Saturday, April 10, 2010

HẸ THỐNG TƯ PHÁP và TỰ DO VỀ THÔNG TIN

Hệ thống Tư Pháp và Tự do về Thông Tin

Martian Mobile

Thứ Bảy, 10/04/2010

http://danluan.org/node/4661

Quyền được hiểu biết về Pháp Luật và giới hạn của chính phủ phải là một trong những điều kiện thiết yếu của công dân trong thế kỷ thứ 21.

Tôi muốn nói đến một quyết định của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ hôm 31 tháng 3, 2010 khi quyết định về trường hợp làm điển hình cho cả chục ngàn trường hợp cho các phạm nhân và có thể ảnh hưởng đến bao nhiêu triệu người sống tại Mỹ nhưng chưa có quốc tịch Hoa Kỳ.

Bạn có nhớ là người dân sống tại Hoa Kỳ luôn luôn được cho là vô tội cho đến khi bị phán quyết bởi Tòa Án, câu "Innocent Until Proven Guilty" bầt hủ được áp dụng rộng rãi không cứ chỉ có người có quốc tịch Mỹ mà cho những người tạm trú tại đây. Đây là một thành công về nhân quyền trong vụ kiện Coffin với Chính Phủ Mỹ, 156 U.S. 432, và cuối cùng được quyết định bởi Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ năm 1895.

Jose Padilla, người Honduras và một cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam, đã sống ở Hoa Kỳ một cách hợp pháp trong 40 năm qua. Một lần trong lúc lái xe tải vào năm 2001, ông dừng lại tại một trạm cân ở Kentucky , và ông đã cho phép một cảnh sát lục soát chiếc xe tải của ông, đây là một hành động thường xuyên xẩy ra tại trạm cân này. Cảnh sát đã tìm thấy giữa đống sắp xếp trong các thùng hàng hóa của ông có 23 hộp xốp có chứa một nửa tấn cần sa. Mặc dù ông là một thường trú nhân hợp pháp, nhưng ông vẫn bị nhốt trong nhà tù mà không được mua bond để được tại ngoại hầu tra như những người nước ngoài sống bất hợp pháp tại Mỹ. Ông từ chối không nhận tội cho đến khi một đêm trước phiên tòa, và lúc đó ông chỉ đồng ý nhận tội bởi vì luật sư của ông bảo đảm với ông rằng lời nhận tội của ông sẽ chỉ làm ông ngồi tù năm năm và nó sẽ không ảnh hưởng đến tình trạng nhập cư của ông. Các luật sư này đã sai.

Những lời nhận tội này gây ra một trục xuất bắt buộc và có hiệu lực ngay sau khi hạn tù đã xong. Padilla, sau khi biết chuyện này xẩy ra, đã cố gắng để thu hồi lời nhận tội vì ông cho rằng ông đã không có sự giúp đỡ hiệu quả của các luật sư tư vấn. Trong vụ kiện kháng án tại Kentucky, Tòa án tối cao của tiểu bang phán quyết chống lại ông, kết luận rằng quyền hiến pháp để tư vấn không mở rộng đến những vấn đề nằm ngoài vụ án hình sự ở trong tầm tay họ. Nhưng chiến thắng cho ông hôm Ngày thứ tư 31/3/2010, Tòa án Tối cao Mỹ không đồng ý, bằng một cuộc bỏ phiếu 7-2 với đại đa số thuận.

Trong bài viết cho ý kiến của phần lớn các thẩm phán, Thẩm Phán John Paul Stevens của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, lưu ý rằng bởi vì Quốc hội trong hai thập niên qua đã có những trục xuất bắt buộc đối với nhiều loại tội phạm, các sự trục xuất này đã được gia tăng lên đáng kể cho những người nhập cư không phải là công dân Mỹ khi nhận tội. Tại Hoa Kỳ ông nói, bị cáo thường không được thông báo rằng một lời biện tội có thể dẫn đến trục xuất họ. Trong một trường hợp như thế này, Stevens nói thêm, một lời đọc đơn giản của luật sư nói với thân chủ là họ sẽ phải đối mặt đối với sự trục xuất nếu nhận tội sẽ làm nhiều bị cáo phải suy nghĩ là có nên nhận tội để được ít án tù nhưng bị trục xuất hay chấp nhận ở tù lâu hơn nhưng vẫn tiếp tục được ở lại Hoa Kỳ sau khi mãn tù. Ông nói tiếp, "Đó là trách nhiệm của chúng tôi (hệ thống Tư Pháp Hoa Kỳ)," và nói tiếp, "để đảm bảo rằng không có một bị cáo nào sẽ phải tùy thuộc vào những luật sư thiếu hiểu biết, không đủ năng lực và kết quả là các bị cáo sẽ bị thiệt hại vì sự yếu kém này", và các biện pháp mới như " hiện nay tòa án chúng tôi cho rằng luật sư phải thông báo cho thân chủ của mình rằng với một lời biện mang sẽ tạo ra một nguy cơ bị trục xuất" sẽ được áp dụng.

Kết quả là Tòa Án Tối Cao đã gửi lại trường hợp Padilla về cho tòa án Kentucky để có quyết định lại. Một thành công lớn cho nhân quyền tại Hoa Kỳ.

Mặc dù các thẩm phán cho biết họ không tin rằng quyết định của họ sẽ gia tăng việc mở các làn sóng xem xét lại các vụ án có lời nhận tội trước đó, nhưng những người ủng hộ quyền di dân đã thấy rõ ràng một trang sử mới cho người những người sống tạm trú tại Mỹ về tư pháp. Họ nói rằng phán quyết có thể ảnh hưởng đến hàng chục ngàn hồ sơ cả cũ và mới trong nhiều trường hợp.

Với gần 13.000.000 nước ngoài sinh sống hợp pháp tại Hoa Kỳ, một số người đến đây hồi còn trẻ thiếu hiểu biết về luật pháp, khi nhận tội họ nghĩ họ sẽ được đối xử ngang như các công dân Mỹ khác. Họ hầu hết đồng ý nhận tội để đổi lấy một hạn tù nhẹ hơn. Kết quả là những tội phạm này sẽ bị trục xuất tự động, và "họ sẽ bị sốc." Những tội phạm này là ai? Họ là những phụ nữ lấy trộm một chai thuốc cho con họ bị ốm đau hay như một doanh nghiệp Georgia không có hồ sơ tội phạm nhưng bị cảnh sát cáo buộc tội dùng ma túy sau khi cảnh sát tìm thấy một lượng nhỏ cocaine dính trên đòng dollar trong túi của ông. Ông đã không biết và đã chấp nhận tội để đổi lấy việc không có thời gian ngồi tù và một hứa hẹn sẽ xóa hồ sơ phạm tôi của mình nhưng nó đã không bảo vệ thủ tục là ông sẽ bị trục xuất.

Tòa án Tối cao đã tuyên bố rằng luật sư không thể giữ im lặng để một lời nhận tội sẽ ảnh hưởng đến tình trạng di trú của bị đơn. Trong những trường hợp rõ ràng, một luật sư phải báo cho khách hàng của mình rằng các lời nhận tội sẽ gây nên sự trục xuất tự động. Trong trường hợp chưa rõ ràng, các luật sư vẫn còn phải tư vấn cho rằng tình trạng của một người nhập cư có thể bị nguy hại. Tuy rằng hệ thống Tư Pháp của Hoa Kỳ được coi như là đứng đầu hiện nay trên thế giới nhưng nó cũng đã được nhấn mạnh bởi Thầm phấn Antonin Scalia của Tòa Án Tối Cao, ông nói, "Hiến pháp Hoa Kỳ, tuy nhiên, không phải là một công cụ mà tất cả các mục đích của nó là xây dựng một hệ thống tư pháp của một thế giới hoàn hảo. "

* * *

Cũng được nói lên trong tuần trước là tư nhân tại Hoa Kỳ có thể đảo ngược được lên những áp đặt của chính phủ Mỹ. Một biến cố trong lãnh vực kinh tế mặc dầu không ồn ào nhưng đã chứng tỏ người dân Mỹ thực sự làm chủ đất nước của họ qua hệ thống Tư Pháp độc lập không bị chi phối bởi các người lãnh đạo bên Hành Pháp.

Trong phiên tòa Thượng Thẩm tại Washington DC (Washington D.C. Circuit Court of Appeals today was Comcast vs. Federal), công ty Comcast kiện Ủy ban Truyền thông Liên bang của chính phủ Mỹ (Federal Communications Commission - FCC)

Hai năm trước, FCC đã không cho phép Comcast, là một công ty lớn chuyên về cung cấp dịch vụ Internet, chặn một số khách hàng của mình muốn được sử dụng BitTorrent để tải dữ kiện xuống máy. Đó là một tập tin trao đổi dịch vụ thường được sử dụng để tải những tập tin rất lớn, giống như phim ảnh. Những loại tập tin này chiếm toàn bộ rất nhiều băng thông tin (bandwidth) của Comcast.

Hãng Comcast lẳng lặng cho FCC biết là, "OK, chúng tôi sẽ dừng lại." Nhưng sau đó Comcast mang Ủy ban Truyền thông Liên bang của chính phủ Mỹ - FCC ra Tòa Án kiện. Nếu vụ kiện này xẩy ra tại Việt Nam thì hãng này chắc chắn là sẽ thua và giám đóc công ty sẽ bị khó dễ nhưng tại Mỹ chuyện nào cũng có thể xẩy ra. Trong phán quyết của tòa án ngày 04/06/2010 đã đồng ý với hãng Comcast và chống lại chính sách quy định của FCC cho rằng FCC vi phạm chính sách trung lập Internet và còn nặng hơn nữa là FCC không có quyền hành để kiểm soát Internet.

Net trung lập (Net neutrality) là một loại khái niệm. Đó là ý tưởng rằng tất cả lưu lượng truy cập trên mạng Internet phải được đối xử bình đẳng. Có nghĩa là nếu bạn là một người thuê bao của hãng Verizon hay hãng Comcast, chất lượng cung cấp cho các các trang điện tử như Hulu, hay tái phim ảnh trên Hulu, hay các chương trình Skype cho điện thoại di động, hay Video on Demand của Comcast, tất cả các bit của các chương trình trên cần được đối xử bình đẳng.

Trong phán xử hôm Thứ Tư, Các tòa án cho rằng, FCC thực sự không có thẩm quyền, không có quyền lực để đòi hỏi đối với hãng Comcast trong năm 2008 để ngăn chặn BitTorrent. Và quyết định này mặc dầu rất nhỏ giữa Comcast và các FCC. Nhưng nó thực sự mở ra một loạt những mâu thuẫn mới rất nhiều, câu hỏi tiếp phải là liệu FCC của chính phủ Mỹ có được phép kiểm soát các dịch vụ Internet hay không?

Nhưng đối với khách hàng của hãng Comcast, nếu họ muốn vào trang Hulu và xem phim ảnh, hay tải phim ảnh trên YouTube, bây giờ Comcast có thể nói với người tiêu dùng là, "Bạn phải trả nhiều hơn nếu bạn muốn để xem nó bởi vì nó phải mất nhiều bandwidth hơn, nhiều bit hơn." Tuy nhiên các hãng như Comcast rất khó để thực hiện điều này vì theo nhiều nhóm người tiêu dùng và một số nhà phân tích nói là không dễ để kiểm soát cả trăm triệu máy móc nối với Internet hằng ngày nhiện nay, từ giây cable thường cho đến WiFi. Chưa kể họ làm như vậy, người tiêu dùng cảm thấy xúc phạm và sẽ bỏ các hãng này đi theo hãng khác có những điều kiện cởi mở hơn. Các hãng ISP như Comcast cho rằng nó không phải vì lợi ích kinh doanh của họ để làm như vậy.

Chỉ cần đặt vào bối cảnh này một chút, hãy suy nghĩ lại một vài tuần trước đây khi FCC ra kế hoạch đặt băng Internet thông rộng lớn chưa từng có từ trước đến nay, nó sẽ giúp mang lại cho truy cập băng rộng đến trăm triệu gia đình. Quyết định của Tòa Án đã có thể làm hụt hẵng chương trình này.

Trong thực tế, hai hãng lớn cạnh tranh trực tiếp với Comcast là hãng Verizon và AT & T cho biết mới đây hai tuần trước họ nghĩ rằng có lẽ FCC thực sự không nên quy định áp đặt lên các nhà cung cấp dịch vụ Internet và cho rằng mạng Internet trong tương lai sẽ thay đổi thường xuyên và chuyển động nhanh, các quy định sẽ trở nên cồng kềnh một khi Internet thay đổi quá lẹ trong một khoảng thời gian quá ngắn. Luật lệ chưa kịp ban ra đã trở nên lỗi thời. Chưa kể luật lệ hôm nay thì có lý nhưng ngày mai kỹ thuật thay đổi quá lẹ làm cho luật lệ trở nên phi lý và ngăn chặn sự cạnh tranh hợp pháp lành mạnh hay ngăn cản sự tiến bộ về khoa học và kỹ thuật.

Rất nhiều người không thích hãng Comcast vì những dịch vụ mà người tiêu dùng cho là phản cảm nhưng đứng trên căn bản về pháp luật thì một khi một Ủy ban Truyền thông Liên bang của chính phủ Mỹ vi phạm về quyền hạn của họ, đặt áp lực lên trên những quyền tự do khác của các cá nhân hay công ty mà được Hiến Pháp Hoa Kỳ bảo đảm thì chính phủ Mỹ cũng sẽ phải dừng lai. Một lần nữa nó đã chứng tỏ người dân Hoa Kỳ đang hành xử những quyền tối thiểu của họ để được đảm bảo được công bằng trong một xã hội tự do và dân chủ.

MM

.

.

.

No comments: