5-3-2017
Tổng
thống Hoa Kỳ Donald Trump được yêu cầu đưa bằng chứng cho cáo buộc người tiền
nhiệm, ông Barack Obama, ra lệnh nghe lén điện thoại của ứng viên Cộng Hòa khi
tranh cử.
Thượng nghị
sĩ Cộng Hòa Ben Sasse nói cáo buộc của ông Trump là 'nghiêm trọng' và ông ta cần
phải giải thích làm cách nào ông ấy biết được về vụ nghe lén.
Hiện tại, Tổng thống Hoa Kỳ không cung cấp được gì
khác cho cáo buộc của mình.
Những lời bình luận của ông Trump trên Twitter diễn
ra sau khi có cáo buộc của Mark Levin, một người dẫn chương trình truyền thanh
theo phái bảo thủ, cho rằng chính phủ của ông Obama đã 'theo dõi, thậm chí ra lệnh
nghe lén' đội ngũ tranh cử của ông Trump từ hồi năm ngoái.
Một số hãng truyền thông khác đưa tin trước đó thì
cho rằng FBI đã xin được trát từ tòa án giám sát tình báo nước ngoài (Fisa) nhằm
mục đích theo dõi những thành viên của đội ngũ tranh cử của ông Trump, là những
người bị nghi ngờ thường xuyên có liên hệ với các quan chức Nga.
Thông tin nói tòa Fisa ban đầu từ chối, nhưng sau đó
chấp thuận với yêu cầu vào hồi tháng Mười 2016, dù không có xác nhận chính thức
về điều này.
Theo qui định
của tòa Fisa, nghe lén chỉ được chấp thuận khi có lý do xác đáng tối thiểu để
xác định đối tượng bị theo dõi là một điệp viên làm việc cho nước ngoài.
Trong khi đó, phát ngôn viên của ông Barack Obama
nói cáo buộc của Tổng thống Donald Trump rằng người tiền nhiệm đã ra lệnh nghe
lén điện thoại của ông ta là "hoàn toàn sai".
Kevin Lewis nói rằng "Cựu tổng thống Obama cũng
như bất kỳ quan chức Nhà Trắng không bao giờ ra lệnh theo dõi bất kỳ công dân
Hoa Kỳ".
Ông Trump viết trên Twitter: "Thật khủng khiếp.
Mới phát hiện ra ông Obama 'nghe lén tôi' tại Trump Tower ngay trước chiến thắng
của tôi."
--------------------------
05/03/2017
http://www.voatiengviet.com/a/chinh-quyen-ong-trump-chua-phan-ung-ve-cao-buoc-nghe-trom/3750399.html
Chính
quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vẫn chưa hồi đáp đối với lời phủ nhận
là cựu Tổng thống Barack Obama từng ra lệnh nghe trộm ông Trump trong chiến dịch
tranh cử trước cuộc bầu cử hồi năm ngoái.
Phát ngôn viên của ông Obama đã ra tuyên bố sau một
loạt các bài của ông Trump đăng trên Twitter sáng thứ Bảy cáo buộc ông Obama
"đã nghe trộm của tôi tại tòa nhà Trump Tower" ở New York trước cuộc
bầu cử tổng thống hồi tháng 11 năm ngoái.
Một phụ tá của ông Obama nói những cáo buộc của ông
Trump "hoàn toàn sai".
Ông Trump đã không đưa ra bất cứ cơ sở nào cho lời
cáo buộc của mình, hoặc cung cấp bất kỳ bằng chứng nào cho thấy việc do thám điện
tử xảy ra.
VOA đã đề nghị các quan chức Tòa Bạch Ốc bình luận về
những diễn biến trong ngày thứ Bảy, nhưng đã không nhận được hồi đáp. Cả Cục Điều
tra Liên bang lẫn Bộ Tư pháp đều chưa có bất kỳ tuyên bố nào liên quan.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Ben Sasse gọi những cáo
buộc của ông Trump là thật nghiêm trọng, và nói rằng nếu ông ấy đã bị nghe trộm
bất hợp pháp, tổng thống phải giải thích đó là nghe trộm kiểu gì và làm thế nào
mà ông ấy biết về việc đó.
Dân biểu Adam Schiff, nhân vật kỳ cựu của đảng Dân
chủ trong Ủy ban Tình báo Hạ viện, nói ông Trump đã đưa ra "những tuyên bố
kỳ là và có tính phá hoại nhất mà không hề cung cấp bằng chứng đáng tin cậy".
*
*
*
---------------------------
Đăng ngày 05-03-2017
Ngày
thứ Bảy hôm qua 04/03/2017 được mở màn bằng một quả bom do Donald Trump tung ra
trên mạng Twitter. Theo tân tổng thống Mỹ, người tiền nhiệm Barack Obama đã ra
lệnh nghe lén điện thoại của ông trong giai đoạn cuối chiến dịch tranh cử tổng
thống. Một lời cáo buộc trực diện, thẳng thừng, không chứng cớ.
Theo nhận định của thông tín viên Grégoire Pourtier
tại Hoa Kỳ, từ giới chính khách cả phe Cộng Hòa lẫn Dân chủ, cho đến giới truyền
thông đều cảm thấy lúng túng trong việc bình luận vụ việc này.
« Viên đá mà Donald Trump ném xuống ao hôm
thứ Bảy 04/3 quá lớn. Nhất là người ta khó mà biết được ông ấy thật sự muốn bôi
nhọ ai. Vụ việc mà rất có thể trở thành một vụ tai tiếng ầm ĩ hiện đang được xử
lý một cách cẩn trọng. Các đài truyền hình không lấy đó làm đề tài tranh luận bất
tận, các trang mạng cũng không chạy các tít lớn, và các chính khách - Dân Chủ
hay Cộng Hòa, nói ít chừng nào càng tốt chừng nấy, không trả lời thẳng các câu
hỏi của giới phóng viên.
Quả thật, người ta hầu như chẳng biết gì nhiều hơn
ngoài những gì Donald Trump nhắn trên Twitter đồng thời cũng biết rõ là phải cẩn
thận trước những dòng tweets của tổng thống. Bởi vì, vị tổng tư lệnh Hoa Kỳ
đã không đưa ra một chỉ dấu bằng chứng nào. Rất nhiều người đã tìm hiểu thử
những cáo buộc này xuất phát từ đâu để rồi đi đến kết luận đáng buồn là ông ấy
chắc đã đọc một bài viết theo thuyết “âm mưu” nào đó. Ngược lại, nếu như ông ấy
nhận được một báo cáo chính thức về vấn đề này, thì việc tiết lộ các thông tin
vẫn còn bảo mật cũng không cải thiện được tình thế của ông.
Tiếp đến, liệu người ta có thể nghĩ là Barack Obama
quả thật đã quyết định ra lệnh nghe lén ứng viên đảng Cộng Hòa hay không? Rất
nhiều chuyên gia nói rõ rằng tổng thống Hoa Kỳ không có quyền cho tiến hành các
hoạt động như vậy. Và giả như tư pháp liên bang, từ nhiều tháng qua, đang công
khai điều tra về việc Nga can dự vào trong tranh cử tổng thống Mỹ, có ra một
quyết định cực đoan đến thế đi chăng nữa, thì chắc chắn đó là vì họ có đủ các yếu
tố xác thực.
Còn nếu như ông Trump ném “quả bom” này để đánh lạc
hướng sự chú ý của công luận, ông ấy rất có thể là nạn nhân của chính vụ nổ
này. »
----------------------
---------------------------
Tổng thống Trump bị tâm thần không phải
là điều chính
Trong
những tháng gần đây, nhiều nhà tâm thần học liên tục lên tiếng khẳng định tân tổng
thống Hoa Kỳ bị mắc bệnh tâm thần, không đủ khả năng điều hành đất nước, trong
đó có nhiều nhà tâm thần học rất có uy tín.
Tuần san Le Courrier International đưa ra một góc
nhìn khác, qua ý kiến của một bác sĩ tâm thần Mỹ, được báo The New York Times
đăng tải, với tựa đề « Donald có hoàn toàn bị điên ? ».
Theo tác giả, các tổng thống trước hết cần phải được
« phán xét theo các hành động của họ », nên « tránh các chẩn đoán tâm
thần học bừa bãi », bởi như thế là vô hình chung « miễn cho
các nhà chính trị trách nhiệm về những gì họ làm ».
Về vấn đề Donald Trump, nhiều đồng nghiệp Pháp cũng
đưa ra một cái nhìn thận trọng. Tuần báo L’Obs (Bài « Trump, một
‘‘người bệnh ái kỷ’’ ») dẫn quan điểm của nhà phân tâm học
Jean-Pierre Winter nhắc lại những hậu quả của việc biến tâm thần học trở thành
công cụ của chính trị thời Liên Xô, và lưu ý « cho dù Donald Trump có
thể hiện một mối quan hệ khá đặc biệt với hiện thực, thì về cơ bản, ông ta vẫn
sống hợp với cái thời của mình. Đó là một thời đại mà rất nhiều người cho rằng
một quan điểm được chia sẻ thì quan trọng hơn là hiện thực khách quan ».
Trong khi đó, nhà tâm thần học Serge Hefez, chuyên
gia về rối loạn hành vi, nhấn mạnh rằng : nhân cách của tổng thống là điều ít
quan trọng hơn là việc ông ta được bầu lên, « giống như các tổng thống
có sức hấp dẫn đặc biệt, như (nhà độc tài Ý) Mussolini chẳng hạn, tổng thống Mỹ
Donald Trump cũng có một nhân cách phường chèo, rối loạn tâm căn, với các nét
tâm lý ái kỷ và hoang tưởng. Nhưng vấn đề chủ yếu vẫn là hiểu được vì sao những
nhân cách như vậy lại nổi lên được vào những thời điểm xã hội khủng hoảng và bất
định ».
No comments:
Post a Comment