dụng cụ thống trị và đàn áp là của riêng triết lý Mác-Lênin. Các chế độ dân chủ, trái lại, quan niệm chức năng của nhà nước là bảo đảm an ninh và tổ chức sự thực hiện các quyền tự do cá nhân.
.
Do đâu mà một số người ngày càng đông cho rằng chúng ta đã ở giải đoạn hậu cộng sản? Người ta đã kết luận vội vã, có thể vì so sánh với tình trạng cực kỳ đen tối trước đây, có thể vì lấy mơ ước làm sự thực. Cũng có thể vì lẫn lộn cái tất yếu với cái đã có, cái chắc chắn sẽ tới với cái đã tới. Sự lẫn lộn này có thể có tác dụng động viên mà cũng có thể có tác dụng giải giới. Động viên vì đem lại niềm tin vào sự tất thắng của cuộc vận động dân chủ. Giải giới vì tạo ra sự yên tâm là không cần phải đấu tranh vì thay đổi đang diễn ra. Nhưng lịch sử, kể cả lịch sử của chính chúng ta, đã cho thấy có những chính quyền kéo dài rất lâu dù không còn sức sống và lý do tồn tại. Trong thế giới hiện nay thời gian gần như là tất cả. Dân chủ sẽ đến, nhưng đến trong vòng 2 năm hay sau 10 năm là 2 điều rất khác nhau.
.
Phải nhìn sự biến chất của đảng và chế độ cộng sản Việt
.
Chế độ này chắc chắn sẽ bị đào thải. Không phải chỉ vì đàn áp và bóc lột tự nhiên làm nảy sinh ra chống đối. Có những chế độ bạo ngược kéo dài rất lâu. Nó sẽ sụp đổ nhanh chóng hơn vì một lý do khác. Đó là vì không một đoàn thể nào có thể tồn tại nếu không có một mục tiêu chung hoặc những giá trị đạo đức chung. Đảng cộng sản không có cả hai. Nó sẽ nhanh chóng trở thành một đấu trường hoang dại. Chính những đảng viên cộng sản sẽ xâu xé nhau.
.
Nhưng đến bao giờ chế độ cộng sản mới chấm dứt? Không ai có thể tiên liệu. Điều chắc chắn là chúng ta không có nhiều thời giờ. Đất nước đã quá tụt hậu, môi trường đã bị tàn phá quá nặng, lòng yêu nước và tinh thần dân tộc đã xuống rất thấp, ý chí xây dựng và chia sẻ một tương lai chung chỉ còn trong một số rất ít người. Nếu tình trạng này còn kéo dài thêm hai mươi năm nữa thì sau đó có thể sẽ chẳng còn gì để nói.
.
Một điều chắc chắn khác là dù thay đổi chế độ đến từ áp lực bên ngoài hay từ ngay trong nội bộ đảng cộng sản thì nó cũng chỉ đến nếu quần chúng được động viên để sẵn sàng nhập cuộc. Có lẽ không phải là thừa nếu chúng ta nhắc lại một lần nữa là quần chúng không lãng mạn và chỉ sẵn sàng nhập cuộc nếu tin chắc là sẽ thành công. Và niềm tin này chỉ có được nếu trước mắt họ có một tổ chức dân chủ mạnh.
© Nguyễn Gia Kiểng
Nguồn: to-quoc.net
.
.
.
No comments:
Post a Comment