LS Nguyễn Văn Thân
Posted
by adminbasam on
04/03/2017
Theo
viện nghiên cứu kinh tế McKinsey, Việt là nước hưởng lợi nhiều nhất từ TPP
với GDP tăng hơn 10% và xuất cảng 30% trong một thập niên. Câu hỏi đặt ra là
không có TPP, Việt Nam có cần tiến hành cải cách theo đúng quy định cạnh tranh
công bằng của các hiệp định thương mại tự do hay không và cụ thể là bảo vệ quyền
lao động và môi trường. Trong hoàn cảnh hiện nay với thảm họa Formosa và tình
trạng môi trường ô nhiễm ngày càng nặng khắp mọi nơi, bảo vệ môi trường sẽ là một
thách thức sống còn của người dân Việt Nam.
Hiệp
định Thương Mại Tự do giữa Việt Nam và Liên Âu (EVFTA) đã kết thúc vào ngày
1/12/2015 và văn bản EVFTA đã được công bố vào ngày 1/2/2016. Dự trù là
EVFTA sẽ có hiệu lực trong năm 2018. Câu hỏi đặt ra là EVFTA sẽ có
tác động gì đến quyền lao động và môi trường? Nó có thể thay thế TPP để giúp Việt
Nam phát triển kinh tế và thoát khỏi cái bóng của Trung Quốc hay không?
Ảnh minh họa. Nguồn:
EZ Law
Ngay
sau ngày 30/4/1975, Châu Âu đã có tiếp xúc và viện trợ kinh tế cho Việt Nam trị
giá khoảng 110 triệu Mỹ kim. Viện trợ bị ngưng khi Việt Nam xâm chiếm Cam Bốt
vào năm 1979. Sau một thập niên chiếm đóng, Việt Nam rút quân vào năm 1989 mở
đường cho việc thành lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Liên Âu vào ngày
28/11/1990. Quan hệ phát triển tốt đẹp nên tới ngày 17/7/1995, hai bên tiến
hành kỵ hiệp định khung về hợp tác thành lập các nguyên tắc căn bản nhằm thúc đẩy
quan hệ Việt Nam – Liên Âu đi xa hơn nữa. Tới năm 2001, Liên Ấu bắt đầu nêu
nhân quyền là một vấn đề căn bản nếu Việt Nam muốn đẩy mạnh quan hệ. Tới năm
2003, Việt Nam đồng ý với đề nghị của Liên Âu thành lập cơ chế đối thoại chính
thức và định kỳ về nhân quyền một năm 2 lần và nâng cấp đối thoại từ chuyên
viên lên cấp Bộ Ngoại Giao và Đại Sứ. Đáp lại, Hội đồng Châu Âu thông qua các
quy định về hệ thống ưu đãi thuế quan giúp Việt Nam xâm nhập thị trường chung
Châu Âu. Vào tháng 5 năm 2007, hai bên tiến hành đàm phán một hiệp định khung Đối
Tác và Hợp Tác Toàn diện (Partnership and Co-Operation Agreement hoặc PCA). PCA
hoàn tất và được ký kết vào năm 2010. Trong khuôn khổ PCA, Liên Âu cho phép Việt
Nam tiếp cận thuận lợi hơn thị trường Liên Âu qua quy chế thuế quan ưu đãi và
viện trợ kinh tế giúp Việt Nam phát triển. Trong năm 2010, Liên Âu hứa viện
trợ cho Việt Nam 900 triệu Euro (1.12 tỷ Mỹ kim) cũng là phần thưởng sau khi Việt
Nam ký PCA.
Vào
tháng 10 năm 2012, Liên Âu bắt đầu đàm phán Hiệp Định Thương mại Tự do (FTA) với
Việt Nam. Trước đó vào năm 2009 thì EU cũng đã bắt đầu đàm phán FTA với
Singapore và Mã Lai. Liên Âu hoàn tất đàm phán FTA với Singapore vào năm 2015.
Trong khi đó, tiến trình đàm phán với Việt Nam chỉ kéo dài 3 năm và cũng kết
thúc vào cuối năm 2015. Điều này phù hợp với chính sách của Liên Âu là tiến
hành đàm phán với từng quốc gia trong Khối ASEAN.
Văn
bản EVFTA gồm có 21 chương bao gồm nhiều đề tài gồm có quy định hải quan, rào cản
kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh, thị trường dịch vụ, đầu tư, e-commerce, mua sắm
chính phủ, công ty quốc doanh, chính sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, hòa giải
tranh chấp, phát triển bền vững và nguyên tắc minh bạch. Dưới EVFTA, Liên Âu và
Việt Nam đồng ý tháo gỡ 99% các loại rào cản thuế quan qua một lộ trình dài từ
7 tới 10 năm. Ngoài ra, hai bên cũng đồng ý hạ giảm rào cản kỹ thuật phi thuế
quan. Việt Nam sẽ là quốc gia đầu tiên công nhận nhãn hiệu ”Made in EU” cho mọi
sản phẩm ngoại trừ nông phẩm và dược phẩm. Một số thương hiệu mang tính địa lý
chẳng hạn như trà Mộc Châu và cà phê Ban Mê Thuộc của Việt Nam sẽ được
Liên Âu công nhận. Các công ty của Liên Âu sẽ có quyền đấu thầu các công trình
công cộng gồm có xây dựng cơ sở hạ tầng, tham gia vào các dự án của doanh nghiệp
nhà nước ví dụ như các công ty cung cấp điện lực và đường sắt cùng với 34 bệnh
viện công cộng và các dự án của hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Việt
Nam cũng cam kết bảo vệ sở hữu trí tuệ ở mức độ cao và mở cửa thị trường dịch vụ
gồm có thư tín, vận chuyển, tài chánh, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng hải và
bảo vệ môi trường.
Việt
Nam cũng hưởng được nhiều quyền lợi từ EVFTA. Liên Âu hiện là thị trường xuất cảng
đứng thứ hai với 19% chỉ sau Mỹ với 21%. Cán cân mậu dịch nghiêng về Việt Nam
khá nhiều với tỷ lệ xuất nhập cảng là 21.3 tỷ và 5.8 tỷ Mỹ kim trong năm 2013,
22.2 tỷ và 6.2 tỷ trong năm 2014 và 30 tỷ và 8.4 tỷ trong năm 2015. Tức Việt
Nam xuất siêu sang Liên Âu gần 22 tỷ Mỹ kim xấp xỉ với con số nhập siêu của Việt
Nam từ Trung Quốc. Liên Âu hiện đang là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam với
hơn 2,000 dự án đầu tư trị giá gần 40 tỷ Mỹ kim. Liên Âu cũng là một trong
những nguồn viện trợ lớn nhất của Việt Nam. Trong năm 2015, Liên Âu cam kết
là sẽ tăng mức viện trợ không bồi hoàn cho Việt Nam từ 300 triệu Euro đến 400
triệu Euro cho khoảng thời gian từ 2014 – 2020 và sẽ sớm công nhận diện kinh tế
thị trường khi Việt Nam đạt đủ điều kiện. Hơn nữa, EVFTA sẽ cho Việt Nam
điều kiện xâm nhập thị trường 500 triệu người tiêu thụ tương đối khá giả. Các
ngành như may dệt, giầy dép, cà phê, hải sản, đồ gỗ có cơ hội gia tăng xuất cảng
mạnh.
Thứ
hai, thị trường Việt Nam và Liên Âu mang tính bổ sung chớ không cạnh tranh với
nhau. Việt Nam nhập cảng sản phẩm công nghệ cao từ Liên Âu gồm có thiết bị, máy
móc, xe hơi, dược phẩm…Việt Nam có cơ hội tiếp cận công nghệ khoa học kỹ thuật
tân tiến nâng cao năng suất lao động rất cần thiết trong tiến trình phát triển
kinh tế. EVFTA có tiềm năng gia tăng đầu tư từ Liên Âu nhiều hơn nữa vào Việt
Nam. Có nghĩa là với cả tiền vốn và công nghệ từ Liên Âu, Việt Nam có thể trở
thành một trong những thị trường năng động và hấp dẫn cho giới thương mại và đầu
tư quốc tế.
Thứ
ba, Liên Âu sẽ mang đến Việt Nam nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong các dịch
vụ tài chánh, bảo hiểm, viễn thông, năng lượng và vận chuyển hàng hải. Nếu biết
tận dụng thì Việt Nam có thể trở thành cầu nối giữa thị trường Liên Âu và các
quốc gia trong Khối ASEAN.
Dĩ
nhiên là bên cạnh đó cũng có nhiều thách thức. Doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt
là các doanh nghiệp dịch vụ như ngành vận chuyển, logistics, cảng biển, tài
chánh, bảo hiểm sẽ chịu sức ép cạnh tranh ngay trên sân nhà. Về kinh nghiệm và
kỹ năng quản trị cùng với phẩm chất và vốn liếng cao, các đại công ty của Liên
Âu sẽ dễ dàng đánh bại công ty quốc doanh của Việt Nam vốn là một môi trường
tham nhũng béo bỡ cho nhiều quan chức cán bộ. Giới tiêu thụ Châu Âu thuộc loại
khó tính về mặt phẩm chất và vệ sinh. Các mặt hành xuất cảng rẻ tiền của Việt
Nam có thể không đáp ứng được tiêu chuẩn cao của họ. EVFTA đòi hỏi Việt Nam
tuân thủ các điều khoản quy định về vệ sinh, lao động và môi trường. Có nghĩa
là gia tăng giá thành sản phẩm đáng kể cho các mặt hàng xuất cảng. Doanh nghiệp
Việt Nam nếu không cạnh tranh nỗi có thệ bị thôn tính, trừ khi Việt Nam tiến
hành cải cách sâu rộng và toàn diện nhằm gia tăng mạnh mẽ năng suất lao động và
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Bằng không thì EVFTA có thể đẩy Việt
Nam vào bẫy thu nhập thấp và trở thành gia công cho một Liên Âu giàu có.
Điều
khoản nhân quyền (Human Rights Clause)
Theo
Điều 1 của PCA, Việt Nam cam kết tôn trọng những giá trị và nguyên tắc dân chủ
và nhân quyền theo đúng tinh thần của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Chương 15
của EVFTA nói về Giao Thương và Phát Triển Bền Vững gồm có các điều khoản về
trách nhiệm bảo vệ quyền lao động và môi trường tương tự như TPP. Hai bên cảm kết
tuân thủ và thi hành 4 tiêu chuẩn lao động căn bản của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế
ILO gồm có quyền tự do thành lập nghiệp đoàn độc lập và thương lượng tập thể,
ngăn cấm mọi hình thức cưỡng bức lao động và lao động trẻ con, và mọi hình thức
kỳ thị tại nơi làm việc. Về môi trường, hai bên cam kết tiến hành phê chuẩn mọi
Công Ước liên quan tới trách nhiệm bảo vệ môi trường chẳng hạn như Công Ước về
Đa Dạng Sinh Học (Convention on Biological Diversity) cà Công Ước Khung Liên Hiệp
Quốc về Biến Đổi Khí Hậu (UN Framework Convetion on Climate Change).
Chương
18 của EVFTA nói về nguyên tắc minh bạch. Dưới các điều khoản của chương này,
hai bên cam kết tuân thủ nguyên tắc kiểm soát và giải trình với công chúng. Mọi
quyết định và thông tin lập pháp và hành chánh liên quan tới VEFTA phải được phổ
biến rộng rãi và hai bên phải thành lập cơ chế tiếp nhận ý kiến đóng góp và phê
bình.
Tuy nhiên đối với Việt
Nam, cái gì viết trên văn bản và chuyện xảy ra trên thực tế thường có một khoảng
cách rất xa. Với bản chất
lươn lẹo và côn đồ thì không có gì bảo đảm rằng Đảng CSVN sẽ thật sự
tuân thủ và thihành cam kết về quyền lao động và môi trường theo quy định của
EVFTA. Bằng
chứng là chỉ một ngày sau khi phái đoàn nhân quyền của Liên Âu tới Việt Nam vào
tháng 12 năm 2015 và nói chuyện với một số nhà hoạt động nhân quyền như Ls Nguyễn
Văn Đài thì nhà cầm quyền đã bắt giữ Ls Đài và cộng sự Lê Thu Hà rồi giam giữ họ
hơn cả năm mà vẫn chưa chính thức đưa ra tòa truy tố. Ít ra với TPP, Hoa Kỳ
ép Việt Nam ký hàng loạt thỏa thuận riêng nhằm để trừng phạt nếu Hà Nội
giở trò. Trong khi đó thì EVFTA không đặt nặng vấn đề roi vọt mà chỉ khuyến
khích và nhắc nhở. Xem ra, con đường đấu tranh chống độc tài đảng trị đòi lại
quyền làm người và cho một đất nước Việt Nam giàu mạnh, văn minh và tiến bộ hãy
còn khá dài.
No comments:
Post a Comment