Bảo
thủ hay cấp tiến, Tối cao Pháp viện sẽ ảnh hưởng đến tương lai ra sao?
Nhã
Duy
28/09/2020
Theo công bố từ Tổng thống
Donald Trump vào cuối tuần qua, nữ thẩm phán Amy Coney Barrett đã
chính thức được đề cử vào Tối cao Pháp viện và sẽ đệ trình lên Thượng
Viện Hoa Kỳ để bắt đầu quá trình chuẩn thuận. Nhân việc
này, chúng ta tìm hiểu chính sách bổ nhiệm và thay người vào Tối cao Pháp viện
như thế nào và sẽ ảnh hưởng ra sao đến người dân Mỹ trong tương lai.
Theo sau hai thẩm phán Neil
M. Gorsuch và Brett M. Kavanaugh, thẩm phán Barrett, 48
tuổi được tổng thống Trump đề cử là những người còn khá trẻ so với giới
tiền nhiệm, nhằm có thể phục vụ và thay đổi luật pháp, chính sách quốc
gia trong vài ba thập niên tới. Các thẩm phán này thuộc tổ chức Federalist
Society, là nhóm
những nhà hoạt động pháp lý bảo thủ, cổ súy việc diễn giải và thực
thi hiến pháp và luật pháp theo tính nguyên bản và nguyên thủy của chúng.
Trong khi hiến pháp là
nguyên tắc và nền tảng lâu đời của hệ thống pháp lý Hoa Kỳ, không phải
nó không gây trở ngại cho việc phát triển quốc gia cùng sự thích nghi trước xu
hướng xã hội cấp tiến theo ý nguyện người dân.
Nếu nhìn lại Hiến pháp
Hoa Kỳ được các nhà lập quốc soạn thảo và ký kết vào năm
1787, đến nay đã hơn 200 năm. Những quyền công dân căn bản cùng
các luật lệ điều hành quốc gia khi Hoa Kỳ còn là một quốc gia canh nông
thô sơ và lạc hậu vừa giành được độc lập so với một xã hội dân chủ
phát triển và văn minh cao cùng tính chất đa dạng của xã hội
và công dân Hoa Kỳ hiện nay, hoàn toàn khác xa.
Từ các vấn đề dân
quyền, chính phủ, luật lệ cho đến dân sinh, thương mại, khoa học, di
trú … đều hoàn toàn khác biệt với một nước Mỹ của hơn 200 năm
trước. Ở mặt nào đó, một số điều trong hiến pháp Hoa Kỳ có thể đã
trở nên lạc hậu và không còn thích hợp với thời đại, cần có sự thay đổi
trên quan điểm cấp tiến và phù hợp hơn. Điều này cũng đã được
các nhà lập pháp ghi nhận khi các Tu Chính Án lần lượt ra đời theo thời
gian, thay đổi hay bổ sung vào những điều cần cải đổi trong
hiến pháp.
Ngay cả các Tu
Chính Án cũng có thể là điều gây tranh cãi ở xã hội đương
thời. Ví dụ như Tu Chính Án thứ hai về quyền được sở hữu và
mang súng của người dân. Nó ra đời vào thời kỳ sơ khai của nước Mỹ,
người dân cần có súng để tự vệ vì chính quyền không đủ khả năng bảo vệ
cho tất cả người dân ở những vùng thôn quê hẻo lánh. Nhưng hiện nay, súng
là một vấn đề và thách thức cho xã hội. Cho dù không tuyệt đối tước đoạt
quyền mang súng nhưng việc kiểm soát là cần thiết. Nó mang lại sự
an toàn cho xã hội bởi vũ khí sát thương hàng loạt không thể xem như sử
dụng cho mục đích tự vệ mà là vũ khí nguy hiểm một khi nằm
trong tay kẻ xấu hay quá khích. Hoặc giả thể thức cử tri đoàn trong
bầu cử tổng thống xem ra đã khá lạc hậu so với thế giới.
Khi muốn diễn dịch
và áp dụng hiến pháp và luật pháp theo nguyên bản, những thẩm phán bảo
thủ này sẽ có trong tay thẩm quyền để giữ hay đưa xã hội về với
các nguyên tắc và giá trị hàng thế kỷ, khi mà quyền lực và luật pháp hầu như nằm trong tay người
da trắng. Đây là điều đáng quan tâm trong việc chọn
lựa và bổ nhiệm vì những quan điểm bảo thủ hay cấp tiến, hoặc trung
dung, ôn hòa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân qua các phán
quyết được đưa ra thế nào.
Ca ngợi nữ thẩm phán
đáng kính Ruth Bader Ginsburg vừa qua đời, thẩm phán Barrett
phát biểu tại lễ ra mắt rằng: “Một thẩm phán phải áp dụng luật như
đã được viết ra. Các thẩm phán không phải là những nhà hoạch định chính
sách và họ phải kiên quyết gạt bỏ mọi quan điểm về chính sách mà họ có thể đã
có“. Bà cũng đã cam kết sẽ đại diện và bảo vệ quyền lợi
người dân. Dù tái khẳng định đường lối bảo thủ, thái độ và lời cam
kết của bà cho thấy một lý tưởng tích cực và sự thuyết
phục cho vai trò cần thiết của các thẩm phán liên bang hay tối cao
pháp viện.
Tuy nhiên có thật sự là như vậy bởi lý do thẩm
phán Barrett được tổng thống Donald Trump chọn lựa và được
giới bảo thủ hết lòng ủng hộ là nhờ vào các quan điểm tiền
định của bà trong việc chống lại quyền phá thai cùng đạo luật
Affordable Care Act của tổng thống Barack Obama, những luật đã từng được
thông qua và nay có nguy cơ bị đảo ngược nếu bà tham gia vào tòa
tối cao với đường lối bảo thủ.
Thêm vào đó, trong ba năm
qua, kể từ khi được bổ nhiệm, bà đã tỏ ra đồng thuận với nhiều chính
sách di trú khó khăn và nghiêm ngặt của nội các qua các phán quyết hay
quan điểm đưa ra. Bà là thẩm phán duy nhất ủng hộ sắc
lịnh cấm di dân được quyền thường trú nếu từng nhận phúc lợi xã hội,
theo một phán quyết gồm ba thẩm phán tại tòa phúc thẩm 7th Circuit
Court of Appeals. Trump và phía Cộng Hòa còn kỳ vọng bà cũng sẽ đứng
về phía họ nếu việc tranh chấp về kết quả bầu cử trong tháng 11
tới có xảy ra.
Mặt khác, cũng chính bà khi còn là giáo sư luật tại đại
học Notre Dame Law đã phát biểu về việc hoãn bổ nhiệm thẩm phán trong
năm bầu cử trên đài CBS vào tháng Hai năm 2016 rằng, việc tổng thống
Obama bổ nhiệm thẩm phán trong năm bầu cử là không thích hợp khi “lật ngược đáng
kể cán cân quyền lực” tại Tối cao Pháp viện. Đây là điều đang
xảy ra với chính bà hiện nay, khi cán cân quyền lực sẽ nghiêng hẳn về khối bảo
thủ một khi bà được chuẩn thuận vào tòa tối cao.
Việc bổ nhiệm thẩm
phán Barrett gây ra tranh cãi bởi tính chính danh và vội vã của nó
khi mà cuộc bầu cử sớm đã diễn ra tại nhiều tiểu bang. Không phải sự tranh
luận về phẩm cách hay năng lực của thẩm
phán Barrett, mà ở cách khối đa số đảng Cộng Hòa tại Thượng
Viện đã đảo ngược chính lời của mình, bất chấp những danh dự và nguyên tắc cùng
tiền lệ họ đã đặt ra. Không kể nó trái ngược ý nguyện đa số cử
tri qua các cuộc thăm dò. Việc này cho thấy, có sự lo ngại về việc khả
năng Donald Trump có tái đắc cử và phía Cộng Hòa vẫn giữ thế thượng
phong tại Thượng Viện hay không.
Hồi tháng Tám vừa qua,
Phó Tổng thống Mike Pence đã thẳng thừng chỉ trích Chánh Án Tối cao
Pháp viện rằng, “John Roberts đã làm thất vọng giới bảo thủ” (Christian
Broadcasting Network ngày 5/8/2020) khi chánh án Roberts có những đồng
thuận với các thẩm phán cấp tiến trong một vài phán quyết quan trọng.
Theo cách nói này, giới bảo thủ và đảng Cộng Hòa kỳ vọng rằng, một thẩm
phán được tổng thống Cộng Hòa bổ nhiệm phải trung thành với đường
hướng và nghị sự đảng phái, thay vì đặt công lý và lợi ích quốc gia
lên hàng đầu. Họ cũng chọn lựa và hy vọng như vậy với thẩm phán Amy
Coney Barrett.
Sự gay gắt của chính trường
cùng cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm nay đã cho thấy, sự thờ ơ hay
chọn lựa sai lầm trong lá phiếu sẽ tạo những ảnh hưởng trực
tiếp đến hàng thế hệ. Sự cân nhắc không chỉ là vấn đề cảm
xúc cá nhân dành cho các ứng cử viên mà còn cần nhắm đến lợi
ích và sở nguyện của giới trẻ, là chính con cháu mình, sẽ
được sống trong một tương lai như thế nào.
--------------------------------------.
.
TT
Trump bổ nhiệm thẩm phán Amy Coney Barrett vào Tối cao Pháp viện
Thanh
Phương -
RFI
Đăng
ngày: 27/09/2020 - 11:23
Hôm qua, 26/09/2020, tổng thống Mỹ Donald Trump đã
chính thức bổ nhiệm thẩm phán theo xu hướng bảo thủ, bà Amy Coney Barrett vào Tối
cao Pháp viện, thay thế thẩm phán cấp tiến Ruth Bader Ginsburg, vừa qua đời
cách đây một tuần.
Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki tường
trình:
« Tổng thống
Donald Trump đã thông báo tin này tại Nhà Trắng, với bà Amy Coney Barrett đứng
bên cạnh ông. Tổng thống Mỹ khẳng định bà là một nữ thẩm phán xuất sắc, rất gắn
bó với Hiến pháp và bà sẽ "làm việc rất tốt".
Năm nay 48 tuổi, bà Amy Coney Barrett là một người
thuộc thành phần Công Giáo truyền thống, có lập trường chống phá thai và đặc biệt
là đã được đào tạo bởi cựu thẩm phán bảo thủ của Tối Cao Pháp Viện Antonin
Scalia, qua đời năm 2016.
Khi chọn nhân vật này, ông Donald
Trump chủ yếu đáp ứng yêu cầu của giới Thiên Chúa Giáo vốn đã dồn phiếu cho ông
trong cuộc bầu cử năm 2016, do ứng cử viên Cộng Hòa đã hứa sẽ bổ nhiệm các thẩm
phán bảo thủ vào Tối Cao Pháp Viện. Qua việc bổ nhiệm này, tổng thống Mỹ, hiện
đang bị đối thủ Dân Chủ bỏ xa tại một số bang, hy vọng sẽ tạo ra một xung lực mới
cho chiến dịch tranh cử của ông.
Bây giờ còn phải chờ Thượng Viện bỏ phiếu chuẩn y việc
bổ nhiệm thẩm phán Amy Coney Barrett vào Tối cao Pháp viện. Trên nguyên tắc
trung bình phải cần đến 70 ngày, thế mà bầu cử tổng thống sẽ diễn ra trong chưa
tới 40 ngày. Đảng Cộng Hòa, chiếm đa số ở Thượng Viện, muốn làm thật nhanh. Các
cuộc điều trần đầu tiên có thể sẽ bắt đầu trong hai tuần nữa, để Thượng Viện có
thể tổ chức bỏ phiếu vào cuối tháng 10, ngay trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng
thống ngày 03/11.
Là người đầu tiên có phản ứng vào tối qua, ứng cử
viên dân Chủ Joe Biden đã kêu gọi Thượng Viện không bỏ phiếu về việc bổ nhiệm
này cho đến khi người dân Mỹ bầu xong tổng thống. »
Thứ Ba 29/9 tới đây sẽ diễn
ra cuộc tranh luận truyền hình đầu tiên giữa hai ứng cử viên tổng thống. Hôm
qua, Joe Biden tuyên bố ông chờ đợi đối thủ Donald Trump sẽ nói những điều
« dối trá » và « tấn công cá nhân ». Ông
Biden so sánh tổng thống Cộng Hòa chẳng khác gì bộ trưởng Tuyên truyền Đức Quốc
Xã Joseph Goebbels.
No comments:
Post a Comment