Tú Anh – RFI
Đăng
ngày 23-03-2017
Scotland Yard bắt một loạt 7 nghi can liên quan đến vụ tấn
công gần Nghị Viện Anh ngày 22/03/2017 làm chết 3 người, trong đó có thủ phạm, theo tin mới nhất từ cơ quan chống
khủng bố. Cảnh sát Anh « nghiêng theo giả thuyết Hồi Giáo» là kẻ chủ mưu, cho
dù cho đến sáng nay, chưa có một tổ chức thánh chiến lên tiếng nhìn nhận. Một
chiến dịch truy bắt đã diễn ra trong đêm qua.
Theo
AFP, chỉ huy trưởng cơ quan chống khủng bố của Scotland Yard, Mark Rowley,
thông báo trong đêm qua, an ninh đã mở 6 cuộc lục soát truy tìm đồng lõa tại
Birmingham, Luân Đôn và nhiều nơi khác trên toàn quốc, bắt tổng cộng 7 kẻ tình
nghi.
Ông Mark Rowley cũng điều chỉnh con số
tử vong trong vụ tấn công là có 3 người chết chứ không phải 4 hoặc 5 như báo
cáo chiều hôm qua : thủ phạm, một cảnh sát viên canh gác Quốc hội và một phụ nữ
48 tuổi.
Bảy nạn nhân đang ở trong tình trạng nguy kịch.Trong số 40 người bị thương nặng,
nhẹ, có ba học sinh Pháp nhưng cơn nguy đã qua.
Vụ
tấn công xảy ra vào buổi trưa thứ Tư. Một người đàn ông mặc y phục đen, để râu,
lái xe lao vào đám đông trên cầu Westminster, đối diện với chiếc đồng hồ Big
Ben, rồi rút dao đâm vào cổ một cảnh sát viên và bị bắn hạ khi tìm cách xâm nhập
vào khuôn viên Nghị Viện Anh.
Các
nhà điều tra Anh tập trung tìm hiểu động cơ tấn công, kế hoạch chuẩn bị và truy
tìm đồng lõa.
Từ
Luân Đôn, thông tín viên Daniel Vallot tường thuật :
«
Hiện giờ, cảnh sát Anh Quốc tỏ ra rất thận trọng. Người đứng đầu cơ quan chống
khủng bố, Mark Rowley, chỉ phát biểu tối qua rằng hàng động đó rõ ràng mang
tính chất khủng bố và dấu vết Hồi Giáo cực đoan hiện được ưu tiên điều
tra.
Theo
nhiều hãng truyền thông Anh Quốc, dường như sáng nay (23/03), các nhà điều tra
đã khám soát thành phố Birmingham và tiến hành một số vụ bắt giữ trong khuôn khổ
điều tra. Cảnh sát Anh từ chối cho biết thêm thông tin về nhân thân và quốc tịch
của kẻ khủng bố.
Khi
nhắm vào điện Westminster, rõ ràng kẻ khủng bố đã chọn một địa điểm mang tính
biểu tượng, một nơi tượng trưng cho nền dân chủ nghị viện Anh, nhưng cũng là một
điểm du lịch thu hút vài nghìn người mỗi ngày. Với toàn thế giới, hình ảnh tháp
đồng hồ Big Ben và điện Westminster không thể tách rời khỏi thủ đô Luân Đôn và
thậm chí là của cả Anh Quốc.
Đây
cũng chính là điều mà thủ tướng Anh Theresa may đã phát biểu tối qua : " Kẻ
khủng bố đã chọn đánh vào trái tim thủ đô của chúng ta, nơi tập trung những con
người mang các quốc tịch khác nhau, các tôn giáo khác nhau để ca ngợi những giá
trị tự do và dân chủ " ».
Thủ
tướng Anh Theresa May lên án vụ khủng bố nghiêm trọng nhất tại Liên Hiệp Anh từ
12 năm qua là một « hành động hiểm ác ». (Tháng 7/2012, Luân
Đôn bị một loạt khủng bố tự sát của Al Qaida giết chết 56 người). Tuy nhiên,
tình trạng báo động vẫn giữ ở « cấp 4 » trên thang điểm 5 bậc,
theo tuyên bố của bà Theresa May.
Phản
ứng quốc tế : đồng loạt chia sớt với dân Anh
Phản
ứng đầu tiên đến từ Paris và Washington. Tổng thống Pháp François Hollande và tổng
thống Mỹ Donald Trump gọi điện chia buồn với thủ tướng Theresa May. Tháp Eiffel
tắt hết ánh sáng vào lúc nửa đêm để tỏ tình liên đới. Thủ tướng Canada, Justin
Trudeau, lên án « khủng bố ». Thủ tướng Đức Angela Merkel
tuyên bố sát cánh với « các bạn Anh ». Tổng thống Nga Vladimir
Putin, sáng nay, lên tiếng chia buồn và kêu gọi cộng đồng quốc tế hợp lực diệt
khủng bố. Chính quyền Hồi giáo Iran, qua phát ngôn viên bộ ngoại giao,
cũng hòa nhịp lên án « vụ khủng bố » và kêu gọi « quốc
tế hợp sức » chống khủng bố nhưng đồng thời chỉ trích các nước phương
Tây « cung cấp vũ khí » cho các nhóm thánh chiến.
-------------------------------------
Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017
Năm người trong
đó có một cảnh sát viên đã tử thương và ít nhất 40 người bị thương trong vụ
tấn công khủng bố xảy ra vào đầu giờ chiều thứ Tư 22/03/2017 trước Quốc hội Anh
ở Luân Đôn. Cảnh sát cho biết đã tiêu diệt được hung thủ.
Một
phụ nữ bị thương trên cầu Westminster được người đi đường trợ giúp. Ảnh
Reuters.
Theo
nhiều nhân chứng, kẻ khủng bố trước hết đã lái xe cán lên nhiều người đi bộ
trên chiếc cầu Westminster dẫn đến tòa nhà Quốc hội và tháp Big Ben, điểm du lịch
nổi tiếng của Luân Đôn ; sau đó dùng dao tấn công. AFP dẫn lời Mark
Rowley, người đứng đầu đơn vị cảnh sát chống khủng bố cho
biết dường như hung thủ hành động đơn độc.
Sau đây là những gì
người ta biết được cho đến lúc này :
Các
xe cấp cứu được điều đến. Ảnh Reuters.
Sự kiện :
Vào
đầu giờ chiều, ngay giữa trung tâm thủ đô Anh quốc, một người đàn ông lái chiếc
xe địa hình lao vào những người đi bộ trên cầu Westminster bắc qua sông Thames
(gọi theo tiếng Pháp là Tamise). Sau khi qua khỏi cầu, hắn đâm xe vào vệ đường,
chạy bộ về phía hàng rào của tòa nhà Quốc hội, nơi thủ tướng Theresa May vừa
phát biểu trước các dân biểu. Hung thủ rút dao đâm một cảnh sát viên, và cảnh
sát đã nổ súng vào lúc hắn toan tấn công người cảnh sát thứ hai. Kẻ khủng bố chết
tại chỗ.
Cảnh
sát Luân Đôn nói rằng đã được gọi báo động vào lúc 14 giờ 40 địa phương (cũng
là giờ quốc tế GMT). Một nhân chứng là Jayne Wilkinson kể lại với hãng tin Anh
Press Association : « Chúng tôi đang chụp hình tháp Big Ben,
thì bỗng mọi người hoảng sợ bỏ chạy, và tôi trông thấy một người đàn ông khoảng
bốn mươi tuổi cầm một con dao dài chừng hai tấc. Tiếp theo chúng tôi nghe ba
phát súng nổ, chạy qua bên kia đường, tôi thấy một người đàn ông đẫm máu đang nằm
trên mặt đường ».
Các địa điểm xảy ra khủng
bố
Các
dân biểu ngay lập tức được dồn vào bên trong tòa nhà Quốc hội, sau đó sơ tán
sang trụ sở Scotland Yard nằm gần bên, được cảnh sát vũ trang hùng hậu hộ tống.
Downing Street loan báo thủ tướng Theresa May bình an vô sự. Các hình ảnh trên
mạng cho thấy bà nhanh chóng rời Quốc hội trên xe công vụ, và sau đó chuẩn bị họp
khẩn.
Các nạn nhân :
Ngoài
hung thủ đã bị tiêu diệt, có bốn người chết trong đó có một cảnh sát
viên và 40 người bị thương. Ba học sinh Pháp của trường Saint-Joseph de
Concarneau đi tham quan do trường tổ chức, nằm trong những người bị thương này,
trong đó có hai học sinh bị thương nặng. Ngay trong buổi tối tổng thống
Pháp đã cho một chiềc máy bay chở thân nhân ba học sinh này sang Luân
Đôn.
Dân
biểu Tobias Ellwood cố gắng cứu người cảnh sát bị thương nhưng không thành công.
Ảnh Actu 17
Cơ
quan cấp cứu thủ đô Anh cho biết có ít nhất mười nạn nhân được sơ cứu ngay trên
cầu Westminster, một trực thăng y tế được nhanh chóng điều đến. Một phụ nữ nhảy
xuống sông bị thương nặng đã được vớt lên.
Tính chất khủng bố :
Scotland
Yard đánh giá đây là một vụ khủng bố. Cuộc điều tra được giao phó cho đơn vị cảnh
sát chống khủng bố, lực lượng cảnh sát tuần tra được tăng cường trên đường phố
Luân Đôn.
Hình
ảnh gây phẫn nộ trên Twitter: Một phụ nữ Hồi giáo thản nhiên đi ngang nơi một nạn
nhân nằm.
Ngay
sau vụ tấn công, cảnh sát cho sơ tán đám đông trên cầu Westminster và đóng cửa
trạm xe điện ngầm cùng tên.
Tại
Quốc hội Scotland ở Edimbourg, cuộc tranh luận liên quan đến trưng cầu dân ý về
việc đòi độc lập đã bị cắt ngang để thông báo vụ khủng bố Luân Đôn. Cảnh sát kiểm
tra lại an ninh ở Holyrood, khu vực có trụ sở Quốc hội.
Vụ
khủng bố Luân Đôn xảy ra đúng vào ngày nước Bỉ kỷ niệm một năm các vụ tấn công
tại Bruxelles hôm 22/03/2016 làm 32 người chết.
Publié
par Thuymy Rfi à 22:39
No comments:
Post a Comment