Thursday, April 29, 2010

NGƯỜI KHÁCH CUỐI CÙNG CỦA CON TÀU TRƯỜNG XUÂN

Người khách cuối cùng của con tàu Trường Xuân

H. Nguyễn

Thứ Năm, Ngày 29 Tháng 4 Năm 2010, 4:01:16 PM

http://take2tango.com/thread/29-4-2010/nguoi-khach-cuoi-cung-cua-tau-truong-xuan-E358B660-10011

Cuộc sống bận rôn ở nước Mỹ thường làm cho tôi quên mất đi những gì xảy ra cho đất nước VN và cho chính bản thân tôi ba muơi lăm năm về trước, nhưng mỗi năm vào tháng tư, như một cuốn phim củ quay lai, những hình ảnh ấy lại hiện về rỏ rệt như mới ngày nào. Nó mang lại cho tôi môt tâm trạng buồn thảm, kinh hoàng mà hầu như không bao giờ xoá được. Tôi muốn viết một bài để tưởng niệm ngày 30 của Tháng Tư Đen, của một dân tộc đau khổ vì nội chiến, và của những người đã bỏ xác trên biễn Đông trên con đường đi tìm tự do. Tôi muốn kể về cuộc hành trình của tôi, tuy nó không bi thương và hùng tráng như những câu truyện của những thuyền nhân khác, nhưng nó cũng là một khía cạnh của cuộc di tản hùng vĩ này.

Tôi rời Vietnam đúng vào ngày 30/4/1975 trên chiếc tàu Trường Xuân đi về chân trời vô định với khoảng hơn bốn ngàn hành khách khác mà tôi nghĩ tôi là người hành khách cuối cùng của chiếc tàu này. Sở dỉ tôi nghĩ thế vì tôi không được lên tàu bằng cầu thang, tôi cũng không lên tàu khi tàu đang đậu ở bến để đón nhận những hành khách bất đắt dĩ, mà tôi lên tàu sau khi tàu đã rời bến và đang chạy trên sông Saigon.

Năm 1975 tôi là một sĩ quan của binh chủng Không Quân đóng tại Không Đoàn Yểm Cứ Pleiku. Vào tháng 4, chúng tôi được lệnh di tản về Phan Rang rồi từ PR về Saigon. Tôi còn nhớ khung cảnh hổn loạn và bạo động ở phi trường Pleiku lúc đó. Ban đầu đơn vị chúng tôi tập trung tại phi đạo hàng ngủ chỉnh tề, đồ đạt cá nhân như TV, tủ lạnh, xe Honda được chất lên những pallets để ở terminal để được không vận về Phan Rang. Bỗng nhiên tôi thấy một số dân sự tay gồng tay gánh đi vô phi trường, rồi không bao lâu dân chúng tràn ngập phi trường, họ chen lấn lẫn nhau, tràn ngập vào hàng ngủ chúng tôi, rồi mạnh ai nấy đè nhau leo lên khi C-130 đáp xuống để chở chúng tôi, vợ chồng, cha con thất lạt. Gia đình tôi gồm 17 người, với cảnh tuợng này tôi nghỉ không cách gì mà gia đình tôi đi chung với nhau mà không thất lạt. Sau này tôi biết những nguời không may mắn phải đi đuờng bộ trên quốc lộ 1 nhiều người đã bị chết vì bị VC pháo kích trên đường di tản.

Rất may cho tôi, người sĩ quan trưởng trạm hàng không quân sự là bạn thân cùng khoá với tôi. Sau khi nghe tôi trình bày hoàn cảnh bảo tôi chở gia đình chạy về cuối phi đạo và đợi ở đó, chuyến máy bay kế tiếp sẽ ngừng ở cuối phi đạo đón gia đình tôi trước khi chạy về trạm hàng không và chở những ai mà có thể leo lên được. Giờ đây nghỉ lại cảnh đó, tôi thấy gia đình tôi thật may mắn, nếu không có bạn tôi giúp đở không biết gia đình tôi sẽ ra sao. Sau cùng gia đình tôi cũng về được SG bình yên. Sau khi rời VN tôi được biết không bao lâu gia đình tôi lại về quê.

Saigon những ngày cuối tháng tư thật là hổn loạn, tiếng súng và tiếng đại bác vẫn còn nổ đâu đó, khói đen toả lên ở cuối chân trời, tiếng động cơ máy bay lên xuống không ngừng ở phi trường Tân Sơn Nhất cách nhà tôi không xa. Những chiếc trực thăng hối hả bay đi từ toà đại sứ Mỹ đưa những nhân viên ngoại giao cuối cùng của họ đến nơi an toàn. Dân chúng vội vả trên đường, nhưng tôi không biết họ chạy về đâu. Ngồi trước thềm nhà tôi phân vân lo nghỉ, nước VN rồi sẽ ra sao, những người lính như tôi họ sẽ đối xử như thế nào. Tôi quyết định tôi phải ra đi, mà đi đâu thì tôi cũng không biết, tôi chỉ biết tôi không thể ngồi yên đây để vài ngày nửa Việt Cọng tràn vào bắt tôi. Tin tức từ bạn bè, radio, báo chí cho biết miền Nam sẽ rơi vào tay cộng sản. Đêm 29/4 một đêm gần như mất ngũ vì lo lắng, tôi bàn vói vợ tôi là tôi sẽ ra đi ngày hôm sau.

Sáng 30/4, tôi mở radio để nghe tin tức thì nghe được lệnh vào trình diện ở Tân Sơn Nhất, tôi vội vàng mặc bộ quân phục đeo khẩu Rouleau và băng đạn. Vừa ra đầu ngỏ thì gặp một anh lính không quân trong xóm cũng đi vào trình diện, tôi đi quá giang trên chiếc Honda của anh ta. Vừa ra đường Trương Minh Giảng thì gặp ngay một toán đứng chận đường, họ hỏi chúng tôi đi đâu, tôi vừa trả lời xong thì một người lính thò tay vào hông tôi và rút khẩu P-38. Anh ta cầm khẩu súng nhìn nó một cách thích thú, vì báng súng của tôi không phải bằng gổ như những súng thường mà tôi đã sửa lại nhìn giống như ngà voi. Anh ta bỏ vô túi quần, xem khẩu súng của tôi như một chiến lợi phẩm không hơn không kém. Cái lon trung úy của tôi lúc ấy không còn giá trị gì nửa, tôi không cải với anh ta, và cũng không đòi lại khẩu súng để phòng thân nửa mà tôi tháo luôn băng đạn và bao súng đưa cho anh ta. Những giờ phút cuối cùng đó tôi biết không còn ai tuân theo luật lệ nửa. Khoảng 9:30 sáng chúng tôi đến công phi trường thì vô không được vì cổng đã bi chận.

Chúng tôi trở về nhà thay đồ dân sự, tôi mang theo môt bình đông nước, một túi du lịch nhỏ đựng khoảng chục gói mì. Tôi nói với vợ tôi là tôi sẽ tìm cách đi. Sau khi bịn rịn từ giả vợ, tôi và anh ta lái xe Honda chạy vô khu Chợ Lớn, trên đường đi tôi thấy một chiếc trực thăng ngã nghiêng dính dây điên trên sân thượng của một tòa nhà, hình như một anh pilot nào đó về đón gia đình, nhưng đáp không vững nên bị lọt lầu. Trên đường mọi người ngơ ngác và hối hả. Tôi rủ anh lính không quân đi về hướng Bên Bạch Đằng để xem tình hình như thế nào. Khi vừa đến nơi tôi thấy một số người chen chút leo lên một chiếc tàu Hải Quân nhỏ, tôi rủ anh lính không quân - mà cho đến lúc đó tôi cũng chưa biết tên anh ta - leo lên tàu đi với tôi. Anh ta từ chối vì có lẽ vướng bận chiếc xe gắn máy. Tôi chào từ giả, và đó là lần cuối cùng tôi thấy anh ta. Leo lên chiếc tàu với mọi người mà tôi biết tàu đi về đâu. Tàu bắt đầu rời bến, tôi nhìn mọi người chung quanh với một niềm hy vọng là mình sẽ được đưa ra hàng không mẫu hạm. Tàu chạy được chừng năm phút thì chết máy phải tấp vô lề, lúc nảy càng hy vọng bao nhiêu thì giờ này tôi càng thất vọng bấy nhiêu. Chúng tôi lục đục leo lên bờ và chạy bộ ngược lại bến Bạch Đằng.

Khi trở lại bến Bạch Đằng thì tôi thấy một chiếc tàu khổng lồ đang rời bến, trên boong tàu hàng ngàn người chen nhau đúng chật cứng. Nhìn chiếc tàu ra đi tôi ước gì mình được ở trên đó. Tôi biết chiếc tàu này sẽ ra khơi mang theo những hành khách đi về chân trời mới, một chân trời có tự do hơn. Bỗng nhiên tôi nghe tiếng một vài người đứng chung quanh chiếc "ca nô" trả giá đề người lái ca nô chở họ rượt theo chếc tàu khổng lồ kia. Tôi đến và trả 150,000 đồng tiền thời VNCH, số tiền cũng khá lớn lúc đó mà bây giờ tôi cũng không biết giá trị nó như thế nào nửa. Leo lên chiếc ca nô cùng với 3 người khách nửa và người chủ ca nô, chúng tôi gồm 5 người rượt theo chiếc tàu kia. Không bao lâu thì chúng tôi đuổi kip, chiếc ca nô kè vào chiếc tàu, người lái ca nô ghiềm lấy tay lái để 2 chếc tàu không rời nhau. Trong lúc 2 chiếc di chuyển cùng một tốc độ, một chiếc giây thừng bằng ngón chân cái được thòng xuống, người đầu tiên đu giây và leo len được, người thứ hai leo được nửa chừng thi bị tuột tay rớt xuống đầu đập vào chếc ca nô rồi rớt xuống sông, máu chảy lên láng và trôi đi mất trên giòng sông cuồn cuộn, tôi đứng nhìn hoảng hốt mà không thể cứu anh ta được, người thứ 3 cũng rớt xuống sông và trôi đi mất. Anh chủ ca nô cũng vội vã bỏ chiếc ca nô không người lái và leo lên tàu. Còn lại một mình tôi, nổi sợ hải kinh hoàng chụp lấy tôi, tôi phải hành động thật lẹ trước khi 2 chiếc tàu tách ra, lúc đó tôi phải lèo lái vừa tìm cách leo lên. Nhìn lên chiếc tàu lớn tôi bổng dưng thấy nó cao như 2, 3 tầng lầu. Tôi không muốn bị rớt xuống như những người kia. Tôi quyết định tháo bi đông nước, túi du lịch đựng 10 gói mì và cả đôi giày quăng xuống sông để không vướng bận khi tôi leo lên tàu. Nếu biết những ngày sau đó bị đói khát thì có lẽ tôi cũng ráng giử ít nhất là bi đông nước.

Leo lên tới được thành tàu thì mọi người kéo tôi vào tàu. Tôi như người chêt đi sống lại, rối rít cảm ơn mọi người rồi tìm một chổ ngồi. Sau này tôi được biết chiếc tàu đưa tôi về miền tự do này tên là Trường Xuân do thuyền trưởng Nguyễn Lủy điều khiển. Ba ngày kế tiếp thật là nảo nùng. Nào là tàu dính cạn khi ra gần

đến Vũng Tàu phải mướn một tàu để kéo ra, Khi ra khơi thì tàu bị chết máy, những thanh niên như tôiphải xung phong để "bơm dầu". Trên tàu đã có người tuyệt vọng nổ súng vào đầu tự tử. Phía sau đuôi tàu tôi thấy một người nhảy xuống biển đòi bơi về VN, tàu phài thòng giây để kéo anh ta lên. Trong ba ngày này tôi phải nhịn đói và nhịn khát, nhiều người đã uống nước tiểu của mình. Cãnh trên tàu thật hổn loạn, kẻ đứng người nằm, đồ đạt ngỗn ngang, mùi nước tiểu trộn phân người làm cho bầu không khí nồng nặc khó thở.

Tàu chết máy nằm lênh đênh giửa đại dương, trên tàu trên 4000 người chờ đợi một phép lạ xảy đến cho họ. Thuyền trưởng tiếp tục gởi SOS tín hiệu nhưng không một tàu nào cứu. Mãi đến ngày thứ ba mới được chiếc Clara Maersk, một tàu của Denmark chịu ghé vào cứu chúng tôi. Sau khi cử người sang nói chuyện, tàu Clara ghé sát vô tàu Trường Xuân, họ thả xuống tàu chúng tôi một tấm lưới khổng lồ, và chúng tôi mạnh ai nấy leo sang tàu Maersk. Đây là thiên thần hộ mệnh củu chúng tôi, chúng tôi cảm thấy an toàn hơn, được cho ăn cho uống, chúng tôi không còn sợ đói khát nửa. Đứng trên tàu Clara nhìn lại chếc Tàu Trường Xuân tràn ngập rác lơ lửng trôi như một chếc tàu ma trôi về chân trời vô định. Được phép của nử

hoàng Elizabeth chúng tôi được tị nạn tại Hồng Kông. Sau 6 tháng ở HK, tôi được châp thuận cho tị nạn tại Mỷ.

H. Nguyễn

.

.

.

No comments: