Kelefa
Sanneh – The New Yorker
Trà
Mi dịch
Posted on February 26, 2017 by editor — 0
Comments
American Affairs không
cam kết trung thành với Tổng thống Trump, nhưng chắc chắn nó không phải là
không có thiện cảm với ông ấy, đó là một thực tế đã khiến nó khác hẳn tất
cả mọi tạp chí khác hiện nay.
Ảnh: Brendan Smialowski / AFP / GETTY
Julius Krein là một trong số những người mà cuộc sống
đã trở nên phức tạp hơn vì sự chọn lựa Donald Trump làm Tổng thống trong cuộc bầu
cử năm 2016, mặc dù trong trường hợp của Krein, nó là một phức tạp vui vẻ. Vào
đêm thứ Ba, tại bữa tiệc ra mắt cho tạp chí mới của mình, American
Affairs, ông là vai chính trong bữa tiệc ở Câu lạc bộ Harvard của thành phố
New York, chào mừng sự ra mắt của tờ báo mới và hồi tưởng về một tờ báo cũ.
Krein nói, “Chúng tôi muốn bảo vệ một số các yếu tố của những phê phán
mà Trump nêu lên… Và sau đó ông đã đắc cử.”
Một năm trước đây, với bút danh Plautus, Krein đã hợp
tác với một nhóm trí thức cùng quan điểm phát hành một tờ báo trực tuyến tên là
“Tạp chí Sự vĩ đại của Mỹ” (Journal of American Greatness), đề cao một triết lý
chính trị mà tác giả của nó đôi khi được gọi là những người theo Chủ nghĩa
Trump. Mục đích là để đưa ra lập luận học thuật thay cho một ứng cử viên Tổng
thống, người đã từ chối [hay không thể – TM] làm bất cứ điều gì giống như vậy.
Plautus đã cổ vũ “cuộc nổi loạn chống lại tầng lớp tinh hoa và văn hóa
của nó” của Trump và cho rằng chủ nghĩa dân tộc cơ bắp của Trump có thể
làm sống lại nền chính trị Mỹ, mặc dù có “sự tránh né đưa ra chi tiết cụ
thể về chính sách” của Trump. Một tác giả khác viết trên “Tạp chí Sự
vĩ đại của Mỹ”, tự gọi mình là Publius Decius Mus [tên một thành viên của cơ cấu
chính trị cao nhất thời Cộng hoà La Mã – TM], tin chắc rằng “Trump nói
rõ ràng, dù có thể không đầy đủ và không nhất quán, những quan điểm đúng về những
vấn đề đúng – nhập cư, thương mại và chiến tranh – ngay từ đầu.”
Michael Anton hay Publius Decius Mus trên tờ Journal of American Greatness
Không còn nghi ngờ gì những người theo Trump muốn ứng
cử viên của mình đắc cử, nhưng họ cũng đã chuẩn bị cho một sự thất bại – như
Trump có vẻ cũng đã chuẩn bị. “Tạp chí Sự vĩ đại của Mỹ” đóng cửa trước ngày bầu
cử và đã được thay thế bằng một phiên bản có lời văn chân thật hơn, ít bí ẩn
hơn tên là “Sự vĩ đại của Mỹ”. Những người đóng góp ban đầu tiếp tục viết. Sau
chiến thắng bất ngờ của Trump, Decius cuối cùng đã nhận một vị trí trong Hội đồng
An ninh Quốc gia [Phó Trợ lý Tổng thống về Truyền thông Chiến lược – TM], và
ông cho phép mình được lột mặt nạ: Tên của ông là Michael Anton, và ông là cả một
cựu nhân viên của chính quyền Bush và một người ăn diện bảnh bao không biện hộ.
Trong khi đó, Krein cũng bỏ bút danh của mình, và bắt đầu chuẩn bị nội dung cho
số đầu tiên của tờ “American Affairs”, một tạp chí, nhỏ định dạng
cũ, đóng gáy [như tạp chí National Geographic] viết về chính trị nhằm xem xét lại
chính sách ở thời đại của Trump, và sau đó. Krein nói rằng tạp chí “American
Affairs” không cam kết trung thành với Tổng thống, nhưng chắc chắn nó
không phải là không có thiện cảm với ông ấy, đó là một thực tế đã khiến nó
khác hẳn tất cả mọi tạp chí khác hiện nay.
Krein phi thường theo một cách làm cho ông ta có vẻ
không già phi thường nhưng lại trẻ một cách siêu nhiên: Politico gần đây gọi
ông là một thần đồng, dù ông đã ba mươi mốt tuổi. Ông kể trong những bậc thầy
trí tuệ của ông là những nhà khoa học chính trị vô cùng ảnh hưởng như Harvey
Mansfield, người mà ông đã học tại Harvard, và Bill Kristol, một học trò cũ của
Mansfield và người sáng lập tạp chí bảo thủ cực lực chống Trump, The Weekly
Standard. Kristol cũng có mặt ở Harvard Club vào đêm thứ ba, hỗ trợ đệ tử của
mình ngay cả khi ông ta có thể không hoàn toàn ủng hộ dự án tư tưởng của Krein.
Với một nụ cười, Kristol nói Krein, “Thế giới cần có nhiều hơn những tạp
chí lỗ vốn.”
Krein tiếp khách khoảng một giờ trước khi lên sân khấu
để trình bầy về tạp chí của mình, và để giới thiệu hai diễn giả chính của bữa
tiệc: một là doanh nhân và nhà đầu tư Peter Thiel, và hai là nhà khoa học chính
trị và cựu viên chức Bộ Ngoại giao Anne-Marie Slaughter. Không có liên hệ
với tạp chí “American Affairs”, mặc dù cả hai đều rõ ràng quan
tâm đến câu chuyện mà Krein đang cố gắng bắt đầu. Thiel là một người ủng hộ nổi
danh của Tổng thống Trump, và rõ ràng là một người hâm mộ của tạp chí “Sự
vĩ đại của Mỹ”. (Thiel và Anton đã biết nhau từ nhiều chục năm qua, và
Anton nói rằng chính Thiel là người đã giúp ông vào làm việc với Hội đồng An
ninh Quốc gia hiện nay.) Slaughter, ngược lại, là một người kiên định phê
bình chính quyền mới. Họ nói chuyện trong một giờ, và cuộc trò chuyện của họ
không giống như hầu hết các cuộc đối thoại chính trị trong năm 2017: cả hai,
không ai đề cập đến Trump.
Nguồn: DCVOnline tổng hợp
Thiel và Slaughter phần lớn thảo luận về toàn cầu
hóa, ở điểm này, cả hai đều bi quan: Thiel cho rằng toàn cầu hóa đã dẫn đến hiện
tượng “phỏng mẫu hư vô”, trong đó các nước sao chép lẫn nhau thay vì theo đuổi
sự đổi mới; Slaughter lo lắng rằng toàn cầu hóa, đã hứa hẹn một sự thịnh vượng
nó không thể cung cấp, vì thể đã sinh ra “sự tức giận và phẫn uất sâu xa.” Chỉ
gần cuối bài phát biểu, Thiel một cách quanh co, bầy tỏ mối quan tâm về vấn đề
nhập cư hiện là trung tâm trong thời điểm hiện tại, và trong chương trình chính
trị của Trump. Thiel nói,
“Tôi nghĩ rằng đã có một vị trí tự nhiên ủng hộ người
nhập cư vào Hoa Kỳ trong những năm tám mươi, những năm chín mươi, khi kinh tế sự
tăng trưởng nhanh, và càng có nhiều người thì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh
hơn. Và tại một điểm mà nền kinh tế chỉ còn là một chiếc bánh nhất định chúng
ta đã đi đến một cuộc tranh luận rất khác, như hiện hay, nhiều người hơn có thể
có nghĩa là người ta phải chia chiếc bánh ra nhiều phần [nhỏ] hơn. Và đột
nhiên, tất cả phải vào một nhịp điệu rất khác trước.”
Theo quan điểm của Thiel, sự mong muốn để giảm nhập
cư chính là một phản ứng đối với một viến cảnh thay đổi của nền kinh tế Hoa Kỳ.
Trong một nghĩa nào đó, sự đắc cử của Trump đã làm
cho cuộc sống của giới trí thức ủng hộ Trump khó khăn hơn. Nếu ông đã thất cử,
họ sẽ được tự do xây dựng ý tưởng của họ không có Trump trong đó, đồng thời bảo
đảm với những người hoài nghi rằng một chương trình chính trị như vậy sẽ được
ưa chuộng, nếu mà nó đã không bị buộc vào một con người thất thường như Trump vậy.
Với Trump trong Toà Bạch Ốc, giới trí thức biết rằng bất kỳ một biểu hiện chủ
nghĩa dân túy nào cũng có thể được hiểu như là một tuyên bố hỗ trợ cho Tổng thống
Trump và chính sách của ông. Khi xét lại sự đắc cử của Trump đã ảnh hưởng đến tạp
chí “American Affairs” ra sao, Krein nói,
“Như thế phức tạp hơn nhiều. Nhưng rõ ràng, nó cũng
có thể có ảnh hưởng nhiều hơn.”
Nói chung, một tạp chí mới nổi nên cần có cả hai mặt:
thêm sinh lực và có phần hơi kỳ lạ, và tờ “American Affairs” đã
thành công trên cả hai phương diện đó. Trong số đầu tiên, Joshua Mitchell, một
nhà triết học chính trị tại Đại học Georgetown, lập luận rằng Trump có thể định
hướng lại chính sách đối ngoại của Mỹ theo hướng thực tế hơn, “không phải
vì ông ta có một hiểu biết thần học sâu sắc về thế giới, nhưng vì sự vắng mặt,
trong suy nghĩ của Trump, những hiểu biết thần học sâu sắc không hoàn mỹ của
hai người tiền nhiệm.” Anton đóng góp bằng một bài luận văn sửa lại
bài tiểu luận cũ – đã phát hành với bút danh Decius – cho hợp, với ngôn ngữ nhẹ
nhàng hơn, về cách Trump có thể đánh giá lại “trật tự thế giới tự do”. (Anton
đã gửi một e-mail cho biên tập viên của “American Affairs” thừa
nhận tính tách biệt văn học của mình: “Michael Anton là một người dễ thương hơn
nhiều so với Decius, một tên có thể được xếp vào loại đê tiện.”) Và, trong bài
tiểu luận cuối cùng của tạp chí, Krein xét lại tác phẩm của James Burnham, nhân
vật cộng sản [Troskyist] hóa thành bảo thủ ở giai đoạn giữa thế kỷ, cho rằng
chủ nghĩa tư bản đã bị thay thế bằng chủ nghĩa phong cách quản lý, mà ông coi
là kém năng động hơn, và trong một nghĩa nào đó, ít tự do hơn, bởi vì giới quản
lý mới này không phải trả lời trước các cổ đông và cũng không phải trả lời với
khối cử tri. Krein viết:
“Tại thời điểm này, mở rộng “thị trường tự do” không
còn có bất cứ điều gì liên quan với chủ nghĩa tư bản cổ điển của Mỹ. Nó chỉ đơn
giản là sự giải phóng hơn nữa tầng lớp quản lý khỏi bất kỳ một nghĩa vụ
nào đối với cộng đồng chính trị. Tương tự như vậy, chỉ phát huy dân chủ là một
nguyên tắc phổ quát trừu tượng sẽ làm suy yếu chủ quyền của nhân dân Mỹ bằng
cách phủ nhận lợi ích quốc gia như là một cơ sở hợp pháp của chính sách đối ngoại.”
Plautus của The journal of American Greatness.
Nguồn: ABC, Jan 20, 2017. Washington, D.C.
Điểm này, phần lớn, là một phê bình với các dự án
chính trị bảo thủ, hoặc tân bảo thủ. Nhưng theo quan điểm của Krein thì “cánh tả”
thậm chí còn tệ hơn nữa: nó đã trở thành căn cứ chính trị của chủ nghĩa phong
cách quản lý, và do đó đã trở thành ngày càng phụ thuộc vào “chính trị bản sắc”,
là “ý thức hệ duy nhất có thể dung hòa lợi ích của tầng lớp quản lý với
các phân tử của tầng lớp bị khai thác.”
Hy vọng, không được nói thẳng ra trong bài tiểu luận
của Krein, là một Tổng thống như Trump, không bị ràng buộc bởi quy ước chính trị
và không có nợ nần gì với tầng lớp tinh hoa chính trị, có thể trả lại quyền lực
cho “cộng đồng chính trị”, tức là trả lại quyền lực cho người dân.
Trong lúc có mặt vào ngày thứ Năm, tại Hội nghị Hành
động Chính trị Bảo thủ (CPAC), chiến lược gia trưởng của Trump, Steve Bannon,
đã lập luận tương tự, hứa hẹn rằng chính quyền Trump đã cam kết “phân
giải cấu trúc của nhà nước hành chính”.
Trong khi đọc qua “American Affairs”,người
ta khó mà không suy nghĩ liên tục về Trump, nếu chỉ vì mỗi từ ngữ trong tạp
chí này nghe không giống như bất cứ điều gì Trump có thể nói. (“American
Affairs” có vẻ như sẽ không trở thành, như tờ “The New Republic” đã từng
nói là, tạp chí trên các chuyến bay của Air Force One [phi cơ của Tổng thống Mỹ
– TM].)
Nhưng nếu ban biên tập đúng, họ đang chẩn đoán các vấn
đề khiến việc bầu Trump làm Tổng thống đã có thể, và có lẽ không thể tránh được.
Một tạp chí chính trị không nhất thiết phải có ảnh hưởng chính trị để giúp người
đọc – thuộc tất cả mọi khuynh chính trị – hiểu được những gì ông Tổng thống có
thể đang nghĩ tới và sắp thực hiện, và cả “tại sao” nữa.
Nguồn: American Affairs
Tác giả Kelefa Sanneh đã viết cho tạp chí The New
Yorker từ năm 2001
© DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài
từ DCVOnline.net”
*
Nguồn: A New Trumpist Magazine Débuts At The Harvard Club. By Kelefa
Sanneh. The New Yorker, Feb 25 , 2017.
No comments:
Post a Comment