Friday, October 3, 2008

NOBEL HOÀ BÌNH CHO HOÀ THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỘ ?

Nobel Hòa bình cho HT Quảng Độ?
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/09/080925_stein_tonnesson.shtml

Hoà thượng Thích Quảng Độ của Việt Nam hiện được coi là một trong số ứng cử viên có khả năng được đoạt giải Nobel Hoà bình.

Hòa thượng Thích Quảng Độ hiện bị quản chế tại chùa ở TPHCM
http://www.bbc.co.uk/worldservice/images/2006/09/20060921125007thichquangdo.jpg

BBC Việt ngữ phỏng vấn Giáo sư Stein Toennesson, Giám đốc Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế ở Oslo, người phỏng đoán chính xác cho trường hợp giành Nobel Hòa bình của ông Al Gore năm ngoái.
Hồi tháng 2/2008, 60 nghị sĩ quốc hội châu Âu đã ký tên vào hồ sơ đề cử Hoà thượng Thích Quảng Độ cho giải Nobel Hòa bình năm 2008.

Giáo sư Stein Toennesson đã đoán đúng trường hợp trao Nobel Hòa bình cho ông Al Gore năm 2007
http://www.bbc.co.uk/worldservice/images/2008/09/20080924161408profsteintoennesson203.jpg

Năm nay, ông Toennesson đoán Hoà thượng Thích Quảng Độ lên vị trí thứ hai trong danh sách 197 ứng viên của năm 2008, chỉ sau ông Hồ Giai ở Trung Quốc:

Toennesson: Năm nay, tôi đoán Hòa thượng Thích Quảng Độ có nhiều khả năng cao được trao giải Nobel Hoà bình.
Một phần là vì ông đã được đề cử trong nhiều năm nay và một phần khác tôi đoán Uy ban Giải thưởng (của Na Uy) năm nay sẽ được trao cho một nhân vật nào đó tranh đấu cho nhân quyền hoặc cho một nhân vật mà những quyền con người cơ bản của người đó bị áp bức.
Và bởi vì năm nay là năm kỷ niệm 60 năm ngày ra đời của Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên hiệp quốc.

BBC: Nhưng có ý kiến cho rằng đa số dân số ở Việt Nam hiện nay là dân số trẻ, sinh trưởng sau chiến tranh. Mà nhiều người trong số đó không biết Hoà thượng Thích Quảng Độ. Ông nghĩ sao?
Toennesson: Tôi không rõ là có bao nhiêu người biết Hòa thượng Thích Quảng Độ. Nhưng từ những năm 1980 tới nay, có một sự trỗi dậy trở lại của tinh thần tôn giáo ở Việt Nam. Tất cả các tôn giáo đã phát triển trở lại sau một giai đoạn bị siết chặt về mặt an ninh. Và đây không phải là một trường hợp ngoại lệ ít nhất với Phật giáo. Trong Phật giáo ở Việt Nam, Hòa thượng Thích Quảng Độ rất nổi tiếng. Và Hòa thượng cũng là một nhân vật quan trọng và nổi tiếng trên mạng internet toàn cầu hiện càng ngày càng có nhiều người trẻ tuổi Việt Nam tiếp cận được.

BBC:Trong trường hợp Hoà thượng Quảng Độ đoạt giải năm nay, liệu sự kiện này sẽ có những tác động ra sao với thế giới và đặc biệt với Việt Nam?
Toennesson: Tác động ở Việt Nam sẽ phụ thuộc vào phản ứng của Hòa thượng Thích Quảng Độ và chính quyền Việt Nam. Nếu Hòa thượng sử dụng để thể hiện sự chỉ trích mạnh mẽ chính quyền Việt Nam, trong một cách thức khước từ mọi sự hợp tác với Chính phủ, thì nó có thể sẽ có những tác động tiêu cực. Nếu Chính phủ Việt Nam phản ứng một cách giận dữ vì giải thưởng được Na Uy trao, và sau đó cắt đứt quan hệ với Na Uy hoặc tương tự, thì đó sẽ gây ra những tác động tiêu cực.
Nhưng ngược lại nếu giải thưởng này tạo một nền tảng hay khơi dậy những đối thoại sống động về điều kiện chính trị, nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam, và đối thoại này được tiến hành với một cách thức chin chắn bởi các phía, mà trong đó các bên tôn trọng quan điểm của nhau, thì tác động đó là tích cực. Và có thể điều đó sẽ làm cải thiện tình hình ở Việt Nam và cải thiện quan hệ giữa Việt Nam với phần còn lại của thế giới.

BBC: Nhìn sang Miến Điện, sau khi bà Aung San Suu Kyi được trao tặng giải Nobel tình hình cũng không được cải thiện bao nhiêu. Nếu như Hòa thượng Quảng Độ được giải thưởng năm nay, theo ông, sự thể này có tác động ra sao đối với phong trào đòi dân chủ và nhân quyền và ở Việt Nam?
GS Toennesson: Tôi không dám đoán chắc chắc là Hòa thượng Thích Quảng Độ sẽ được trao tặng giải, vì hòa thượng cũng có lập trường quá cứng rắn trong các lời chỉ trích chính phủ. Tôi cũng không muốn so sánh Thích Quảng Độ với bà Aung San Suu Kyi vì bà Suu Kyi là một người được dân bầu lên để lãnh đạo nước Miến Điện nhưng đã bị quân đội tước đi mất quyền này.
Còn Hòa thượng Thích Quảng Độ là lãnh tụ của một Giáo hội Phật giáo không được chính phủ công nhận và từ một số năm nay đã chỉ trích chế độ xã hội chủ nghĩa. Đó là chưa nói đến sự khác biệt khá xa giữa hai thể chế chính trị tại hai nước. Miến Điện có một thể chế độc tài quân phiệt và họ đã dùng đến bạo lực một cách thô bạo để đàn áp nhiều tầng lớp xã hội. Tại Miến Điện, đang có nội chiến. Ngoài ra, kinh tế của nước này rất tiêu cực. Trái lại, tại Việt Nam, thể chế chính trị chưa được dân chủ xét theo các tiêu chí quốc tế nhưng phần lớn đã đáp ứng được các nhu cầu của người dân. Việt Nam có thể chế chính trị khá trưởng thành tuy chịu sự chỉ đạo mà theo tôi, có khả năng dân chủ hóa về lâu về dài.




HT Thích Quảng Độ được đề cử Nobel
04 Tháng 2 2008 - Cập nhật 15h04 GMT
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/02/080204_thichquangdo_nobel_nominee.shtml
60 nghị sĩ quốc hội châu Âu đã ký tên vào hồ sơ đề cử Hoà thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hoá Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cho giải Nobel Hòa bình năm 2008.
Các dân biểu châu Âu nói họ đánh giá cao phương pháp bất bạo động của Hoà thượng Thích Quảng Độ để đạt mục tiêu dân chủ, nhân quyền và tự tôn giáo ở Việt Nam.
Cuối tuần qua, thời hạn tiếp nhận các đơn đề cử cho các ứng cử viên giải Nobel Hoà bình 2008 vừa kết thúc.

'Xứng đáng'
Đáng chú ý, 60 nghị sĩ quốc hội châu Âu từ các nước như Pháp, Anh và Ba Lan thống nhất đề cử hoà thượng Thích Quảng Độ.
Dân biểu châu Âu Charles Tannock, thuộc Đảng Bảo thủ Anh, cho BBC biết vì sao ông ủng hộ ứng viên Thích Quảng Độ:
"Ông đã dành cả cuộc đời tranh đấu bất bạo động cho công lý, hoà bình và quyền con người ở Việt Nam. Ông chịu đựng việc bị bỏ tù trong hơn 30 năm qua cho các giá trị kể trên."
Dân biểu Tannock nói đối với ông, Hòa thượng Thích Quảng Độ là "ứng cử viên hoàn toàn xứng đáng".


Ông Võ Văn Ái, từ Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế tại Paris, đồng thời là người phát ngôn cho Hoà thượng Thích Quảng Độ, cho rằng trong hai, ba năm qua, Ủy ban Nobel không chú ý đến những người đấu tranh dân chủ như trước đây.
"Gần đây họ chú ý hơn đến những nhà hoạt động xã hội hay môi trường. Vì vậy năm ngoái ông Al Gore nhận được giải này. Năm nay, chúng tôi hy vọng giải Nobel Hòa bình sẽ quan tâm đến những người hoạt động vì dân chủ."

Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không được Nhà nước Việt Nam công nhận.
Chính phủ Việt Nam từ trước tới nay vẫn cho rằng Việt Nam luôn tôn trọng dân chủ và tự do tôn giáo.
Thế nhưng Dân biểu châu Âu Charles Tannock từ nước Anh cho rằng ở Việt Nam các lĩnh vực trên vẫn còn rất nhiều hạn chế và do đó việc Hoà thượng Thích Quảng Độ được đề cử năm nay có ý nghĩa rất lớn và sẽ có tác động mạnh đến chính phủ Việt Nam.

No comments: