Monday, March 20, 2017

CÁC QUAN CHỨC CỘNG SẢN ĐÃ TRỞ THÀNH "SIÊU GIÀU" BẰNG CÁCH NÀO ? (Vũ Đông Hà - Danlambao)





15 năm qua, từ ngày Phan Văn Khải ký nghị định làm giàu đảng viên đến nay, một giai cấp mới mang tên tư bản đỏ được hình thành. Con đường tự diễn biến, tự chuyển hóa từ vô sản đến tư bản được đảng cộng sản hoàn tất đại thành công theo tiến trình: "tài sản của nhân dân => tài sản của nhà nước => tài sản của đảng => tài sản của đảng viên"

Con đường làm giàu được bảo kê bằng chính sách này có tên gọi là cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Gồm những bước như sau:

Bước 1: Trước hết, nhân danh nhà nước quản lý toàn bộ tài sản quốc gia, các quan chức cộng sản thành lập các DNNN và toàn quyền sử dụng công quỹ của quốc gia cho các doanh nghiệp này. Nhà nước vừa quản lý vừa làm chủ doanh nghiệp.

Bước 2: Để vừa là "nhà nước ta" vừa là "đảng ta" sở hữu chủ doanh nghiệp, Bộ Chính trị đảng CSVN đã ban hành Quyết định số 48-QĐ/TW, thành lập Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương. Trực thuộc Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương có 35 đảng bộ các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị với hơn 80000 đảng viên. (1)

Bước 3: Các quan chức thương lượng, dàn xếp những vị trí to, vừa, nhỏ cho cán bộ, đảng viên từ trung ương đến địa phương ngồi vào. Như mọi cơ cấu khác trong xã hội cộng sản, DNNN lúc nào cũng có 2 loại ghế - ghế điều hành và ghế chính ủy, nhưng tất cả đều quy về một mối: đảng. Lấy nhân sự của Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN làm ví dụ (2): EVN có một BCH đảng bộ gồm 27 đảng viên. Đứng đầu là Dương Quang Thành, vừa là Bí thư Đảng ủy vừa là Chủ tịch EVN. Phó Bí thư đảng ủy là Đặng Hoàng An, kiêm luôn Tổng giám đốc EVN. Bên cạnh BCH đảng bộ, EVN còn có các bộ phận khác trong đó có cả Ban Tuyên giáo!

Khi bước này hoàn tất thì trên thực tế toàn bộ tài sản của nhân dân đã lọt vào tay đảng cộng sản.

Bước 4: Biến tài sản của đảng thành tài sản của cá nhân đảng viên. Trong suốt thời gian làm ăn của DNNN, ở một số doanh nghiệp, các cán bộ tìm nhiều cách tạo ra những đề án mà mục đích chính là để tham ô. Kết quả là doanh nghiệp đi xuống nhưng sự nghiệp làm giàu của cán bộ đi lên. Một số khác nhìn xa hơn, thấy được lợi điểm của độc quyền làm ăn nên phát triển doanh nghiệp và sau đó cấu kết với nhau rút rỉa lợi nhuận của DNNN vào túi riêng. Tuy nhiên, cách nào đi nữa thì tài sản, lợi nhuận trên nguyên tắc vẫn là của tập thể đảng, mỗi cán bộ chỉ có thể "ăn" được theo thời gian của nhiệm kỳ. Làm thế nào để tài sản hay một phần tài sản của doanh nghiệp nhà nước chính thức trở thành tài sản của cán bộ một cách hợp pháp và vĩnh viễn? Kế sách của đảng cộng sản là:

Đẻ ra Nghị định 64/2002 (3).

Nghị định này ra đời 15 năm về trước để "chính sách hóa" mưu đồ thực hiện giai đoạn cuối của tiến trình "tài sản của nhân dân => tài sản của nhà nước => tài sản của đảng => tài sản của đảng viên". Tài sản được chuyển giao cho đảng viên qua cái gọi là "chuyển doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thành công ty cổ phần, hay cổ phần hóa DNNN."

Nghị định này do Phan Văn Khải ký vào ngày 19/06/2002.

Mục đích trên giấy tờ của nghị định này là:

"Góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp; tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và của doanh nghiệp."

Tuy nhiên, đó là trò mị dân. Trên thực tế chẳng có "đông đảo người lao động" nào có tiền để mua cổ phần sở hữu, hoặc có tiền cũng chẳng được sờ đến một cổ phần. Tất cả đều lọt vào tay của các cán bộ qua sự thống trị của Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương cũng như đảng bộ tại mỗi DNNN.

Mị dân và lừa đảo tương tự như vậy với mục tiêu thứ 2:

"Phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của các cổ đông; tăng cường sự giám sát của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động."

Một lần nữa, mục tiêu thật sự của điều trên là chuyển quyền làm chủ cho các cá nhân cán bộ cộng sản.

Bước 5: Thực hiện quy trình làm giàu cá nhân bằng Nghị định 64/2002

Cách thức biến của công thành của tư được nghị định 64/2002 đưa ra như sau: 1. Giữ nguyên vốn nhà nước, phát hành thêm cổ phiếu; 2. Bán một phần vốn nhà nước; 3. Bán toàn bộ vốn nhà nước.

a- Bán bao nhiêu?

Trước hết các quan chức tự cho mình quyền định giá: "Cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp quyết định thành lập Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, hoặc lựa chọn Công ty kiểm toán, tổ chức kinh tế có chức năng định giá để doanh nghiệp cổ phần hóa ký hợp đồng xác định giá trị doanh nghiệp."

Trên thực tế, việc định giá, quyết định bộ phận tay sai nào định giá hoàn toàn nằm trong tay của Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương và BCH đảng bộ DNNN.

Giá trị của doanh nghiệp trị giá 10 triệu đô thì các quan chức thoải mái (vì có thẩm quyền) hạ giá còn 1 triệu đô, hoặc cho nó còn xuống $1, ai cấm!? Cần rõ thêm một điều là trước khi hạ giá, các quan chức còn cố tình tung tin, khai báo DNNN bị thua lỗ để phản ảnh "đúng đắn" giá trị đụng đáy của doanh nghiệp trước khi tiến hành cổ phần hóa. Sau khi cổ phần hóa và thu tóm tài sản về tay mình thì như phép lạ, doanh nghiệp nhà nước lại tăng trưởng, lời nhiều và giá trị cổ phần tăng vọt ở mức luỹ thừa.

b- Ai mua?

Sau khi định giá bèo xong thì những ai được xếp hàng trước để mua cổ phần?

Theo Nghị định 64/2002, "Việc bán cổ phần và thực hiện chính sách ưu đãi về giá bán cổ phần cho người lao động trong doanh nghiệp, người sản xuất và cung cấp nguyên liệu do doanh nghiệp cổ phần hóa đảm nhận".

"Chính sách ưu đãi" này là gì và "người lao động trong doanh nghiệp" là ai?

Theo Nguyễn Duy Long, Tổ trưởng Ban soạn thảo Dự thảo Nghị định chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần (4):

Theo quy định về cổ phần hóa được thực hiện thí điểm từ năm 1992, lãnh đạo doanh nghiệp được mua cổ phần của doanh nghiệp theo 2 tiêu chuẩn:

- Được mua "cổ phần ưu đãi" dựa theo số năm công tác trong khu vực nhà nước.

- Được mua "ưu đãi thêm", theo mức tương đương giá đấu giá thành công dựa vào số năm công tác còn lại. "Mỗi năm làm việc trong khu vực Nhà nước được mua 100 cổ phần ưu đãi giá bán bằng 60% trên cơ sở giá bán thấp nhất của giá đấu thành công." (5)

Để bảo đảm tài sản sẽ thuộc vào tay ta, theo Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp thì (5):

- Những đảng viên, lãnh đạo doanh nghiệp phải gương mẫu đi đầu trong việc mua cổ phần.

- Con cháu cán bộ, đảng viên hoàn toàn có thể bỏ tiền túi để mua cổ phần và luật không cấm.

Gom những điều của 2 quan chức trên nói, chúng ta thấy 99% "cổ phần hóa" lọt vào tay các quan chức, cán bộ, đảng viên cộng sản. Những cửa ngõ được mở ra bởi "chính sách" này đã tạo nên những "gia tộc đảng viên" siêu giàu.

c. Ai giàu?

Một trong hàng ngàn gia tộc đảng viên siêu giàu này đang bị lộ hàng vì bị tố trong bối cảnh phe phái đảng đấu đá nhau. Đó là Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa: Bà Hồ Thị Kim Thoa đang nắm giữ 1,6 triệu cổ phiếu công ty Điện Quang, tương ứng 89,4 tỷ đồng. Con gái lớn Nguyễn Thái Nga hiện là thành viên HĐQT, Phó giám đốc nắm số cổ phiếu trị giá 218,7 tỷ đồng. Con gái thứ hai Nguyễn Thái Quỳnh Lê nắm số cổ phiếu trị giá 118,2 tỷ đồng. Em trai Hồ Quỳnh Hưng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Điện Quang, nắm số cổ phiếu trị giá 133,5 tỷ đồng. Mẹ của bà Thoa là Trần Thị Xuân Mỹ, nắm số cổ phiếu trị giá 64,8 tỷ đồng. 

Kể từ khi Phan Văn Khải ký nghị định 64/2002 vào ngày 19/06/2002 cho đến năm 2015, toàn bộ tiến trình mua bán cổ phiếu sau cổ phần hóa đều được thực hiện theo thỏa thuận trong nội bộ của các lãnh đạo đảng trong DNNN. Sau khi các quan chức hốt hết cổ phần thì mới đưa ra bán đấu giá công khai, chào cạnh tranh những cổ phần còn sót lại (nếu có).

Hiện nay, còn tồn tại 536 DNNN. Trong số này có 323 doanh nghiệp đã được cổ phần hoá (6). Bên cạnh đó còn nhiều doanh nghiệp khác đã bị phá sản vì các quan tham ăn sạch. 

15 năm trôi qua, đảng cộng sản đã trở thành một tập đoàn tư bản đỏ mà trong cuộc chiến đấu đá nội bộ các quan tham đã tố nhau là "nhóm lợi ích". Con đường tự diễn biến, tự chuyển hóa từ vô sản sang tư bản được đảng cộng sản hoàn tất đại thành công theo đúng quy trình: "tài sản của nhân dân => tài sản của nhà nước => tài sản của đảng => tài sản của đảng viên"

21.03.2017
____________________________

Chú thích:







*
*

“Không phát hiện trường hợp nào kê khai tài sản không trung thực”. Đó là kết quả được đưa ra từ Hội nghị tổng kết dự án đánh giá công tác phòng chống tham nhũng của Thanh tra chính phủ cộng sản đảng được tổ chức tại Hà Nội, ngày 16/3/2017.

Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục chống tham nhũng của nhà cầm quyền đã đưa ra nhiều ý kiến, báo cáo cùng những “trăn trở” của mình trong công tác phòng chống tham nhũng. Từ bài phát biểu dài hơn 45 phút của mình, “Đạt cục bự” nhấn mạnh nhiều điểm.

“3 không trong phòng, chống, tham nhũng”

Theo báo cáo của Đạt cục bự cho biết nhiều năm qua công tác phòng, chống, tham nhũng tại nhiều địa phương cần đặt ra những vấn đề lớn.

Điểm thứ nhất:“Nhiều địa phương không phát hiện trường hợp nào sai phạm về tặng quà và quà tặng, không phát hiện trường hợp nào kê khai tài sản không trung thực và có những địa phương không xử lý trường hợp nào về tham nhũng.”

Rõ ràng đúng là... 3 không. Vì thế tình trạng tham nhũng vẫn còn nhiều điều bàn tới, cần đưa ra giải pháp tình thế trước mắt, cần phải có thật nhiều phòng để tránh tình trạng “không trong phòng” dẫn tới hiện tượng tham nhũng công khai, lộ liễu.

Điểm thứ hai: là chống (lưng). Ông Đạt cục bự này cho hay: “Qua theo dõi cho thấy, qui định về việc nộp lại quà tặng và tặng quà sai qui định chưa phát hiện các trường hợp vi phạm... Tổng hợp đánh giá báo cáo từ các địa phương trong năm 2016 thì qua xác minh tài sản, thu thập từ các cơ quan có thẩm quyền, không phát hiện trường hợp kê khai không trung thực”.

Từ những đánh giá trên có thể nhận xét, tình trạng chống (lưng) đã phát huy hiệu quả tối đa khi thực hiện “đúng qui trình”.

Điểm thứ ba: là tham nhũng. Cũng theo cục bự Đạt thì trong năm 2016 có tới 17 tỉnh thành không xử lý trường hợp tham nhũng nào... tình trạng này cho thấy ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong việc triển khai thực hiện các giải pháp trong phòng, chống, tham nhũng chưa cao, không quyết tâm thực hiện 3 không “trong phòng, chống lưng, tham nhũng”. Vì thế tình trạng tham nhũng tại nhiều địa phương vẫn còn khoảng cách.

Từ những điểm nhận xét trên, xét thấy 17 tỉnh thành cũng như nhiều tỉnh thành trên cả nước cần “nghiêm chỉnh” thực hiện “qui trình” 3 không: “trong phòng, chống lưng, để tham nhũng”, nhằm nêu cao tinh thần làm giàu đúng đắn, đàng hoàng của quan quyền cộng sản đảng.

Như đã nói ở phần trên, Đạt cục bự lưu ý thêm một số điểm khi thực hiện công tác “trong phòng, chống lưng, để tham nhũng” ở cấp tỉnh năm 2016 bộ lộ những địa phương thực hiện không đồng đều, có khoảng cách rất xa. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự phân chia không đồng bộ dẫn tới sự khác biệt lớn khi thực hiện 3 không!

Từ sự khác biệt lớn ấy đã để lại kinh nghiệm quí báu trong phòng, chống (lưng), tham nhũng. Điển hình như vụ sở hữu khối tài sản lớn của thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa. Vụ việc vẫn đang liếm khá nhiều mực của đám bút nô bưng bô dưới sự chỉ đạo của tổng Trọng lú. Hay như vụ nghi vấn về khối tài sản khủng của chủ tịch Tp. Đà Nẵng mới đây cũng đã và đang “chia sẻ” kinh nghiệm quí báu của mình trong công tác “chống (lưng), tham nhũng cần có phòng”.

Được biết khối tài sản khủng của bà thứ trưởng tên Thoa có được là do khả năng “chịu khó” và sự đóng góp của cô con gái cùng người em đang nắm hầu hết số cổ phiếu ở công ty Điện Quang để “làm ăn”. Tính đến thời điểm tổng Trọng lú phán lệnh “vào phòng” làm cho ra Hồ Thị Kim Thoa thì thiên hạ mới biết gia đình thứ trưởng có khoảng 672 tỷ hồ tệ. Trong khi đó, chủ tịch Đà Nẵng là Huỳnh Đức Thơ đã kê khai số tài sản nhiều tỷ của ông có là do góp vốn kinh doanh sản xuất. Nghe giang hồ bút nô đồn thổi chủ tịch Đà Nẵng chỉ có khoảng 2,5 tỷ hùn vốn với 4 cơ sở, mua thêm cổ phiếu của Dana 500 triệu. Tính ra khoảng 3 tỷ hồ tệ, ấy thế mà cũng lại cái đám bút nô bưng bô xoắn cả lên. Chủ tịch Thơ chỉ có nhiều tỷ thôi, hơn nữa cũng đã kê khai rõ ràng minh bạch trong hồ sơ công chức đảng viên rồi cơ mà lại... kiếm chuyện. Chẳng qua chủ tịch Thơ có thêm vài miếng đất đẹp nằm ở những vị trí vàng tại Quảng Nam và Đà Nẵng. Cộng thêm căn nhà 300m2 cùng với vài dự án hùn hạp nuôi tôm, trồng rừng.

Thời điểm năm 2014 trước đây có vụ ông tổng thanh tra chính phủ là Trần Văn Truyền. Ông Truyền vốn có kinh nghiệm “nuôi heo” khi nắm chức tổng thanh tra chính phủ. Từ đó ông đã sở hữu vài căn biệt thự ở Thảo Điền, Quận 2, vài căn hộ cao cấp tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng - Quận 7, vài căn nhà mặt tiền ở Quận 5 của thành Hồ. Ngoài chuyện nhà cửa thì Truyền chăn heo còn sở hữu một dinh thự gồm 4 căn nhà làm bằng gỗ quí hiếm trong khu đất 3ha của mình tại Bến Tre. Không biết do ăn ở thế nào mà đám bút nô bưng bô nhảy vào mổ xẻ, đòi tranh tra tài sản của nguyên tổng thanh tra chính phủ. Có lẽ kẻ nào đó mà ai cũng biết kẻ đó là kẻ nào đã phán lệnh làm cho ra chuyện nuôi heo của Truyền chăn heo.

Nhắc lại một số chuyện cũ và mới để có thể thấy rằng, dưới sự sáng suốt của cộng sản đảng thì không thể xảy ra chuyện tham nhũng của quan chức cầm quyền. Vốn dĩ kim chỉ nam của cộng sản đảng là đạo đức của “bác” Hồ. Với thứ đạo đức ấy của bác nên đám con cháu trong tập đoàn cộng sản luôn “cần kiệm, liêm chính”, không lấy của dân dù là sợi chỉ cây kim. Chúng chỉ cướp chính quyền sau đó “giải phóng” miền Nam là sẽ có tất cả.

Vâng! Dưới sự chỉ bảo từ đạo đức của “bác” Hồ thì ngày nay quan quyền cộng sản vẫn ăn nên làm ra, vẫn nắm hàng tỷ trong khối tài sản khủng từ việc nuôi heo, bán bóng đèn hay trồng rừng v.v... Từ đó cho thấy phát biểu của Phạm Trọng Đạt cục trưởng cục... gì đó của tập đoàn cộng là hoàn toàn chính xác khi nhận định: nhiều địa phương “không xử lý trường hợp nào về tham nhũng” và “không phát hiện trường hợp nào kê khai tài sản không trung thực”.

21.03.2017






No comments: