Thông
cáo báo chí của FUV ngày 9/6 khẳng định khoản tài trợ ban đầu 20 triệu USD của
Chính phủ Hoa Kỳ cho FUV không phải là khoản tiền lấy từ chương trình Quỹ Giáo
dục Việt Nam (VEF) như một số báo đưa tin.
THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Phản
hồi một số bài báo gần đây về FUV
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, Việt Nam. Trong các trao đổi
trên báo chí và phương tiện truyền thông gần đây có đề cập đến nội dung và nguồn
gốc khoản tiền tài trợ từ Chính phủ Hoa Kỳ dành cho trường Đại học Fulbright Việt
Nam. Nhằm góp phần cung cấp thông tin cho cuộc trao đổi về vấn đề này, Quỹ Tín
thác Sáng kiến Đại học Việt Nam (TUIV) và Trường Đại học Fulbright Việt Nam
(FUV) phát hành thông báo sau.
Theo một số báo, khoản tài trợ ban đầu 20 triệu USD
của Chính phủ Hoa Kỳ cho FUV là khoản tiền “còn lại từ chương trình VEF (Quỹ
Giáo dục Việt Nam – đã được thực hiện từ năm 2000, trích 5 triệu USD/năm trên tổng
số 100 triệu USD cho chương trình học bổng)”.
Đây là những thông tin không chính xác về
nội dung và nguồn gốc của khoản tài trợ từ chính phủ Hoa Kỳ dành cho Trường Đại
học Fulbright Việt Nam.
Cho đến thời điểm này, Đại học
Fulbright Việt Nam chưa nhận được bất kỳ khoản tài trợ nào từ nguồn ngân sách
liên bang được phân bổ cho Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF). Trái lại, một phần của
nguồn tài trợ liên bang dành cho FUV là từ Quỹ Trả nợ Việt Nam (Vietnam Debt
Repayment Fund). Đây là một định chế được thành lập khi chính phủ nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đồng ý trả hai khoản nghĩa vụ nợ dân sự của chính quyền
Sài Gòn trước đây. Để đổi lại, chính phủ Hoa Kỳ đồng ý chuyển giao cho chính phủ
Việt Nam những tài sản (bao gồm tài khoản ngân hàng và bất động sản) của Việt
Nam Cộng hòa trước đây đã bị phong tỏa kể từ năm 1975.
Quỹ VEF được Quốc hội Hoa Kỳ thành lập vào năm 2000.
Đạo luật thành lập Quỹ này quy định rằng nguồn tài trợ cho VEF sẽ đến từ Quỹ Trả
nợ Việt Nam. Đạo luật này đã dành cho VEF một nửa số ngân sách của Quỹ Trả nợ
Việt Nam. Phần nửa còn lại của Quỹ Trả nợ Việt Nam vẫn thuộc quyền kiểm soát của
Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Nguyên
thượng nghị sĩ Bob Kerrey cùng với nguyên thượng nghị sĩ John Kerry là hai
trong số các thượng nghị sỹ bảo trợ cho dự luật này.
Về mặt tài chính, Chính phủ Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Trường
Đại học Fulbright Việt Nam khoảng 20 triệu USD từ 2015 đến 2018 dưới hình thức
tài trợ không hoàn lại. Khoản tài trợ 20 triệu USD này đến từ hai nguồn:
Thứ nhất, theo Đạo luật số HR 83 (Luật về Ngân sách
hợp nhất và tiếp tục tăng cường 2015 – Consolidated and Further Continuing
Appropriations Act of 2015) được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua ngày 15/12/2014,
Chính phủ Hoa Kỳ sẽ sử dụng nguồn tiền trong Quỹ Trả Nợ Việt Nam (Vietnam Debt
Repayment Fund) để tài trợ cho một trường đại học tư thục phi lợi nhuận ở Việt
Nam. Số tiền này nằm ngoài số tiền mà Chính phủ Hoa Kỳ đã cam kết tài trợ cho
Quỹ Giáo dục Việt Nam. Vì vậy, số tiền này không phải là
tiền của Quỹ Giáo dục Việt Nam. Ước tính, số tiền còn lại vào khoảng 17,5 triệu
USD. Trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư gửi Ban Quản lý Khu Công nghệ
Cao TP.HCM và hồ sơ xin thành lập FUV gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi đã
thể hiện rõ số tiền này.
Thứ hai, trong năm tài chính 2015-2016, Bộ Ngoại
giao Hoa Kỳ đã tài trợ 2,5 triệu USD cho việc triển khai Dự án FUV thông qua Đại
học Harvard từ nguồn tài chính khác của Chính phủ Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, để tránh mọi hiểu nhầm về mối quan hệ
giữa Trường Đại học Fulbright Việt Nam và Quỹ Giáo dục Việt Nam, chúng tôi xin
khẳng định rằng FUV đã và sẽ tiếp tục có mối quan hệ công tác chặt chẽ với VEF.
Chúng tôi mong muốn sẽ gắn kết cộng đồng VEF, đặc biệt là những người đã nhận học
bổng VEF, vào các hoạt động học thuật của FUV, đặc biệt là trong các ngành khoa
học và kỹ thuật. Sự tham gia của họ sẽ có vai trò thiết yếu trong thành công của
FUV.
Về
vai trò của cựu Thượng nghị sĩ Bob Kerrey trong quá trình gây quỹ cho FUV
Cựu Thượng nghị sĩ, Chủ tịch Hội đồng Tín thác FUV
Bob Kerrey đóng vai trò chủ chốt trong quá trình vận động thông qua đạo luật số
HR 83 tháng 12/2014 nhờ xây dựng được một liên minh lưỡng đảng ở cả Thượng viện
và Hạ viện Hoa Kỳ. Bob đã sử dụng những mối quan hệ sẵn có cũng như xây dựng những
mối quan hệ mới để giành được sự ủng hộ của các nghị sĩ có ảnh hưởng trong cả
hai đảng. Mặc dù Bob là thành viên đảng Dân chủ, ông đã đặc biệt thành công
trong việc xây dựng liên minh với các thành viên đảng Cộng hoà. Điều này có ý
nghĩa rất quan trọng vì khi đó cả Thượng viện và Hạ viện đều do đảng Cộng hoà
kiểm soát.
***
Về
TUIV
Quỹ Tín thác Sáng kiến đại học Việt Nam (TUIV) là một
tổ chức phi lợi nhuận được thành lập theo đạo luật số 501(c)(3) có trụ sở đặt tại
Massachusetts. Sứ mạng của TUIV là thúc đẩy những sáng kiến về thể chế cho giáo
dục đại học Việt Nam. TUIV hỗ trợ sáng kiến Trường Đại học Fulbright Việt Nam bằng
cách huy động nguồn lực tài chính và trí thức cho trường đại học này, quản lý
phần đóng góp của chính phủ Hoa Kỳ vào FUV, và tiến hành giám sát dự án.
Cho đến khi FUV nhận được giấy phép hoạt động như là một trường đại học
vào tháng 5 năm 2016, TUIV đại diện cho dự án FUV trước chính phủ Việt Nam. Chủ
tịch của TUIV là Thomas J. Vallely.
Về
FUV
Trường Đại học
Fulbright Việt Nam là trường đại học độc lập, phi lợi nhuận đầu tiên của Việt
Nam. FUV cam kết về trình độ ưu tú trong giảng dạy và học
thuật, tự do nghiên cứu và tôn trọng lẫn nhau. Trường cũng cam kết về những
tiêu chuẩn cao nhất đối với tính liêm chính và trách nhiệm giải trình. FUV sẽ
cung cấp những chương trình giáo dục đẳng cấp thế giới trong nhiều lĩnh vực
khác nhau bao gồm chính sách công, kinh doanh, kỹ thuật, và mô hình giáo dục
khai phóng. Đơn vị học thuật đầu tiên của FUV, Trường Chính sách công và Quản
lý Fulbright, sẽ thành lập trong năm 2016. Trường Khoa học và Nhân văn
Fulbright sẽ thành lập vào năm 2018. Hiệu trưởng sáng lập của FUV là bà Đàm
Bích Thủy.
------------------------------
BÀI
VIẾT LIÊN QUAN
No comments:
Post a Comment