Nguyễn Hoàng Văn
20/07/2010 2:13 chiều
http://www.talawas.org/?p=22497
“Khi nào Việt Nam mới có một đại tác phẩm hay một cuốn phim vĩ đại?”, câu hỏi thì lớn lối và trịnh trọng mà lời đáp thì lãng nhách và vô duyên, trớt quớt như thể mang dao mổ voi ra xẻ… bọ hung.[1] Ngớ ngẩn và nhảm, ngớ nhảm đến mức cực kỳ.
.
Thực ra thì một chuyện nhảm như thế không đáng để chúng ta phải mất thì giờ. Vấn đề là những chuyện ngớ nhảm kiểu ấy vẫn tiếp nối nhau lớn lối và trịnh trọng, tiếp nối nhau hoang phí thì giờ và tài nguyên. Đủ cỡ và đủ lĩnh vực, khi thì chúng mô phạm hàn lâm, khi thì chúng hấp tấp chauvinisim. Hết băn khoăn “bước ra biển lớn” thì hùng hổ “đi ngay vào hiện đại”[2]. Không chung chung “Khi nào Việt
.
Hình dung tiếp một cảnh chầu triều thời vua Tự Đức. Hình dung cái cảnh cãi cọ theo câu chuyện mang tính giai thoại khi các “trí thức làng” ngày ấy bác bỏ những thí dụ cụ thể về “văn minh thái Tây”. Hình dung cảnh mấy ông quan thủ cựu gân cổ vùi dập hoài bão canh tân của người đi xa học nhiều tên Nguyễn Trường Tộ trong cung cách kẻ cả của những con ếch ngồi dưới đáy giếng. Nhưng không cần hình dung theo giai thoại nữa với những buổi chầu có thực hôm nay, của các quan lại lớn bé hôm nay, những kẻ đi thì cũng khá xa nhưng học chẳng được là bao bởi tầm nhìn vẫn quẩn quanh mép giếng. Chỉ lướt qua các bản tin ghi nhanh, các bài phỏng vấn chụp giựt bên hành lang quốc hội, chúng ta cũng có thể thấy mồn một cái cảnh tương tự[5].
.
Tương tự nhau trong hai tư thế khác nhau. Những ông quan đáy giếng ngày trước tự cao tự đại “làng ta là nhất” để khăng khăng “không theo làng khác”, những “làng” xa lạ qua những thí dụ về văn minh kỹ thuật nghĩ là “vô lý”. Những quan lại hiện đại thì ngạo nghễ “ta là nhất” để nằng nặc “phải nhất như làng khác”, những cái “nhất” tin là “hợp lý” nhưng hoàn toàn phi nhân tính khi đặt nặng giá trị vật chất và tiếp thị mà bỏ qua yếu tố con người[6].
.
Tư thế khác nhau nhưng bản chất như nhau, cái não trạng hậu thực dân. Đánh đuổi được thực dân rồi thì ngạo nghễ ta là nhất nhưng rốt cuộc thì cũng chỉ loay hoay, không thoát ra khỏi những khuôn khổ giá trị ở đó những bản vị thực dân luôn được tôn sùng là… nhất. Thực dân Trung Hoa đã bị đuổi đi rất lâu nhưng cái “làng ta là nhất” của những ông thượng thư thời Tự Đức cũng chỉ là một thứ “làng” theo những tiêu chí giá trị mà thứ thực dân cổ điển này mang đến. Đánh đuổi Tây hay Nhật đi rồi thì những ông thượng thư hôm nay cũng lấn cấn cái sự “phải nhất” theo những tiêu chí Tây hay Nhật như có thể thấy trong cuộc tranh cãi ầm ĩ về dự án đường sắt cao tốc nói trên.
.
Chúng ta, như thế, chỉ có thể ngạo mạn một cách… phân vân. Chúng ta kiêu hãnh về mình nhưng thiếu tự tin với những bản vị của mình[7]. Chúng ta nhấp nhổm nhìn quanh để khẳng định mình nên, đến cả những giấc mơ, chúng ta cũng nhấp nha nhấp nhổm. Mơ tưởng một “cuốn phim vĩ đại về cuộc chiến vĩ đại”, chúng ta cũng chỉ chép miệng mơ tưởng
.
Như cái cảnh nhấp nhổm “Tiếp thị cho một giải Nobel văn chương Việt
.
Nếu chút nóng tiết chauvinism là cách vào đề nôn nóng lúc mới bị “con rắn ghen tỵ [...] mổ trúng sống lưng” thì cách phân giải sâu lắng mang tính hàn lâm cũng chẳng khá hơn gì. Dẫn tên các nhà văn xuất sắc nhất như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Trần Vũ, Bảo Ninh, Nguyễn Bình Phương, tác giả khẳng định thế giá của lọat tên tuổi này thông qua cái sự được dịch ra ngoại ngữ, cái sự giành được sự chú ý của giới phê bình ngoại quốc, như trường hợp Nguyễn Huy Thiệp, nhà văn mà tài năng được dịch giả Greg Lockhart hay Kim Lefèvre khen ngợi như là “ngang tầm với các nhà văn xuất sắc thế giới” hay một sự “đóng góp cho văn học thế giới hiện đại”. Đành rằng điều này đã phần nào nói lên thế giá của tác giả nhưng tại sao chúng ta không thể tự tin nhấn mạnh thế giá ấy theo cách của chúng ta? Mà, cứ theo lý lẽ thông thường, có dịch giả nào cũng chỉ bỏ công với những tác phẩm mà họ cho là xứng đáng hay, xét cho cùng, có dịch giả nào lại không tiếp thị cho công trình chuyển ngữ của mình?
.
Hẳn sẽ lạc đề một cách vô lối khi tạt ngang sang đề tài không dễ gì đồng ý với nhau là “chức năng” hay “mục tiêu” của văn học. Dẫu sao thì chúng ta cũng có thể vạch ra một giới hạn là xác định cái gì thì không nhất thiết là mục tiêu hay, ít ra, mục tiêu tối hậu, của văn học. Nobel là một giải thưởng cao quý nhưng đó không phải là thước đo cho tất cả và, xét cho cùng, mục tiêu của nền văn học quốc gia hay bất cứ lĩnh vực nào khác đâu nhất thiết chỉ là hướng tới giải Nobel? Mahatma Gandhi đã năm lần bị bác giải Nobel Hoà bình nhưng so với một Henry Kissinger hí hửng ôm cái giải ấy trên tay vào năm 1973 thì nhân loại ngưỡng mộ người nào hơn người nào? Sẽ là một chuyện khập khiễng nếu so sánh một nhà văn Trung Hoa với một nhà văn Mỹ khi cả hai cùng viết về Trung Hoa thế nhưng, cứ theo tuyên ngôn Nobel 1938, Pearl Buck được trao giải Văn học là nhờ những tác phẩm “diễn tả xác thực đời sống của nông dân Trung Hoa” và như thế thì, so với Lỗ Tấn cùng thời, kẻ không chỉ diễn tả xác thực đời sống mà cả tâm não của con người Trung Hoa nói chung, ai gây ấn tượng hơn ai, ai để lại dư âm lâu dài hơn ai, cho dù nhà văn sau không hề có cái vinh dự Nobel?[10] Nói theo Lâm Ngữ Đường thì việc một trường học đào tạo được một vài nhà quán quân môn quần vợt hay túc cầu cũng không quan trọng bằng việc “tập cho toàn thể học sinh biết chơi hai môn đó”, việc một dân tộc sản sinh được một thiên tài như Auguste Rodin không quan trọng bằng việc “dạy dỗ để cho tất cả trẻ em và thanh niên trong lúc nhàn rỗi sáng tác được cái gì để tiêu khiển”[11]. Đó chính là những cái đẹp. Cái đẹp của thể lực, của lòng thượng võ, và của cảm thức thẩm mỹ. Trẻ biết yêu và hướng đến cái đẹp thì lớn cũng sẽ sống đẹp và xã hội sẽ là một xã hội tốt đẹp.
.
Trên lý thuyết là thế, còn thực tế thì khó là như thế. Nhưng cả trên lý thuyết thì chúng ta cũng chẳng được như thế khi nhấp nhổm chạy đua theo thế giá quốc tế mà chẳng ngó ngàng gì đến việc xây dựng thế giá của mình.
(Còn 1 kì)
© 2010 Nguyễn Hoàng Văn
© 2010 talawas
[1] Nguyễn-Khoa Thái Anh, “Khi nào Việt Nam mới có một đại tác phẩm hay một cuốn phim vĩ đại?”, talawas blog 17.06.2010. Tác giả sử dụng một nhan đề thật kêu để kể chuyện hai cha con Hoàng Minh Đạo (Đào Phúc Lộc) – Đào Thị Minh Vân như một chuyện có thể khả dĩ dựng phim.
[2] Lời của Hồ Nghĩa Dũng, Bộ trưởng Giao thông – Vận tải: “Làm đường sắt cao tốc vì ‘muốn đi ngay vào hiện đại’”, VietNamNet 25/05/2010
Hay: “Chúng tôi muốn hiện đại ngay”, Tuổi Trẻ (26/05/2010). Hồ Nghĩa Dũng: “Chúng tôi kiến nghị chọn phương án 4 vì muốn đi ngay vào hiện đại. Kinh nghiệm trong lĩnh vực viễn thông cho thấy đi ngay vào hiện đại có thể ban đầu sẽ khó khăn, tốn kém nhưng chúng ta giải quyết được tầm nhìn cho 30-40 năm. Tính ra tổng mức đầu tư sơ bộ của phương án 4 đắt hơn phương án 3 khoảng 15-20%, nhưng giải quyết được vấn đề vận tải hành khách một cách bền vững.”
[3] Các mục tiêu về đại học đẳng cấp quốc tế: “2025, Việt Nam sẽ có 5 trường ĐH đẳng cấp quốc tế”: Chính phủ dự kiến xây 5 trường ĐH đẳng cấp quốc tế từ nay đến 2020 để đến 2025 các trường này tối thiểu lọt “top 400″: http://vietnamnet.vn/giaoduc/2009/09/868263/
“400 triệu USD có xây được ĐH đẳng cấp quốc tế?”: http://vietnamnet.vn/giaoduc/2008/12/820496/
“180 triệu USD xây trường ĐH quốc tế công lập đầu tiên”
http://vietnamnet.vn/giaoduc/201004/Viet-Nam-se-co-truong-DH-quoc-te-cong-lap-dau-tien-902323/
hay:
“Phấn đầu đạt 10 trường ĐH tiêu chuẩn quốc tế vào năm 2010”
http://www.tin247.com/phan_dau_dat_10_truong_dh_tieu_chuan_quoc_te_vao_nam_2010-11-21342163.html
[4] Như các phát ngôn dưới đây:
“Các nước có IQ cao đều làm đường sắt cao tốc”:
Trần Tiến Cảnh, phó chủ tịch Ủy ban Môi trường Quốc hội: “Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc. Ra nước ngoài tôi đi thử rồi. Tốc độ nhanh, an toàn, trẻ em đi học, bà mẹ đi làm… Việt
“Các thành viên Chính phủ nói gì về đường sắt cao tốc?”:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Đường bộ, đường biển, kể cả đường hàng không cũng tính hết rồi, không tải nổi nhu cầu đi lại, việc xây đường sắt cao tốc là cần thiết. Ở Nhật Bản, tôi đi từ Tokyo xuống Osaka bằng tàu cao tốc, nhanh như máy bay, mà không có tai nạn gì. Cần nhớ là họ làm từ năm 1964, mà đến năm 1990 cũng mới trả xong nợ cho Ngân hàng Thế giới. Cũng giống như mình vay ODA bây giờ rồi trả nợ trong 40 năm. Tôi đã yêu cầu tư vấn Nhật, Pháp, Đức, họ đều nói Việt
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp: “Về dự án đường sắt cao tốc thì Chính phủ và ban dự án sẽ giải trình, nhưng tôi được biết báo cáo Quốc hội mới là báo cáo chủ trương đầu tư sau đó mới làm dự án cụ thể. Nhưng hình như ban dự án này trách nhiệm quá nên làm quá kỹ. Nhiều đại biểu phát biểu khẳng định như mình đã có một ‘cục’ 56 tỷ rồi bây giờ chọn cái gì để đầu tư thì không đúng. Vì nếu mình vay làm đường sắt thì người ta cho vay, còn làm cái khác thì họ không cho vay. Nếu đầu tư cho vùng sâu vùng xa thì họ không cho vay vì không thể trả được, nên chỉ có thể đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Như vậy là số tiền này gắn với công trình, 40 năm mới khấu hao xong, nên người cho vay cái này là rất ưu ái với Việt
Và: “Suy ngẫm sau việc “bác” dự án đường sắt cao tốc”:
Vũ Mão, cựu Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của QH khoá XI: “Thay vì quyết định hết và QH chỉ pháp lý hoá, đến dự án này, Bộ Chính trị không quyết trước mà để QH thảo luận, quyết định. Ngay cả khi thăm dò ý kiến cho thấy tỉ lệ ủng hộ quá bán 57% rất mong manh cũng không có chỉ đạo nào về mặt Đảng với các đảng viên trong QH là phải thông qua dự án mà Chính phủ trình… Kết quả của sinh hoạt dân chủ ấy, các đại biểu thoải mái nói lên suy nghĩ của mình và cuối cùng QH nói không với dự án ĐSCT. Nhưng kết quả đó cũng đem lại nhiều suy tư!”
và: “Chính phủ dành bao công sức chuẩn bị một dự án như vậy. Bộ Chính trị thì cũng đã nghe và ít ra đồng ý để Chính phủ trình QH. Quá trình như vậy tốn biết bao tiền của, trí tuệ. Vấn đề là chuẩn bị như vậy đã đầy đủ, chín muồi để trình QH? Thảo luận ở QH thì thấy nhiều ý kiến cho rằng dự án đó chưa thuyết phục, chưa kỹ càng. Và khi thăm dò ý kiến, tỉ lệ ủng hộ rất mong manh. Ở mặt này, tôi nghĩ Bộ Chính trị và cả Chính phủ sẽ còn nhiều suy nghĩ, rút kinh nghiệm.”
[5] Xem chú thích 2 và 3.
[6] Xem chú thích 4, “Các thành viên Chính phủ nói gì về đường sắt cao tốc?”:
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh: “Đặt lên bàn tính toán thì hiệu quả kinh tế của dự án này không phải là rất cao, nhưng về lâu dài và tính cả hiệu quả xã hội là tốt”.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng: “Về hiệu quả kinh tế thì không phải là cao, nhưng xét về hiệu quả tài chính thì dự án có thể lấy thu bù chi, hoàn trả được vốn.”
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc: “Thời gian vay nợ nhiều của đường sắt là sau năm 2020, nhưng lúc đó nguồn lực kinh tế của ta sẽ khác. Bình quân đầu người của chúng ta bây giờ mới là 1.200 USD, nhưng dự tính trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, bình quân thu nhập đầu người của chúng ta năm 2020 là trên 3.000 USD.
[7] Hãy theo dõi một thí dụ mới nhất: báo cáo của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam trong buổi khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI sáng 9.7.2010: “Thay mặt Hội Nhạc sĩ Việt Nam, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội đã trình bày báo cáo Tổng kết của Ban Chấp hành nhiệm kỳ VI. Báo cáo nêu rõ: Trong những năm qua, âm nhạc Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn, tiêu biểu là Nhã nhạc Cung đình Huế và Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể, Ca trù được công nhận là Di sản Văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp và Quan họ Bắc Ninh được công nhận là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại…”
[8] Nguyễn Thanh Sơn, “Tiếp thị cho một giải Nobel văn chương của Việt nam”, bài viết ký ngày 7.12.2000, đăng lần đầu tiên trong tạp chí Văn Học năm 2000, sau in lại trong (Phê bình văn học của tôi – nhà xuất bản Trẻ 2002). Bản điện tử có đăng trên Da Màu:
http://archive.damau.org/index.php?option=com_content&task=view&id=3036&Itemid=1
[9] Lâm Ngữ Đường, Một quan niệm sống đẹp, bản dịch của Nguyễn Hiến Lê, Sài Gòn 1964, dịch giả tự xuất bản. tr. 92. Nguyên tác Anh ngữ là The Importance of Living, xuất bản năm 1937 tại
[10] Dẫn theo Mike Meyer, “Pearl of the Orient”, The New York Times, May 5th, 2006
[11] Lâm Ngữ Đường, sách đã dẫn, tr. 260 – 261
.
.
.
No comments:
Post a Comment