9-6-2016
Những ý kiến phản đối việc Bob Kerrey – một cựu sĩ
quan biệt kích của hải quân Hoa Kỳ được chọn làm Chủ tịch Hội đồng Tín thác của
Đại học Fulbright Vietnam (FUV), khiến mình muốn mửa…
***
Phía phản đối Bob Kerrey cho rằng ông ta bất xứng vì
đã tham gia vào một cuộc thảm sát thường dân tại Bến Tre. Rằng họ có thể tha thứ
nhưng không thể quên. Họ đòi hỏi phải trung thực và sòng phẳng.
Cuộc chiến từ 1954 đến 1975 tại Việt Nam có bao
nhiêu vụ thảm sát?
Đã đòi trung thực và sòng phẳng đối với trường hợp
Bob Kerrey thì tại sao không đòi ứng xử trung thực và sòng phẳng với hàng ngàn
cuộc thảm sát khác do chính thể mà họ thuộc về đã gây ra từ Bắc vào Nam trong
cuộc chiến tranh đó: Thảm sát khi cải cách ruộng đất, thảm sát ở Quỳnh Lưu (Nghệ
An), thảm sát hồi Tết Mậu Thân 1968 ở Huế, thảm sát qua pháo kích vào các khu
dân cư, thảm sát từ các vụ đặt thuốc nổ và liệng lựu đạn vào đám đông,… Những
nhân chứng và nạn nhân của các vụ thảm sát này vẫn còn rất nhiều, chính thể mà
họ thuộc về đã xin lỗi và điều tra chưa?
Chẳng lẽ “trung thực và sòng phẳng” cũng có “tiêu
chuẩn kép” và những kẻ từng lãnh đạo chính thể mà họ thuộc về thì được miễn trừ
trách nhiệm thảm sát thường dân?
Mình rất tâm đắc với nhận định của một số bạn về bà
Tôn Nữ Thị Ninh – một nhân vật nặng ký trong nhóm phản đối. Khi đề cao trung thực
và sòng phẳng, bà Ninh – một người con của Huế, thiếu hàng ngàn nạn nhân bị thảm
sát hồi Tết Mậu Thân 1968 và thân nhân của họ một món nợ miệng về máu dân lành.
***
Đặt vấn đề như thế không có nghĩa là tán thành thảm
sát. Song muốn bàn về vai trò và trách nhiệm của Bob Kerrey trong vụ thảm sát ở
Bến Tre thì phải hiểu biết.
Đây là ý kiến của một người hiểu biết – một người
trong cuộc đã từng săn đuổi những người như Bob Kerrey và bị những người như
Bob Kerrey săn đuổi lại: Chúng tôi, những người từng là lính Việt Cộng
thời thảm khốc ấy, khi chúng tôi vẫn từng “nấp” trong nhân dân vô tội, để họ có
thể cùng chết với chúng tôi? Kể cả, ngày ấy, như chính tôi từng được trải nghiệm,
có bao bà mẹ, và cả các em bé nữa, sẵn sàng chết để che cho chúng tôi? Hóa ra tự
chúng tôi cũng còn một câu hỏi… (Nguyên Ngọc – Về trường hợp Bob Kerrey) (1)
Nếu chưa biết một cách tường tận thì nên tìm hiểu,
ngẫm nghĩ cho kỹ rồi hãy mở miệng. Đừng hàm hồ và cũng đừng nhân danh.
***
FUV là hậu thân của FETP (Chương trình giảng dạy
Kinh tế Fulbright). FETP hoạt động bằng tiền của Quỹ Fulbright, Quỹ này phối hợp
giữa “John F. Kennedy School of Government”, thuộc Đại học Harvard với Đại học
Kinh tế TP.HCM để đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành ứng dụng lý thuyết kinh tế vào
việc soạn thảo chính sách công (Applied Economics for Public Policy). Đây là một
trong những chuyên ngành mới của Đại học Harvard. Riêng học phí phải trả nếu muốn
theo học chuyên ngành này đã là cả trăm ngàn USD. (2)
Trong hơn một thập niên, FETP đã đào tạo cho Việt
Nam vài trăm thạc sĩ như vậy. Việt Nam chẳng mất xu nào, người học thì được cấp
học bổng, được lo chỗ ăn ở để toàn tâm, toàn ý hoàn thành chương trình học.
Tiếc là vài
trăm người đó chỉ có Giấy chứng nhận đã hoàn tất chương trình đào tạo cao học
(Certificate of Post Graduate Study) chứ không nhận được văn bằng Thạc sĩ của Đại
học Harvard. Lý do là vì Bộ Giáo dục – Đào tạo Việt Nam nhân danh “liên kết”,
đòi FETP phải đưa “Chủ nghĩa Cộng sản Khoa học” và “Kinh tế chính trị” vào
chương trình đào tạo nhưng Đại học Harvard dứt khoát không chịu!
Bất đồng vừa kể dẫn tới chuyện không có văn bằng,
thiệt cho cả người học lẫn Việt Nam. Sự xuất hiện của FUV với hai chữ “tự chủ”
là có lý do chứ không phải tự nhiên mọc lên như mụn!
Khi đến Mỹ định cư, một người quen của mình đã gửi
Giấy chứng nhận hoàn tất chương trình đào tạo cao học về Applied Economics for
Public Policy của FETP cho một cơ quan thẩm định giáo dục ở Mỹ để lượng giá. Cơ
quan này đã liên lạc với Đại học Harvard và đại học này xác nhận Certificate of
Post Graduate Study mà FETP đã cấp, tương đương văn bằng Thạc sĩ mà Đại học
Harvard cấp. Kể như thế để khẳng định giá trị của FETP.
FETP, giờ chính thức là FUV sẽ giúp Việt Nam tiết kiệm
bao nhiêu từ ngân sách và tài sản xã hội trong việc tạo ra một nguồn nhân lực cần
cho phát triển? Khó lượng định hết nhưng chắc chắn là rất lớn. Lớn lắm!
***
Có một sự lầm lẫn về vai trò của Bob Kerrey với FUV.
Sự lầm lẫn này đã được một blogger tên là Hiệu Minh giải thích. (3)
Nói một cách vắn tắt thì Bob Kerrey chỉ là người điều
hành chuyện xin tiền cho FUV hoạt động đúng với tôn chỉ của nó là vô vụ lợi.
Những kẻ phản đối thừa nhận Việt Nam cần FUV, hoan
nghênh FUV. Còn FUV thì cần Bob Kerrey để đúng là FUV.
Trong trường hợp này, thừa nhận, hoan nghênh và phản
đối là “tự mình đ… mẹ chính mình”. Nó lố bịch chẳng khác gì một kẻ cần
giúp đỡ, trâng tráo “thừa nhận”, “hoan nghênh” việc giúp đỡ nhưng đòi phải chọn
người đứng ra giúp đỡ phải làm cho mình cảm thấy được!
Xin lỗi vì đã viết như vậy nhưng mình ngẫm nghĩ mãi
mà không tìm ra cách diễn đạt nào cho những kẻ phản đối dễ lĩnh hội hơn!
***
Không thấy những kẻ phản đối, phản đối việc thắt chặt
quan hệ với Mỹ dù Mỹ là “kẻ thù, gây nhiều tội ác với dân chúng Việt Nam”. Tại
sao thì có lẽ không cần phải bàn.
Không phản đối Mỹ chỉ phản đối Bob Kerrey có mâu thuẫn
không? Đọc các ý kiến phản đối, quan sát các cá nhân phản đối, ngẫm chúng cho kỹ,
có lẽ sẽ nhận ra một yếu tố, hành động “phản đối” dường như chỉ nhằm để “đăng
ký lập trường”, “đánh bóng” mình.
Trong số những người phản đối sớm nhất, mạnh mẽ nhất
có Nguyễn Đức Hiển – Tổng Thư ký Tòa soạn báo Pháp Luật TP.HCM. Hiển khoe ý kiến
của Hiển được New York Times trích dẫn (4)
New York Times thì sao? New York Times cũng chỉ
như các cơ quan truyền thông khác: Cần những ý kiến khác nhau khi tường trình một
sự kiện. Chọn dẫn ý kiến của ai đó trong câu chuyện Bob Kerrey thì cũng giống
như khi thực hiện đề tài vẫn đái ở chỗ cấm đái, Pháp Luật TP.HCM chọn ai đó giải
thích tại sao họ đái ngoài đường. Thế thôi!
Sự đắc ý này nơi Tổng Thư ký Tòa soạn một tờ báo vừa
đáng tội nghiệp cho cả tờ báo, vừa chỉ ra một điểm quan trọng: Tâm thế của y.
Nếu thấy mình võ đoán, bạn cứ thử đọc trang facebook
của y xem sao.
Chú
thích
No comments:
Post a Comment