Kính
Hòa, phóng viên RFA
2017-03-09
Biểu tình vì môi trường nổ ra vào ngày chủ nhật 5/3.
Vài ngàn ngư dân vào giáo dân Công giáo miền Trung xuống đường có trật tự, vài
chục người trẻ tuổi bị giải tán tại Sài Gòn.
Thách
thức của mạng xã hội
Cũng như những lần trước, lời kêu gọi biểu tình được
đưa ra trên mạng xã hội nhiều ngày trước đó, chỉ có điều lần này những cư dân mạng
xã hội và blogger Việt Nam phải đương đầu với một chuyện chưa có tiền lệ mà mạng
xã hội đem lại, đó là không rõ lời kêu gọi biểu tình xuất phát từ đâu. Có những
nguồn tin nói rằng chính Linh mục Nguyễn Văn Lý, người vốn được những nhà hoạt
động dân chủ kính trọng kêu gọi, nhưng cũng có những thông tin cho rằng ai đó,
tổ chức nào đó muốn lợi dụng sự phẫn nộ của người dân về môi trường và sự thờ ơ
đàn áp của chính quyền để trục lợi.
Blogger
Nguyễn Tường Thụy nhận xét:
Nhưng, điều này mới là chính. Người xuống đường biểu
tình là do nhu cầu của bản thân chứ không phải xuống đường vì người kêu gọi. Họ
bức xúc, họ cần cất lên tiếng nói đòi quyền sống, quyền làm người, thì họ xuống
đường. Họ biết cả cái giá phải trả. Cha Lý hay ông Quân, ông Thanh không thể
xúi giục họ được. Đừng chê người biểu tình ngu dại nghe theo lời kêu gọi viển
vông. Không thể cho rằng mấy ông kêu gọi đẩy người dân vào chỗ chết. Mà nói thế
chẳng hóa ra các bạn khuyên người ta đừng đi biểu tình nữa, ở nhà cho an toàn?
Những tranh cãi đã diễn ra trước và sau khi biểu
tình. Luật sư Lê Công Định cho rằng những tranh cãi đó chỉ làm yếu đi cuộc
đấu tranh cho dân chủ Việt Nam mà thôi, ông nêu lên so sánh rằng nếu
hơn 80 năm trước những người cộng sản chỉ lo cãi, chửi và dè bỉu nhau về ai tổ
chức biểu tình và kết quả thành bại của biểu tình, thì ngày hôm nay có lẽ họ đã
không ngồi trên đầu, trên cổ cả dân tộc này.
Blogger,
nhà báo Đoan Trang nhấn mạnh rằng muốn đấu tranh loại bỏ sự độc tài
thì những người đấu tranh cần nhất là sự chân thật và liêm chính:
Đấu tranh dân chủ, đấu tranh chính trị, làm truyền
thông, thay đổi xã hội... muốn gì cũng phải trên nền tảng sự thật. Chỉ có đúng
sự thật, người ta mới mạnh được, và lấy lòng dân được.
Mà những gì đang diễn ra ở Việt Nam đây, nếu kể đúng
sự thật cũng đã dữ dội và gây ấn tượng lắm rồi, và đủ để chính quyền lúng túng
lắm rồi, còn phải bịa đặt thêm làm gì nữa hả các bạn?
Cuộc biểu
tình ở miền Trung
Cuộc biểu tình vẫn diễn ra và xem như là thành công ở
miền Trung, khi người dân tuần hành trong trật tự, phản đối công ty Formosa,
ngay tại trụ sở của họ, và lực lượng chức năng không đàn áp, mặc dù được huy động
rất đông đúc cùng với những hàng rào kẽm gai để canh chừng những người biểu
tình.
Chính hình ảnh những người Việt Nam mặc sắc phục canh
chừng đồng bào họ và bảo vệ quyền lợi cho công ty Formosa, gây nên những cảm
giác bất an nơi blogger, nhà báo Trương Duy Nhất:
Dù hôm nay không máu đổ. Nhưng những hàng thép gai
kia còn buốt đau hơn máu. Những hàng thép gai luôn khiến ta gợi nhớ... chiến
tranh.
Nhưng đây là cuộc chiến khác. Cuộc chiến mà chính
quyền đã coi nhân dân như kẻ thù của họ.
Những hàng thép gai như thể một cuộc chiến. Vâng. Một
cuộc chiến mà chính phủ đã như chính thức đứng hẳn về phía Formosa, dùng những
hàng kẽm gai kia để chặt đứt "nhân dân" của mình.
Mất đất, mất biển. Lại thêm mất dân.
Chọn cách dựng rào thép gai chặn dân, không khác gì
chọn đường tự sát.
Nhìn thấy những sợi dây kẽm gai, Luật sư Lê Công
Định nhớ lại một bài thơ cách mạng của chính những người cộng sản:
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Xiềng xích chúng bay không khoá được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà!
Nhưng dù sao, cuộc biểu tình của dân miền Trung đã
không bị đàn áp như lần trước, khi hàng ngàn người tuần hành từ Quỳnh Lưu, Nghệ
An, vào Hà Tĩnh phản đối Formosa.Trang Bauxite Việt Nam nhận định, và
đưa ra lời cảnh báo nhà cầm quyền:
Rõ ràng, cuộc đàn áp mang tính thăm dò của đảng đã
thất bại về hiệu ứng dư luận và truyền thông. Càng đàn áp lại càng khiến phản ứng
của giáo dân bùng nổ.
Hiện thực khốn quẫn, quá khốn quẫn. Giờ đây, cho dù
đảng có mang Võ Kim Cự và Nguyễn Thái Lai ra xử lý hình sự cùng án tù cho số
này, phần lớn hậu quả vụ “cá chết Formosa” vẫn còn sừng sững. Cá vẫn chết và biển
vẫn đầy đe dọa tính mạng con người, quá nhiều thuyền tàu vẫn nằm bờ và ngư dân
vẫn treo niêu, ngay cả tiền được xem là “hỗ trợ”, “bồi thường” cho ngư dân cũng
mới chỉ nhỏ giọt và chưa hề được minh bạch…
Một lần bất tín vạn lần bất tin. Nguy cơ hàng đoàn
ngư dân đói kém bỗng nổi dậy chống đối chính quyền là rất cận kề.
Người dân Hà Nội biểu tình phản đối tập đoàn Formosa
Đài Loan ngày 1 tháng 5 năm 2016. AFP photo
Các nhân vật Võ Kim Cự và Nguyễn Thái Lai là những
người chịu trách nhiệm trong việc cho phép nhà máy Formosa vận hành, và người
dân đã chờ đợi rất lâu những bản án kỷ luật nặng dành cho họ. Cả hai mới vừa bị
kỷ luật trước cuộc biểu tình có vài ngày.
Bàn về những cuộc xuống đường liên tục của giáo dân
và ngư dân miền Trung, blogger Chim Báo Bão viết rằng:
Có phải Giáo dân miền Trung nổi loạn chống lại luật
pháp hay không? Không, bởi họ chỉ phản kháng lại một thảm họa môi trường, gây
ra bởi một tập đoàn tư bản bất lương là Formosa, và được che chắn bởi hàng
nghìn lính cơ động, dưới sự giật dây của thành phần tư bản dã man đã trà trộn
vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Thành phần này muốn rút ngắn thời gian đưa đất nước
“đi lên” bằng cách bán rẻ môi trường.
Không còn cách nào khác, Bộ chính trị Đảng Cộng sản
phải ngay lập tức đối thoại với dân. Nhưng bây giờ họ cũng đã khó mà đối thoại
trực tiếp với dân được nữa, vì bảy mươi hai năm sống dưới chế độ này, bà con đã
sáng mắt ra cả rồi.
Cũng như những lần khác, báo chí chính thống im lặng
về nghững cuộc biểu tình, và có thể cũng như những lần trước họ sẽ lên án những
người tổ chức biểu tình, một thời gian sau đó. Song song với cách đưa tin như vậy,
khi có một sự biến xã hội tại một địa phương nào đó, báo chí chính thống cũng sẽ
có những bài viết ca tụng nhân dân của vùng đất ấy. Blogger J.B Nguyễn Hữu
Vinh bình luận về cách viết bài đưa tin như thế của báo chí địa phương tỉnh
Nghệ An:
Rằng thì là "Đặc trưng cơ bản trong tính cách
người Nghệ là thông minh, ham học hỏi, cần cù, chịu thương, chịu khó và thường
hay đi tiên phong trong mọi việc". Rồi thì "Trong các tiềm năng của
Nghệ An, tiềm năng con người là vốn quý nhất. Con người Nghệ An cần cù, thông
minh, nổi tiếng cả nước với tinh thần cách mạng và truyền thống hiếu học".
Nói riêng về giáo xứ Song Ngọc, tờ báo đảng này viết:
"Song Ngọc là một xứ đạo ven biển thanh bình, yên ả, người dân sống tốt đời
đẹp đạo, chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước".
Đó là những lời lẽ mà nhà cầm quyền dùng khi muốn
người dân nghe theo họ để xây dựng đảng, phát triển đảng trong dân, đưa tiền của
góp vào cho đảng hoặc nuôi đảng tiêu, con cháu tứ phương đưa tiền của về Nghệ
An mà đầu tư, mà nộp thuế...
Thì ngay lập tức, chính những người dân "thông
minh, ham học hỏi, cần cù chịu khó" và "sống tốt đời, đẹp đạo, chấp
hành chủ trương chính sách" đó đã trở thành những người "nhẹ dạ, cả
tin" để rồi "bị dẫn dắt, bị biến thành con rối, bị xúi giục..."
Cuộc biểu
tình tại Sài Gòn
Cuộc biểu tình tại Sài Gòn đã bị dẹp tan ngay từ những
giây phút đầu tiên. Nhưng có một điều đặc biệt là cho dù những nhân vật đối
kháng sống ở Sài Gòn đã bị giam lõng ngày hôm trước, không tham gia xuống đường
được, nhưng một đám đông những người phản kháng cũng hình thành, và đặc biệt họ
toàn là những người trẻ tuổi, có thể là lần đầu tiên trong đời họ tham gia một
cuộc phản kháng.
Nhiều người cho rằng cuộc biểu tình tại Sài Gòn đã
thất bại, nhưng tác giả Phạm Thanh Giao không nghĩ như vậy. Ông cho rằng
những thất bại liên tục sẽ dẫn đến thành công, cũng như một cuộc biểu tình
thành công mà chế độ độc tài vẫn còn đó thì sự thất bại vẫn còn đó. Ông nhắn gửi
những bạn trẻ đã tham gia cuộc biểu tình tại Sài Gòn trong ngày 5 tháng 3:
Bước đường tranh đấu cho lẽ phải và chính nghĩa nó
không đơn giản, nó không phải cứ chỉ muốn là được, muốn là sẽ tung tăng nhảy
chân chim trên cánh đồng hoa cỏ thênh thang. Nhưng ngược lại, nó dẫn đến những
gì không đoán trước được cho từng người. Sẽ có nhiều người ngã quị trong đớn
đau, tủi nhục, qua việc tấn công đến từ nhiều phía, nhưng nếu nhất định không
ngồi lại, nhất định kiên quyết đứng lên tiếp tục, thì cái đích đó, sớm muộn
cũng phải tới.
Ngày nào còn độc tài đảng trị đàn áp, và người dân vẫn
phải xuống đường lên tiếng chống lại sự tàn phá môi trường, chống lại bạo quyền
phục vụ nhóm thiểu số, thì NGÀY ĐÓ CŨNG VẪN CHỈ LÀ THẤT BẠI.
Chú cũng biết các cháu dư trí khôn, thừa suy nghĩ để
chẳng thể bị ai lợi dụng, xúi dục được. Đánh giá các cháu như thế, thiệt là coi
thường các cháu quá. Các cháu đã học được bài học của ông bác nhân cơ hội nhảy
lên cướp chính quyền năm 1945 rồi, chẳng lẽ kém đến độ, lại để cho ông thủ tướng,
ông tổng thống cầu bơ cầu bất, ở mãi đâu đâu, xúi giục xuống đường để ăn đòn?
Trong đoạn viết trên đây ông ám chỉ sự kiện những
người cộng sản cướp chính quyền vào năm 1945, và những kẻ trục lợi muốn lợi dụng
sự phẫn nộ của người dân trong nước hiện nay.
Tuy ngắn ngủi, nhưng một lần nữa cuộc biểu tình tại
Sài Gòn cũng dẫn đến những cảnh bắt bớ đánh đập. Ông Nguyễn Khoa Văn cảnh
báo rằng bạo lực chi dẫn đến sụp đổ mà thôi:
Tư tưởng làm sao nhuộm sắc máu?
Bạo lực chỉ nhuốm màu bi ai!
Vâng, tư duy của người dân không thể bị đánh đập cho
rướm máu, dập nát, méo mó hay tàn tạ. Càng bạo lực chỉ càng nhuộm thêm ánh vàng
vọt tàn phai; như chỉ dấu báo hiệu ngày sụp đổ của trang trại súc vật quý hiếm
đã điểm!
Những
dòng người ra đi và sự cảnh báo
Từ Thái Lan, blogger Tưởng Năng Tiến quan sát
những người Việt Nam lại tiếp tục bỏ xứ ra đi, đến cư trú trên đất Thái, một xứ
chẳng phải là giàu có gì cho cam:
Tuy thế, trông người Thái nào tôi cũng cảm
được là họ đang sống rất bình an. Nỗi an bình của một của cả một
dân tộc chưa từng “dám” đánh thắng một đế quốc to nào ráo, đế quốc
nhỏ cũng chưa!
Dân Thái – chắc chắn – chưa bao giờ nghe nói
đến những thứ (thổ tả) đại loại như chủ nghĩa mác xít lê nin nít vô
địch muôn năm, cải cách ruộng đất, hợp tác xã, đánh công thương
nghiệp, đổi tiền, vượt biên, trại cải tạo, nợ công, lạm phát, vỡ
qũi bảo hiểm xã hội, sự cố môi trường biển, Hội Nghị Thành Đô ...
Cộng lại tất cả những cái “chưa” này của dân
tộc Thái Lan thì thành một giấc mơ xa vời (và mỗi lúc một thêm xa)
của người dân Việt!
Đồng bào hay đồng hương của tôi thì vẫn vậy –
vẫn cứ tiếp tục ra đi bằng mọi giá và mọi cách. Ủa, chớ “bến bờ
tự do” có gì quyến rũ mà dân Việt – từ thế hệ này sang thế
hệ khác – cứ mãi khát khao đi tìm mãi thế?
Tiến
sĩ Nguyễn Trọng Hiền cho rằng mối lo cho tương lai ở Việt Nam là rất lớn,
tuy nhiên để tránh những tương lai u ám, không phải gia đình người Việt Nam nào
cũng có thể lánh ra nước ngoài, vì vậy anh cho rằng người dân phải hành động để
thay đổi xã hội trước khi quá muôn.
Ý thức hành động đó cũng là điều mà blogger Viết từ
Sài Gòn suy nghĩ, chứ không phải chỉ có đổ máu và nước mắt mới có thể dành được
một xã hội tự do dân chủ. Nhưng về phía nhà cầm quyền thì Lê Dung cảnh báo rằng
đến lúc nào đó, sự phẫn uất lên cao độ thì chẳng cần những nhóm tổ chức, người
dân cũng sẽ xuống đường thì khi ấy liệu cơ quan an ninh có đủ người mà ngăn chận
hay không?
No comments:
Post a Comment