Mỹ
chuẩn bị hậu cần thế nào cho cuộc xâm lược của Trung Quốc vào Đài Loan?
01/02/2024
Khi
quân đội Hoa Kỳ và Úc tiến hành các hoạt động đổ bộ, chiến đấu trên bộ và trên
không vào mùa hè năm ngoái, họ đã thu hút sự chú ý về việc hai đồng minh tăng
cường hợp tác quốc phòng để chống lại tham vọng quân sự ngày càng tăng của
Trung Quốc.
https://gdb.voanews.com/01000000-0a00-0242-c94d-08db8cfaeb7a_w650_r1_s.jpg
Tàu
sân bay USS Kitty Hawk cập cảng Sydney Úc, ngày 3/7/2005, để tham dự cuộc tập
trận chung Mỹ-Úc, Talisman Sabre, ngoài khơi Queensland.
Nhưng
đối với các nhà hoạch định chiến tranh của Mỹ đang chuẩn bị cho một cuộc xung
đột tiềm tàng ở Đài Loan, cuộc tập trận Talisman Sabre nổi bật có giá trị kín
đáo hơn nhiều: Chúng giúp tạo ra các kho dự trữ thiết bị quân sự mới được để
lại ở Úc sau khi cuộc tập trận kết thúc vào tháng 8/2023, các quan chức Mỹ nói
với Reuters.
Hoa
Kỳ và các đồng minh ngày càng lo lắng rằng trong những năm tới Chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình có thể ra lệnh cho quân đội chiếm giữ Đài Loan, hòn đảo được
quản lý dân chủ mà Trung Quốc coi là lãnh thổ của mình. Vì vậy, quân đội Hoa Kỳ
đang xem xét kỹ lưỡng khả năng sẵn sàng quân sự của mình và cố gắng bắt kịp
trong một lĩnh vực quan trọng: mạng lưới hậu cần.
Quân
đội cho biết thiết bị của cuộc tập trận Talisman Sabre bao gồm khoảng 330 xe,
xe kéo và 130 công-tơ-nơ trong kho ở Bandiana, phía đông nam Úc.
Số
lượng trang thiết bị mà trước đây quân đội Mỹ chưa thừa nhận là đủ để cung cấp
cho khoảng 3 đại đội hậu cần, với số lượng lên tới 500 binh sĩ trở lên, tập
trung vào việc đảm bảo nguồn cung cấp đến tay các chiến binh.
Đó
là loại trang thiết bị cần thiết cho một cuộc diễn tập trong tương lai, một
thảm họa thiên nhiên hoặc trong một cuộc chiến tranh.
Đại
tướng Lục quân Charles Flynn, chỉ huy Lục quân hàng đầu ở Thái Bình Dương, nói
với Reuters trong một cuộc phỏng vấn: “Chúng tôi đang tìm cách làm điều này
ngày càng nhiều”.
Ông
nói thêm: “Có một số quốc gia khác trong khu vực mà chúng tôi đã có thỏa thuận
thực hiện điều đó” nhưng không nêu tên các quốc gia cụ thể.
Các
cuộc phỏng vấn của Reuters với hơn hai chục quan chức hiện tại và trước đây của
Hoa Kỳ phát hiện ra rằng hậu cần quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương là một trong
những điểm dễ bị tổn thương lớn nhất của Hoa Kỳ trong bất kỳ cuộc xung đột tiềm
ẩn nào về Đài Loan.
Theo
các quan chức và chuyên gia hiện tại và trước đây, các cuộc tập trận của Mỹ đã
kết luận rằng Trung Quốc có thể sẽ cố gắng ném bom các nguồn cung cấp nhiên
liệu máy bay hoặc tàu tiếp nhiên liệu, làm tê liệt sức mạnh trên không và trên
biển của Mỹ mà không cần phải chiến đấu với các máy bay chiến đấu được trang bị
vũ khí hạng nặng hoặc đánh chìm hạm đội tàu chiến mặt nước của Mỹ.
Để
đáp trả, Mỹ đang cố gắng mở rộng các trung tâm hậu cần quân sự của mình ra khắp
khu vực - bao gồm cả các kho ở Úc, các quan chức nói với Reuters.
Khi
được hỏi bình luận, Ngũ Giác Đài nói Bộ Quốc phòng đang hợp tác với các đồng
minh để giúp lực lượng Mỹ cơ động và phân tán hơn.
Tòa
đại sứ Trung Quốc tại Washington đã không trả lời ngay yêu cầu bình luận của
Reuters. Tòa đại sứ Úc tại Washington đã chuyển các câu hỏi tới Bộ Quốc phòng
nhưng Bộ này không trả lời ngay yêu cầu bình luận.
Nhưng
các nhà phê bình cho rằng mạng lưới của Washington vẫn còn quá tập trung và
chính phủ chưa đầu tư đủ tiền hoặc chưa cấp bách cho nỗ lực này.
Rủi ro cho
Mỹ
Bộ
phận hậu cần của quân đội Hoa Kỳ, Bộ Tư lệnh Vận tải Hoa Kỳ (TransCom), đã đạt
được thành công lớn: chuyển hơn 330 triệu kg thiết bị và hơn 2 triệu viên đạn
pháo cho quân đội Ukraine trong cuộc chiến với Nga.
Các
quan chức và chuyên gia Mỹ thừa nhận việc hỗ trợ Đài Loan, cách bờ biển Trung
Quốc khoảng 160 km, sẽ là một công việc khó khăn hơn.
Mỹ
chưa chính thức tuyên bố sẽ can thiệp nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan nhưng
Tổng thống Joe Biden đã nhiều lần cho thấy ông sẽ triển khai quân đội Mỹ để bảo
vệ hòn đảo này.
Các
quan chức Mỹ nói ông Tập đã ra lệnh cho quân đội của mình sẵn sàng chiếm Đài
Loan vào năm 2027. Nhưng nhiều nhà phân tích coi đó là một nỗ lực nhằm củng cố
quân đội của ông hơn là một mốc thời gian cho cuộc xâm lược.
Một
quan chức quân sự cấp cao của Mỹ, phát biểu với điều kiện giấu tên, cho biết
nguồn cung cấp đạn dược đứng đầu danh sách ưu tiên ở Ấn Độ Dương-Thái Bình
Dương. Tiếp theo đó là nhiên liệu, thực phẩm và phụ tùng cho thiết bị. Quan
chức này nói: “Nếu chúng tôi hết đạn để bắn… đó sẽ là một vấn đề ngay lập tức”,
đồng thời cho biết thêm việc lập kế hoạch cho trường hợp khẩn cấp ở Đài Loan đã
được tiến hành tốt.
Các
quan chức Mỹ cảnh báo rằng trong một cuộc xung đột lớn, các tàu Hải quân có thể
nhanh chóng hết các phi đạn phòng thủ.
Bà
Becca Wasser tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới (CNAS), cho biết tác động tiềm tàng
của các cuộc tấn công vào các trung tâm hậu cần, tàu tiếp nhiên liệu và máy bay
tiếp nhiên liệu trên không của Hoa Kỳ là một “lời cảnh tỉnh” đối với nhiều nhà
lập pháp.
Bà
Wasser nói: “Trung Quốc sẽ cố tình tấn công một số nút hậu cần để gây khó khăn
cho Hoa Kỳ trong việc duy trì hoạt động ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.
Để
giải quyết những nơi dễ bị tổn thương như vậy, quân đội Mỹ đang tìm kiếm những
nơi như Úc như những địa điểm an toàn hơn để dự trữ thiết bị, ngay cả khi nước
này mở rộng hợp tác với Philippines, Nhật Bản và các đối tác khác ở Thái Bình
Dương.
Chính
quyền Biden tuyên bố vào tháng 7 năm ngoái rằng Hoa Kỳ cũng sẽ thành lập một
trung tâm hậu cần tạm thời ở Bandiana, Úc, với mục đích cuối cùng là tạo ra một
“khu vực hỗ trợ hậu cần lâu dài” ở Queensland.
Vào
tháng 7, Lực lượng Không quân Hoa Kỳ đã tổ chức cuộc tập trận Mobility Guardian
23 ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương với Úc, Canada, Pháp, Nhật Bản, New Zealand và
Vương quốc Anh, bao gồm thực hành tiếp nhiên liệu trên không và sơ tán y tế.
Quân
đội đã tận dụng cơ hội để để lại thiết bị, kể cả ở Guam. Thiếu tướng Không quân
Darren Cole, giám đốc hành quân của Bộ Tư lệnh Cơ động Không quân, cho biết
thiết bị đó đã giúp các lực lượng ở đó đối phó với những hậu quả từ cơn bão
Mawar gần đây nhưng cũng sẽ hữu ích trong bất kỳ cuộc xung đột nào trong tương
lai.
Tướng
Cole lưu ý rằng quyền chỉ huy của ông không chỉ chịu trách nhiệm cứu trợ thiên
tai mà còn chịu trách nhiệm dự phòng “cho đến các hoạt động chiến đấu toàn
diện, chiến tranh quy mô lớn.”
Từ ‘đúng
lúc’ cho đến ‘trong trường hợp cần thiết’
Đã
có một sự thay đổi trong suy nghĩ của quân đội Hoa Kỳ. Trong nhiều thập kỷ, Mỹ
không phải lo lắng về việc một thế lực nước ngoài nhắm vào các căn cứ hậu cần
của mình. Điều đó cho phép các nhà quy hoạch tập trung vào tính hiệu quả, áp
dụng mô hình hậu cần “đúng lúc” phổ biến ở các nhà sản xuất thuộc khu vực tư
nhân.
Cách
tiếp cận đó đã dẫn đến quyết định tiết kiệm chi phí để tạo ra các căn cứ khổng
lồ, như Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức. Ramstein được an toàn trước các cuộc
tấn công của Taliban và Nhà nước Hồi giáo.
Nhưng
một cuộc xung đột với Trung Quốc có thể khiến các căn cứ khổng lồ, trong đó có
Trại Humphreys gần Seoul trở thành mục tiêu hàng đầu. Rủi ro này đang thúc đẩy
việc chuyển sang một cách tiếp cận hậu cần tốn kém hơn, bao gồm việc phân tán
kho dự trữ của Hoa Kỳ và định vị trước các nguồn cung cấp xung quanh khu vực.
Chuẩn
đô đốc Dion English, một trong những sĩ quan hậu cần hàng đầu của Ngũ Giác Đài,
nói: “Thay vì lập kế hoạch cho hiệu quả, bạn có thể (cần) lập kế hoạch có hiệu
quả và chuyển từ ‘Đúng lúc’ sang ‘Trong trường hợp cần thiết’.”
Mỹ
đã làm điều này ở châu Âu sau khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014, chuẩn bị
sẵn kho và đầu tư vào các căn cứ và sân bay mà quân đội Mỹ có thể sử dụng nếu
cần. Trong 5 năm trước cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine năm 2022, Ngũ Giác Đài
đã yêu cầu Quốc hội tài trợ 11,65 tỷ đô la để bố trí thiết bị ở châu Âu.
Ngược
lại, một phân tích của Reuters về yêu cầu ngân sách của Ngũ Giác Đài cho thấy
quân đội hiện có kế hoạch chỉ yêu cầu 2,5 tỷ đô la từ năm tài chính 2023 đến
2027 để bố trí thiết bị, nhiên liệu và cải thiện hậu cần ở châu Á. Ngũ Giác Đài
hiện có ngân sách hàng năm khoảng 842 tỷ đô la.
Một
vấn đề tốn kém khác là đội tàu vận tải Mỹ đã cũ. Tuổi trung bình của các tàu
được thiết kế để chở hàng nặng, như xe tăng, vào khu vực xung đột là 44 năm và
một số có tuổi thọ hơn 50 năm.
Một
phân tích sâu sắc của CNAS đã kết luận: “Bộ Quốc phòng đã đầu tư dưới mức một
cách có hệ thống vào lĩnh vực hậu cần về tiền bạc, năng lượng tinh thần, tài
sản vật chất và nhân sự.”
Thượng
nghị sĩ Roger Wicker, thành viên Đảng Cộng hòa hàng đầu trong Ủy ban Quân vụ
Thượng viện, cho biết Ngũ Giác Đài và Quốc hội cần tập trung hơn nữa vào các
căn cứ và hậu cần ở Thái Bình Dương.
Ông
nói với Reuters: “Khả năng ngăn chặn xung đột ở Tây Thái Bình Dương trong 5 năm
tới của chúng ta chưa đạt đến mức cần thiết”.
No comments:
Post a Comment