Saturday, October 18, 2008

VATICAN BỔ NHIỆM 2 PHỤ TÁ TỎNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI và SÀI GÒN

Tòa Thánh bổ nhiệm 2 Giám Mục Phụ Tá cho TGP Hà Nội và TGP Sàigòn
VietCatholic News

(Thứ Tư 15/10/2008 10:16)
http://vietcatholic.net/News/Html/60041.htm

VATICAN - Sáng hôm nay ngày 15.10.2008, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã loan tin: ĐTC Benedictô XVI đã bổ nhiệm hai Giám mục Phụ tá cho Tổng giáo phận Hà Nội và Tổng giáo phận Saigòn; đó là tân Giám mục Lorensô Chu Văn Minh và tân Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm.

Tổng giáo phận Hà Nội có diện tích 7.000 cây số vuông, dân số là 5.300.000 người, trong đó có 328.725 người Công giáo. Hiện tổng giáo phận có 69 linh mục và 278 nam nữ tu sĩ.

Tân Giám mục Phụ Tá Hà Nội là Đức Cha Lorensô Chu Văn Minh, hiện là Giám đốc Đại Chủng Viện Hà nội. Cha Minh năm nay 65 tuổi, sinh ngày 27-12 năm 1943 tại Nam Định, thuộc tổng giáo phận Hà Nội. Thầy Minh học triết và thần học tại Nam Định từ năm 1960 đến 1967, và sau đó tại Hà Nội từ năm 1992 đến 1994. Trong thời gian dài phải ở tại gia, thầy Lorensô Minh hành nghề hớt tóc và phụ giúp mục tụ tại giáo xứ nguyên quán, giảng dạy giáo lý, vì Nhà Nước không cho thầy thụ phong linh mục. Sau cùng thầy được chịu chức ngày 10-6 năm 1994 khi đã 51 tuổi.

Sau khi thụ phong, cha Minh làm phó xứ tại Nam Định 1 năm, rồi được gửi sang Roma du học từ 1995 đến 2000, đậu tiến sĩ thần học tín lý tại Đại học Giáo Hoàng Urbaniana. Về nước, từ năm 2001 cha Minh làm giáo sư dậy môn Thần học tín lí, đồng thời làm giám học tại Đại chủng viện Hà Nội, sau đó từ năm 2003, cha làm Phó Giám đốc và từ 2 năm nay, làm Giám đốc Đại chủng viện này.

Tân Giám mục Phụ tá giáo phận TGP Saigòn là Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, hiện là Giám đốc Trung Tâm Mục Vụ Saigòn. Tổng giáo phận Saigòn có diện tích rộng là 2.093 cây số vuông, dân số là 6.129.000 người, trong đó có 640.437 người Công giáo. Hiện tổng giáo phận có 751 linh mục và 5.442 nam nữ tu sĩ.

Tân giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm, 56 tuổi, sinh ngày 2-10-1952 tại Hà Đông, thuộc Tổng giáo phận Hà Nội và cùng với gia đình di cư vào Nam năm 1954, theo học tại tiểu chủng viện Cần Thơ và học triết tại Đại chủng viện thánh Tôma ở Long Xuyên, sau đó lên Đại chủng viện thánh Giuse Sàigòn. Thầy Phêrô Khảm thụ phong linh mục ngày 30-8-1980, thuộc tổng giáo phận Saigòn.

Cha Phêrô Khảm lần lượt làm Phó Xứ Hà Nội, Xóm Mới (1980-1984), rồi Phó Xứ Nhà thờ Chánh Tòa, kiêm giáo sư Đại chủng viện Thánh Giuse (1987-2001). Năm 2001, cha Phêrô được gửi đi học thần học mục vụ tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ Catholic University of America ở thủ đô Washington và đậu tiến sĩ tại đây năm 2004.

Trở về nước, cha Phêrô Khảm được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung Tâm Mục Vụ Saigòn. Cha cũng là thành viên Hội đồng tư vấn Giám mục, và đặc trách các linh mục sinh viên của giáo phận du học nước ngoài (2004-2008).

Từ tháng 3 năm 2008, Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm được bổ nhiệm là thư ký điều hành của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Lễ tấn phong Giám mục cho Cha Nguyễn văn Khảm sẽ được tổ chức vào ngày 15.11.2008 tại Saigòn.

Các Giáo phận Việt Nam còn thiếu Giám Mục:

Ngoài ra, hiện nay tại Việt Nam còn có hai giáo phận trống tòa (chưa có giám mục), đó là giáo phận Phát Diệm và giáo phận Ban Mê Thuột. Thêm vào đó, Việt Nam có 3 giáo phận có giám mục đến tuổi nghỉ hưu là Thái Bình, Vinh và Phan Thiết.

Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam và Toàn Ban VietCatholic xin chúc mừng hai Tân Giám mục Phụ tá của Hà nội và Saigòn. Nguyện xin Thiên Chúa luôn luôn ban ân sủng đồi dào của Ngài trên hai Vị và xin Đức Mẹ La Vang che chở và đồng hành với hai Đức Cha.
LM Trần Công Nghị

Thư chung của Đức Tổng Giám mục Hà nội VietCatholic News

VietCatholic News
(Thứ Năm 16/10/2008 23:38)
TÒA TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘIThư chung của Đức Tổng Giám mục Hà nộiGửi: Các Linh mục, Tu sĩ nam nữ, Chủng sinhVà toàn thể Giáo dân Tổng Giáo phận Hà nộiNhân dịp Đức Thánh Cha bổ nhiệm Cha Lôrensô Chu Văn MinhLàm Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Hà nội

Hà nội ngày 18 tháng 10 năm 2008

Anh chị em thân mến,

Ngày 15-10 vừa qua, Đức Thánh Cha Bênêđíchtô XVI đã bổ nhiệm cha Lôrensô Chu văn Minh, Giám đốc Đại chủng viện thánh Giuse Hà nội, làm Giám mục Phụ tá Tổng giáo phận Hà nội. Đây thật là một tin vui mừng, nhất là sau những ngày đầy sóng gió vừa qua.

Chúng ta hãy dâng lời tạ ơn Chúa, Người Cha luôn yêu thương, quan tâm, nâng đỡ và chăm sóc con cái. Nhờ đó trong những thời điểm khó khăn, anh chị em luôn giữ được niềm tin vững vàng, luôn bày tỏ đức bác ái nồng nàn và luôn biểu lộ tinh thần hiệp nhất sâu xa trong Giáo hội.

Sau những ngày biến động, chúng ta dần dần trở lại nhịp sống bình thường với những công việc, những lo toan vất vả hằng ngày. Không chỉ đối diện nhưng chúng ta đối thoại với cuộc sống, với những người chung quanh. Để cuộc đối thoại có kết quả tốt đẹp, đem lại chất lượng cao hơn cho cuộc sống chung, chúng ta hãy tuân theo hai điểm hướng dẫn trong thư đề ngày 08-10-2008 của Hội đồng Giám mục.

1. “Đối thoại trong tinh thần lắng nghe và trao đổi thẳng thắn”. Lắng nghe cần thái độ khiêm tốn. Thẳng thắn cần tâm hồn cương trực. Đó là con “đường dài với nhiều khó khăn và trắc trở, đòi hỏi khôn ngoan và kiên nhẫn” (Thư HĐGM, số 3).

2. “Cầu nguyện trong tinh thần hiệp nhất, yêu thương và ôn hòa”. Cầu nguyện cá nhân cũng như tập thể, trong các đoàn thể cũng như tại các gia đình, trong các cộng đoàn dòng tu cũng như tại các giáo xứ để “mọi người biết thành tâm tìm kiếm và gặp được chân lý, công lý và lợi ích lâu dài của cả cộng đồng dân tộc” (Thư HĐGM, số 3).

Tình thương yêu chăm sóc của Chúa một lần nữa được biểu lộ qua việc Tòa Thánh bổ nhiệm cha Lôrensô làm Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Hà nội. Biến cố vui mừng này càng khích lệ chúng ta sốt sắng hơn trong lời cầu nguyện. Anh chị em hãy cầu nguyện cho Đức Giám mục Tân cử Lôrensô, cho Tổng Giáo phận, cho Giáo hội và cho quê hương đất nước. Với khả năng và những đức tính cao quí sẵn có, chắc chắn Đức Giám mục Tân cử sẽ góp phần tích cực phục vụ Nước Chúa, đặc biệt trong việc thực hiện đường hướng của Hội đồng Giám mục tại Tổng Giáo phận Hà nội.

Trong khi chờ đợi gặp nhau trong ngày lễ tấn phong sắp tới, tôi xin gửi đến anh chị em tâm tình thân mến nhất. Nguyện xin Chúa, qua lời bầu cử của Đức Mẹ Mân Côi, ban tràn đầy ơn phúc cho tất cả và từng người, đặc biệt cho Đức Giám mục Tân cử Lôrensô kính mến của chúng ta.

Thân ái chào anh chị em
Tổng Giám mục Hà nội + TGM Giuse Ngô quang Kiệt


Ai không còn uy tín?
VietCatholic News
(Thứ Sáu 17/10/2008 07:55)
http://vietcatholic.net/News/Html/60131.htm
Trước bất bình của người dân, trước sự xuống cấp thảm hại về tư cách của nhà nước, đặc biệt là UBND TPHN mà đứng đầu là Nguyễn Thế Thảo qua vụ làm hai vườn hoa trên đất của Công giáo bằng cách làm lén lút và bất minh. Trong khi lòng tin của nhân dân, những người đã có một thời tin vào báo đài nhà nước đã sụp đổ nhanh chóng khi sự thật phơi bày, qua việc tráo trở, xuyên tạc và dựng đứng theo cách bốc lửa bỏ tay người của báo đài VN và cả chính miệng của những người đứng đầu TPHN và Chính phủ VN vừa qua.

Vì vậy, TP HN đã có những chiêu giải độc, nhưng càng giải càng trúng độc hết sức ngoạn mục. Những chiêu giải độc đó càng chỉ làm cho nhân dân và những người hiểu biết, quan tâm khinh bỉ hơn tư cách của những quan chức nhà nước hiện nay.

Trong cuộc giải độc với các đại diện ngoại giao đoàn về những việc làm khuất tất của TP HN với hai khu đất Tòa Khâm sứ và giáo xứ Thái Hà của Giáo hội Công giáo, Nguyễn Thế Thảo – Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói: “Nguyên nhân chính của các vụ việc trên là do một số giáo sĩ mà đứng đầu là Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt đã lợi dụng hoạt động tôn giáo, lợi dụng đức tin và sự thiếu hiểu biết của một số giáo dân, cố tình vi phạm pháp luật; đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc và của giáo hội”?

Và: “Liên quan đến việc TP kiến nghị không để ông Ngô Quang Kiệt giữ chức vụ Tổng giám mục địa phận Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nói rõ, đó là do uy tín, tín nhiệm của cá nhân ông Kiệt đối với nhân dân Thủ đô, thậm chí đối với cả giáo dân đã không còn nữa. Ông Kiệt đã thiếu tôn trọng và hợp tác với Chính quyền để tìm giải pháp thích hợp, có những lời lẽ thách thức Nhà nước, có những phát ngôn xúc phạm đối với đất nước, dân tộc, coi thường vị thế của đất nước và tư cách công dân Việt Nam”.

Những thông tin trên báo SGGP và Thủ tướngXVN, người ta càng thấy rõ hơn tính cố chấp và bất chấp của quan chức Hà Nội. Lối áp đặt, dựng chuyện ngậm máu phun người của họ không hề có thay đổi, không hề có chút nào là ân hận lương tâm, cũng không hề có chút nào là liêm sỉ của một con người, chưa nói đến tư cách của một trí thức.

Giữa TGM Ngô Quang Kiệt và ông Nguyễn Thế Thảo cũng như hàng ngũ quan chức VN hiện nay, ai không còn uy tín, ai không còn được tín nhiệm?

Tổng GM Ngô Quang Kiệt, người đã nguyện hi sinh phấn đấu suốt đời, quên bản thân mình cũng như tất cả của mình để cho hạnh phúc của nhân thế và tình yêu Thiên Chúa. Những sự hi sinh đó, được khấn thề một cách trọng thể và được hàng triệu con mắt theo dõi, giám sát. Chưa có một thông tin cá nhân nào phủ nhận được những hi sinh to lớn của TGM Ngô Quang Kiệt từ những ngày học hành và bươn chải lo cho từng giáo dân nơi miền biên viễn khó khăn xa xôi đến những ngày làm TGM Hà Nội.

Chưa có ai dám nói về tư cách của Ngài trong tất cả những sinh hoạt như những quan chức Hà Nội và của VN hiện nay. Đó là sự trong sạch, sự hi sinh và cống hiến cho những nhu cầu thực tế của người dân, hướng dẫn họ, giúp đỡ họ hướng đến những điều thiện và xây dựng cuộc sống bình an về vật chất và ngay cả trong tâm hồn.

Ở TGM Ngô Quang Kiệt, không hề có bè cánh, có ekip nào để làm tổn hại đến lợi ích của đất nước, của nhân dân. Ông không có dự án, không có rút ruột ngân sách nhà nước, tiền dân vào túi nhà mình. Ông không có việc mua quan bán chức, không có việc tham nhũng, không có chuyện nói trước nhổ sau… như quan chức Hà Nội.

TGM Ngô Quang Kiệt không hề có việc quên đi những nhiệm vụ của mình là phục vụ cộng đồng nhân loại, không hề có việc coi nhân dân như cỏ rác, coi những nguyện vọng của nhân dân là chuyện xa lạ với mình như các quan chức HN và VN hiện nay.

TGM Ngô Quang Kiệt đã coi hạnh phúc, bình an của người dân là của mình, chấp nhận như “chiên giữa bầy sói” để bênh vực và hành động cho công lý, cho hòa bình với nỗi đau đớn sâu sắc. Ông cũng cảm thấy nhục nhã khi đi ra với thế giới, bị hành xử và coi khinh bằng những hành động và cái nhìn coi thường người Việt Nam. Những thái độ coi khinh đó của cộng đồng thế giới không phải là không có cơ sở.

Hãy nhìn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Úc châu vừa qua để biết.

Tự hào gì, khi Thủ tướng một đất nước mà đến đâu cũng bị chính những người dân của mình, chính những đồng bào của mình phản đối dữ dội? Thậm chí, một Thủ tướng, một Chủ tịch nước khi đi thăm một đất nước có đông đảo bà con mình ở đó lại phải chiu cửa hậu vào thì tư cách đất nước ở đâu mà đòi kêu là “vinh dự, vinh quang”?

Tự hào gì, khi một đất nước có thủ đô được lãnh đạo bởi một người mà nhân dân Thủ đô đã yêu quý ông tặng cho ông danh hiệu là “Ông Nguyễn Phế Thải”?

Tự hào ở đâu, khi mà một hệ thống pháp lý đổi trắng thay đen một cách trắng trợn. Theo lời kêu gọi của chính từ miệng đảng cộng sản, những nhà báo đấu tranh chống tham nhũng, những quan chức đấu tranh chống tham nhũng đã vào tù? Những kẻ tham nhũng lại ung dung bước ra khỏi nhà tù để trả thù những người nhẹ dạ cả tin theo đảng tranh đấu?

Đấu tranh chống tham nhũng là chống đảng, chống nhà nước, vì hệ thống này đã mục ruỗng tận căn? Nó gắn liền với tham nhũng, độc tài và độc quyền, nhằm bảo vệ tập đoàn thống trị tham nhũng hiện nay.

Người đứng đầu chính phủ ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng nói: “Tôi yêu nhất, quý nhất là sự trung thực và tôi cũng ghét nhất, giận nhất là sự giả dối” . Vậy mà chính ông đã không đủ dũng khí để nói thật khi nói về TGM Ngô Quang Kiệt. Trái lại, vẫn cứ một giọng điệu hùa theo những người chuyên nghề gian dối như ông CT Thảo? Ông có yêu sự trung thực không khi chính ông đã không trung thực? ông có ghét sự giả dối không khi chính ông đã giả dối?

Vậy mà Nguyễn Thế Thảo vẫn cố nói lấy được cho rằng TGM Ngô Quang Kiệt không còn uy tín, không được tín nhiệm?

Thử xem, Ông Nguyễn thế Thảo đứng ra kêu gọi nhân dân Thủ đô Hà Nội đứng bên cạnh ông trong một chính sách, một phong trào nào đó mà không trả tiền, chứ chưa nói đến là nguy hiểm đến tính mạng của dân, thì có được 20 người dân sát cánh bên ông hay không?

Còn TGM Ngô Quang Kiệt, chỉ một lời nói, có thể quy tụ hàng vạn, thậm chí cả chục vạn đồng bào công giáo và không theo công giáo đứng bên cạnh mình, sẵn sàng xả thân. Hiện tượng đó nói lên điều gì?

Ai là người có uy tín và ai là người không chỉ mất uy tín và còn cả sự liêm sỉ cần có? Tự những người dân trả lời điều này.

Vừa qua, chỉ có thể kết tội TGM Ngô Quang Kiệt đã làm mất mặt hệ thống nhà nước bằng cách bóc trần bộ mặt của họ, nhất là hệ thống báo đài ăn tiền của dân để phản bội lại chính người dân đang cần sự thật và công lý.

Qua chừng đó thôi, đủ biết ai không còn uy tín để đứng lại ở Hà Nội.

Ông Thảo đừng nhận xằng vơ bậy vào mình những điều không có thực, xin ông Chủ tịch bộ mặt Thủ đô đừng có ngậm máu phun người những chuyện mà ai cũng biết. Khi thiên hạ rõ bộ mặt thật của ông, thì một ngày không xa ông cũng sẽ bị vùi vào chỗ nào đó như một đồ phế thải. Ngay cả đồ phế thải còn có thể dùng tái chế, nhưng khi nó trở thành độc hại thì người ta chôn nó đi không thương tiếc.

Song Hà

No comments: