08/03/2017
Những
cuộc khảo sát ý kiến công chúng công bố hôm thứ Hai cho thấy đa số người Mỹ tin
rằng cần phải có một cuộc điều tra độc lập, khách quan nhắm vào tranh cãi ngày
càng lớn liên quan tới những liên lạc bị cáo buộc giữa Nga và những cộng sự của
Tổng thống Donald Trump trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm
ngoái.
Ý tưởng về một cuộc điều tra độc lập đã được các nhà
lãnh đạo Đảng Dân chủ và một số ít những nghị sĩ Đảng Cộng hòa trong Quốc hội ủng
hộ. Họ lập luận rằng cần phải bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt hoặc một ủy
ban lưỡng đảng, trong khi các quan chức Tòa Bạch Ốc và lãnh đạo Thượng, Hạ viện
do phe Cộng hòa kiểm soát thì cho rằng cuộc điều tra đang diễn tiến của FBI và
sự giám sát của các ủy ban Quốc là đã đủ.
Cuộc khảo sát của báo USA TODAY và Đại học Suffolk
cho thấy tỉ lệ ủng hộ ý tưởng này là 58 phần trăm so với 35 phần trăm không ủng
hộ, trong khi tỉ lệ này là khoảng hai phần ba trong số những người Mỹ được
CNN/ORC khảo sát.
Các cuộc thăm dò cũng cho thấy sự lo ngại về những
liên lạc bị cáo buộc với Nga mang đậm tính đảng phái, với 71 phần trăm những
người theo Đảng Dân chủ nói rằng họ “rất lo ngại” về những liên lạc này trong
khi 54 phần trăm những người theo Đảng Cộng hòa nói rằng họ “không hề” lo ngại,
theo CNN/ORC.
Ba phần tư những người theo Đảng Dân chủ gọi sự can
dự của Nga trong cuộc bầu cử tổng thống là một vấn đề nghiêm trọng, theo cuộc
thăm dù của USA TODAY/Đại học Suffolk. Và một tỉ lệ áp đảo 9-1 những người theo
Đảng Dân chủ ủng hộ một cuộc điều tra độc lập bên ngoài.
“Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta cần phải để vấn đề đảng phái qua một bên.
Đây là vấn đề chung của nước Mỹ,“ ông Dương Đức
Vĩnh, một cư dân thành phố Macomb ở bang Michigan, cho VOA biết.
“Tôi nghĩ tối thiểu là ở bề ngoài [cuộc điều tra] phải công bằng và thẳng
thắn. Tốt nhất là có một người không thuộc Đảng Cộng hòa hay Đảng Dân chủ đứng
ra làm công việc đó.”
Tranh cãi về những cuộc tiếp xúc với quan chức Nga
đã khiến cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn bị sai thải, làm Bộ trưởng Tư
pháp Jeff Sessions phải tuyên bố đứng ngoài cuộc điều tra của FBI và phủ bóng
đen lên những nỗ lực của Tòa Bạch Ốc tập trung vào những đề xuất chính sách và
tận dụng thời cơ đang có những tin tức tốt về kinh tế.
Trong số những người ủng hộ ông Trump nhiệt thành nhất,
21 phần trăm ủng hộ một cuộc điều tra độc lập trong khi 71 phần trăm chống đối,
theo cuộc khảo sát của USA TODAY/ Đại học Suffolk.
Dù ủng hộ điều tra sự can dự của Nga vào nội tình ở
Mỹ, song ông Đỗ Minh ở Thành phố Oklahoma, bang Oklahoma, không tán đồng việc bổ
nhiệm một công tố viên độc lập. Ông nói đó là việc “không cần thiết vì chúng ta
có nhiều việc cần phải lo.”
Nhưng ông cảm thấy lo ngại về tin tức cho biết nhiều
người trong hàng ngũ cố vấn của ông Trump đã từng tiếp xúc với Đại sứ Nga tại Mỹ
dù trước đó họ đã một mực phủ nhận chuyện này.
“Đó là điều mà ông Trump cũng như những cố vấn của ông cần phải giải
thích rõ ràng đối với dân chúng, đối với Quốc hội,” ông Minh nói thêm. “Và những việc
đó cần được làm sáng tỏ để cho ông có thể lãnh đạo đất nước trong thời gian tới…và
để tránh sự hiểu lầm là chúng ta thân với Nga.”
Phản ứng về những tin tức gần đây liên quan đến những
liên lạc giữa chính quyền Trump, các quan chức Nga gọi đây là một “cuộc tìm diệt”
được thổi bùng lên bởi “những tin tức giả” mà những nhân vật hàng đầu của Đảng Dân
chủ khơi mào nhằm tìm cách đánh lạc hướng sự chú ý khỏi thất bại bầu cử của họ
và được truyền thông Mỹ tiếp tay.
----------------------------
Tú Anh – RFI
Đăng ngày 08-03-2017
Trước
những lời cáo buộc mới về sự thông đồng giữa Donald Trump với chính quyền Nga,
Nhà Trắng tìm cách hóa giải với lập luận : hai người có thể đã bắt tay nhau,
nhưng không nhớ chính xác có gặp nhau hay không.
AFP ngày hôm nay, 08/03/2017 cho biết, vào lúc Quốc
hội Mỹ và FBI điều tra về tin đồn ban tham mưu của ông Donald Trump móc ngoặc với
Nga trong giai đoạn vận động tranh cử, báo chí Mỹ chĩa mũi dùi tấn công thẳng
vào chủ nhân Nhà Trắng.
Nhiều cơ quan truyền thông Mỹ loan tin ông Donald
Trump, trong giai đoạn tranh cử, đã gặp đại sứ Nga Serguei Kisliak ngày
27/04/2016 tại khách sạn Mayflower ở Washington. Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah
Sanders vội vàng cải chính : « Tạp chí Mỹ The National Interest tổ chức
hội thảo, nhiều đại sứ nước ngoài có mặt. Ông Donald Trump dự tiếp tân 5 phút rồi
đi thẳng lên bục phát biểu. Chúng tôi không nhớ ông đã bắt tay những ai ».
Được AFP đặt câu hỏi kiểm chứng nhưng sứ quán Nga từ
chối trả lời.
Sự kiện giới ngoại giao quốc tế tiếp cận với các ứng
cử viên trong mùa bầu cử để phúc trình về các thủ đô liên hệ là chuyện bình thường.
Tuy nhiên, trong bối cảnh bầu cử mà, theo tình báo Mỹ, Matxcơva tìm cách giúp ứng
cử viên đảng Cộng Hoà đánh phá uy tín đối thủ Dân Chủ Hillary Clinton, thì những
cuộc tiếp xúc giữa những người thân cận của ông Trump với Nga được chú ý rất kỹ.
Cố vấn an ninh Michael Flynn đã phải từ chức, sau
khi thông tin bị phanh phui. Bộ trưởng Tư Pháp Jeff Sessions cũng thú nhận gặp
đại sứ Nga hai lần, nhưng che giấu Quốc Hội trong buổi điều trần.
No comments:
Post a Comment