Trà
Mi dịch
Posted on February
28, 2017 by editor — 1
Comment
rong suốt cuộc vận động tranh cử năm 2016, Donald
Trump đã khoe nhiều về kinh nghiệm kinh doanh của mình, ông tuyên bố đã “cả
đời tạo công ăn việc làm và xây dựng lại các khu phố.”
Trump và cố vấn. Mark Lennihan/AP Photo
Thực tế ông thuộc giới kinh doanh chứ không phải là
một chính trị gia chuyên nghiệp là một cái gì đó có sức hấp dẫn được rất nhiều
người ủng hộ ông.
Thật dễ dàng để hiểu được sự hấp dẫn của một Tổng thống
là Giám đốc Điều hành. Điều không thể tranh cãi được là Tổng thống
Hoa Kỳ là Giám đốc Điều hành của một cấu trúc toàn cầu, khổng lồ, phức tạp gọi
là Chính phủ Liên bang. Và nếu hiệu suất của nền kinh tế quốc gia rất quan trọng
cho hạnh phúc của tất cả người dân thì tại sao lại không tin rằng kinh nghiệm
điều hành một công ty lớn của Trump sẽ cho ông hành trang để quản lý một quốc
gia có hiệu quả?
Tuy nhiên, thay vì một là “bộ máy trơn tru”, những
tuần đầu của chính quyền Trump đã cho thấy một Toà Bạch Ốc hỗn loạn, vô tổ chức
và đủ mọi chuyện lộn xộn và không có hiệu quả. Ví dụ như sự vội vã ký sắc lệnh
không rõ ràng, một toán chuyên gia an ninh quốc gia rối loạn chức năng cùng những
thông điệp không rõ ràng và mâu thuẫn bắt nguồn từ nhiều phát ngôn viên hành
chính, thường đụng độ mâu thuẫn với tin nhắn (tweets) của chính Tổng thống.
Thượng nghị sĩ John McCain tóm gọn cảm tưởng ngày
càng tăng, ngay cả một số đảng viên Cộng hòa đang cảm thấy: “Không ai
biết ai là người chịu trách nhiệm.”
Vậy tại sao lại có những mâu thuẫn giữa kinh nghiệm
kinh doanh và phong cách quản lý hỗn loạn của Trump?
Thứ nhất, Trump không phải là một Giám đốc Điều hành
đúng nghĩa. Nghĩa là ông ấy chưa khi nào điều hành một công ty công, lớn có nhiều
cổ đông và có một Hội đồng quản trị (HĐQT) mà ông ấy có trách nhiệm phải trả lời.
Thay vào đó, ông là người đứng đầu của một mạng lưới kinh doanh thuộc quyền sở
hữu của riêng gia đình Trump. Bất kể những danh hiệu ông đã tự phong, có thể
nói, vai trò đó không trang bị ông đủ để đối phó với những đòi hỏi của vai trò
Tổng thống.
Trách
nhiệm với công chúng
Vài năm trước đây, Hội Luật Sư Hoa Kỳ mời tôi viết để
giúp những luật sư xí nghiệp trẻ hiểu về hoạt động của thế giới kinh doanh, tôi
đã tìm hiểu, xem xét sự khác biệt giữa những công ty tư nhân và các công ty
công một cách chi tiết. Dựa trên nghiên cứu đó, tôi muốn trình bầy một tập hợp
quan trọng của sự khác biệt giữa những công ty công và doanh nghiệp tư nhân, và
nó có nghĩa gì đối với Trump.
Công ty công là các công ty bán cổ phiếu qua sàn
giao dịch hay bằng những cách đơn giản hơn như hệ thống đại lý, v.v.. Để bảo vệ
giới đầu tư, chính phủ đã thành lập Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái (SEC); cơ
quan này áp đặt một giao ước minh bạch cho những công ty công nhưng không áp dụng
với các doanh nghiệp tư nhân, ví dụ như “Trump Organization”.
Ví dụ, SEC yêu cầu các Giám đốc Điều hành của công
ty công phải chứng minh đầy đủ và công khai tình hình tài chính của công ty. Phải
có những phúc trình thường niên 10-K, báo cáo mỗi quý 10-Q và thỉnh thoảng phải
có phúc trình đặc biệt 8-K yêu cầu tiết lộ kinh phí hoạt động, những quan hệ đối
tác (kinh doanh) quan trọng, nợ, chiến lược, rủi ro và kế hoạch.
Ngoài ra, một hãng độc lập do Hội đồng Giám sát Kế
toán Công ty Công giám sát sẽ tiến hành một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính để
bảo đảm tính xuyên suốt và chính xác của tất cả những phúc trình báo cáo của
công ty công.
Giám đốc Truyền thông và phát ngôn viên Sean Spicer, trái, đứng với Tổng
thống Hoa Kỳ Donald Trump sau một cuộc phỏng vấn với Reuters tại Phòng Bầu dục
tại Toà Bạch ốc ở Washington, ngày 23 tháng hai, 2017. Nguồn: JONATHAN ERNST /
REUTERS
Cuối cùng, Giám đốc Điều hành, cùng với Giám đốc Tài
chính, là những người chịu trách nhiệm trước pháp lý nếu có sự giả mạo hoặc
xào nấu trong những báo cáo của công ty công. Hãy nhớ lại scandal Enron năm
2001? Giám đốc Điều hành Jeffrey Skilling đã bị kết tội âm mưu, gian lận và
giao dịch nội gián và lúc đầu đã bị kết án 24 năm tù giam.
Quản
trị nội bộ
Và còn có vấn đề quản trị nội bộ.
Giám đốc Điều hành của một công ty công bị ràng buộc
bằng một loạt những trách nhiệm ở nhiều mực độ khác nhau, nhưng luôn luôn bị
giám sát ở một mức độ đáng kể. Dĩ nhiên còn có HĐQT để xem xét tất cả các quyết
định chiến lược quan trọng, ngoài những nhiệm vụ khác. Và còn có những ủy ban
khác – để đánh giá hiệu suất và quyết định lương bổng của Giám đốc Điều hành –
gồm toàn những Giám đốc độc lập bên ngoài công ty không có bất kỳ một sự tham
gia nào trong hoạt động kinh doanh của công ty công đó.
Tất cả các loại quyết định của Giám đốc Điều hành, gồm
việc sáp nhập với và mua lại công ty khác, những thay đổi trong hiến chương, và
gói lương bổng cho nhân viên ban giám đốc công ty, đều phải có ý kiến của cổ
đông và những thành viên HĐQT.
Ngoài ra, đạo luật Dodd-Frank 2010 hiện đang đòi hỏi
– cổ đông thường phải bỏ phiếu quyết định những gói lương bổng cho những Giám đốc
Điều hành hàng đầu trong công ty.
Và sau đó là thực tế quan trọng này: các hãng điều
hành tốt có khuynh hướng đạt hiệu suất cao hơn những công ty quản lý kém, sự
khác biệt thường đáng kể. Và đó là vì các yếu tố như một HĐQT mạnh hơn, minh bạch
hơn, có trách nhiệm với cổ đông, và xuyên suốt trong những cuộc kiểm toán toàn
diện và độc lập, v.v..
Cơ
sở kinh doanh của Trump
Không một ràng buộc nào đã liệt kê trên đây áp dụng
vào trường hợp ông Trump, chủ nhân, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc của Tổ chức
Trump, một công ty của gia đình có trách nhiệm hữu hạn (LLC) đã có và điều hành
hàng trăm doanh nghiệp liên quan đến bất động sản, khách sạn, sân golf, cho
thuê máy bay phản lực, tổ chức thi hoa hậu và thậm chí làm cả nước lọc đóng
chai.
Trách nhiệm hữu hạn đặc biệt đặt ra để tạo lợi thế về
thuế quan cho chủ nhân, với sự linh hoạt và bảo vệ tài chính và pháp lý tối đa
nhưng không có những lợi ích (như tiếp cận thị trường vốn cổ phần) hoặc bị ràng
buộc nhiều như một công ty công.
Ví dụ, như tôi đã nói ở trên, một Giám đốc Điều hành
của công ty công có trách nhiệm trước pháp luật để người khác giám sát của các
hậu quả tài chính vì những quyết định của mình. Như vậy, những CEO đều biết được
giá trị của việc có một toán điều hành giỏi có thể giữ vai trò tư vấn và tham
gia vào các quyết định chiến lược quan trọng.
Trump, ngược lại, là người đứng đầu của một doanh
nghiệp của riêng gia đình không chịu trách nhiệm với ai và được biết là ông đã
điều hành doanh nghiệp của ông theo cách đó. Nhân viên ban điều hành công ty của
ông gồm con ông và những nhân viên trung thành với ông, và thẩm quyền quyết định
của Trump không hề bị ràng buộc vì bất cứ một cơ chế quản trị nội bộ nào. Các
quyết định liên quan đến khai trương hay đóng cửa doanh nghiệp, vay bao nhiêu
tiền và ở lãi suất nào, làm thế nào để tiếp thị sản phẩm và dịch vụ, và ngay cả
đến việc trả nợ cho giới cung cấp hoặc đối xử với khách hàng ra sao đều là những
quyết định ở cấp cao và không bị xem xét, tra vấn.
Rõ ràng, những
kinh nghiệm của Trump không phải là hành trang đủ để cho ông làm Tổng thống và
có trách nhiệm giải thích với lập pháp, và tư pháp và cuối cùng là với
cử tri.
Một khía cạnh
quan trọng của các công ty công cộng là khái niệm về tính minh bạch và mức độ
mà nó bó buộc có trách nhiệm giải trình.
Sự thiếu minh bạch và sự miễn cưỡng công khai là đặc
trưng của sắc lệnh cấm nhập cư của Trump đã nhanh chóng bị tòa án liên bang lật
ngược tại. Khuynh hướng muốn giữ bí mật đã thể hiện trong suốt cuộc vận động
tranh cử, chẳng hạn như khi ông từ chối tiết lộ về tình trạng sức khỏe của mình
hoặc không chịu công bố bất kỳ hồ sơ khai thuế nào của ông.
Trong khi không có luật nào đòi hỏi một ứng cử viên
phải tiết lộ hồ sơ thuế hoặc tình trạng sức khỏe, nhưng sự thiếu minh bạch dó của
ông Trump đã không cho cử tri Mỹ biết một số thông tin có thể rất quan trọng.
Và sự tiếp tục thiếu minh bạch của Trump khi đã là Tổng tống khiến các chuyên
gia và cố vấn đều mù mờ, dẫn đến những tình trạng nhầm lẫn, những thông điệp
mâu thuẫn và sự rối loạn chức năng là đặc điểm của những tuần đầu trong nhiệm kỳ
Tổng thống thứ 45. Và, tất nhiên, điều này có thể nhanh chóng dẫn đến sự liên tục
xói mòn lòng tin của công chúng.
Cũng cần lưu ý, Trump đã một lần thử hoạt động với cấu
trúc của một công ty công công khi xây Khách sạn và Sòng bạc Trump. Và đó là một
đại thảm họa, dẫn đến năm lần khai phá sản trước khi mất hết, trong khi các
công ty sòng bạc khác đều phát triển mạnh. Giới đầu tư công bỏ qua tất cả các dấu
hiệu khác chỉ quan tâm đến độ quyến rũ của thương hiệu Trump, và kết quả là họ
đã mất hàng triệu đô la. Trong khi đó Trump tự phân bổ cho mình một mức lương
và tiền thưởng khổng lồ, hưởng đặc quyền của công ty và những mối giao dịch mua
bán đặc biệt.
Kinh nghiệm nêu trên đặc biệt nói rõ với cổ đông là
thay vì chịu trách nhiệm ủy thác vì lợi ích tốt nhất cho/của công ty, Trump đã
nói, “Tôi làm lợi cho bản thân tôi.”
Không cần phải quá ngây thơ ở đây.
Một số CEO cũng tập trung quyền lực ở cao độ, họ
mong nhân viên vâng lời chứ không cần những đóng góp trực tiếp của họ. Tất cả
các Giám đốc Điều hành kinh doanh mong nhân viên dưới quyền cùng chia sẻ cam kết
vì các mục tiêu của công ty và họ quý trọng sự tin cậy, hợp tác và lòng trung
thành của cấp dưới.
Nhưng sự tham gia của những tiếng nói khác nhau với
quan điểm đa dạng về nguồn gốc và các lĩnh vực chuyên môn khác nhau sẽ
nâng cao chất lượng của quyết định sau cùng. Quyết định bốc đồng của một cá
nhân hay của một nhóm nhỏ của những người xu nịnh có thể và thường xuyên sẽ dẫn
đến kết quả tai hại.
Tương
lai là gì?
Hầu như mọi tổng thống Hoa Kỳ, từ những nhân vật vĩ
đại đến những người tầm thường và thậm chí tai hại, đều đã xuất thân từ một
trong hai nhóm: chính khách chuyên nghiệp hoặc các tướng lãnh chuyên nghiệp. Vậy
tại sao không lại không thể có một CEO?
Tuy nhiên, có kinh nghiệm ở chính trường cũng không
bảo đảm được sẽ có một nhiệm kỳ tổng thống có hiệu quả. Abraham Lincoln, đều được
giới sử học đồng thuận cho là vị cho tổng thống xuất sắc nhất từ trước đến nay,
là một chính khách chuyên nghiệp, nhưng người kế nhiệm tệ hại của ông, Tổng thống
Andrew Johnson, cũng là một chính trị gia chuyên nghiệp.
Tương tự như vậy, chúng ta có thể nghĩ ra rất nhiều đặc
điểm của một Giám đốc Điều hành công ty hiệu quả có thể giúp người ta làm một tổng
thống tốt: tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, tính nhạy bén trong quản
trị nội bộ và cam kết đặt lợi ích chung của công ty cao hơn và việc mưu cầu tư
lợi.
Đáng buồn thay, đó không phải là kinh nghiệm của
Trump. Kinh nghiệm của ông là giám sát một mớ bòng bong những công ty trách nhiệm
hữu hạn và một đại thất bại khi làm Giám đốc Điều hành của một công ty công cho
thấy một quá khứ quá nghèo nàn để làm Giám đốc Điều hành quốc gia Hoa Kỳ. Như vậy, “không
ai biết ai là người chịu trách nhiệm” có thể là câu thần chú cho những
năm tới.
*
Tác giả Bert Spector là giáo sư về Kinh doanh và Chiến
lược Quốc tế tại Trường Kinh doanh D’Amore-McKim, Đại học Northeastern. Bài
này đăng trên The Conversation.
© 2017 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài
từ DCVOnline.net”
*
Nguồn: What CEO? Trump’s Business Background Didn’t Prepare Him For
Presidency. By Bert Spector. NewsWeek.com, 2/26/17.
No comments:
Post a Comment