18 JUN 2016
Vừa qua, các cuộc tuần hành vì môi trường có sự tham
gia của những nhà hoạt động dân chủ – nhân quyền đã bị một bộ phận dư luận chỉ
trích. Bởi họ cho rằng việc đấu tranh nhân quyền, dân chủ không liên quan gì đến
các vấn đề môi trường và các nhà hoạt động chỉ “lợi dụng” để “đục nước béo cò”.
Vậy, có thực giữa môi trường và nhân quyền không có mối liên hệ nào? Bài viết
dưới đây của Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) sẽ làm rõ những mối liên hệ giữa
hai lĩnh vực tưởng chừng như không có điểm giao thoa này.
- Hoàng Thảo Anh, dịch từ Factsheet on Human Rights and the Environment, UNEP, Tháng 6 năm 2015
Môi trường an toàn và sự thúc đẩy các quyền con người
thực chất đều là những mục tiêu hòa quyện chặt chẽ vào nhau, bổ trợ cho nhau tạo
nên những yếu tố cốt lõi cho sự phát triển bền vững của bất kỳ quốc gia nào.
Tính tương hỗ của của những mục tiêu này thể hiện qua nhiều khía cạnh:
- Các hệ sinh thái và sản phẩm mà chúng cung cấp như thức ăn, nước, khống chế dịch bệnh, điều hòa khí hậu và hoàn thiện tâm hồn, là những điều kiện tiên quyết để chúng ta được hưởng đầy đủ các quyền con người, trong đó có quyền sống, quyền được đảm bảo về sức khỏe và quyền được ăn uống.
- Trong khi đó, những nỗ lực thúc đẩy môi trường bền vững chỉ có thể hiệu quả nếu diễn ra trong một khuôn khổ pháp lý hữu hiệu và được hỗ trợ tích cực bởi một số quyền con người như quyền thông tin, quyền tham gia của công chúng vào việc quyết định, xây dựng và tiếp cận công lý.
Việc tham gia vào các chương trình phát triển sau
năm 2015 sẽ yêu cầu các Quốc gia và những chủ thể khác có liên quan phải có những
chính sách và huy động nguồn lực để thúc đẩy phát triển công bằng, dựa trên nền
tảng nhân quyền và bền vững. Mối liên hệ giữa các quyền con người và môi trường
là một trong những mặt quan trọng cần được giải quyết để cân bằng ba khía cạnh
của phát triển bền vững qua Mục tiêu Phát trển Bền vững (SDGs).
Đã có rất nhiều án lệ, hiến pháp quốc gia và hệ thống
luật pháp, cùng các công cụ pháp lý quốc tế thừa nhận những mối liên hệ chặt chẽ
giữa hai lĩnh vực này, đặc biệt tuân theo các quyền con người thiết yếu
(substantive rights) và các quyền có tính thủ tục (procedural rights).
Các
quyền thiết yếu (substantive rights)
Luật quốc tế và luật pháp quốc gia đều quan tâm đến
khía cạnh môi trường liên quan đến các quyền thiết yếu của con người. Trong số
đó có các quyền dân sự và chính trị như quyền được sống, quyền tự do tôn giáo
và quyền sở hữu; và các quyền văn hóa, xã hội như quyền đối với sức khỏe, nước
uống, thức ăn và văn hóa . Ở một mức độ nào đó, cơ chế nhân quyền đã cố gắng giải
quyết trực tiếp quyền được sống trong một môi trường trong lành, nhưng mới chỉ
tập trung vào những phương diện môi trường của những quyền cơ bản đã được xây dựng
trước đó, dù cho các quyền dễ thấy như quyền đối với nước sạch và quyền phát
triển, vẫn đóng vai trò rất quan trọng.
Các định chế môi trường đã tác động tới các quyền cá
nhân thông qua cơ chế trách nhiệm và bồi thường, bao gồm việc công nhận lợi ích
hợp pháp đối với tài sản và sức khỏe. Cả pháp luật về quyền con người lẫn pháp
luật môi trường đều công nhận các quyền tập thể bị liên lụy bởi suy thoái môi
trường, ví dụ như các quyền bản địa. Thêm vào đó, các công cụ môi trường và tòa
án quốc tế đã đề cập đến các quyền của thế hệ tương lại, dù các quyền này chưa
thực sự được thiết lập hoặc xác định rõ ràng.
Quyền
sống trong môi trường trong lành
Quyền sống trong môi trường trong lành hiện được
hiến pháp nhiều quốc gia và các định chế khu vực công nhận, với hơn 90 quốc
gia ghi nhận một số hình thức của quyền môi trường trong hiến pháp kể từ giữa
thập niên 70.
Nhiều chính quyền địa phương cũng thừa nhận các
quyền này dù hiến pháp quốc gia chưa công nhận. Khoảng hai phần ba các quyền
hiến định đề cập tới sức khỏe, hoặc xuất hiện dưới dạng các quyền đối với một
môi trường sạch, an toàn và lành mạnh. Một số quốc gia đã chi tiết hóa nhiều
quyền, như quyền tiếp nhận thông tin và tham gia vào việc quyết định các vấn
đề về môi trường.
Ở Việt Nam, quyền này đã được ghi nhận trong Hiến
pháp 2013 tại Điều 43 như sau:
“Mọi người có quyền được sống trong môi trường
trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”
|
Pháp luật nhân quyền và pháp luật môi trường đã thừa
nhận sự ảnh hưởng của suy thoái môi trường đến lợi ích của con người. Nhiều hiệp
định đa phương về môi trường (MEAs) đã chỉ ra mối liên hệ giữa môi trường, sức
khỏe con người và hạnh phúc; trong đó, đã có những quy định về trách nhiệm dân
sự và bồi thường thiệt hại cho những tổn thất gây ra bởi những hoạt động làm
suy thoái môi trường, đặc biệt là trong các vấn đề liên quan đến ô nhiễm, xả thải.
Các Tòa Án Nhân Quyền đã tìm thấy sự vi phạm các quyền được công nhận như quyền
sống, quyền sở hữu, quyền đảm bảo sức khỏe và sống trong môi trường trong lành,
mà nguyên nhân là do các yếu tố môi trường. Tình trạng của môi trường tự nhiên
cũng được bàn luận trong bối cảnh quyền được tôn trọng bí mật gia đình và cuộc
sống riêng tư, quyền được làm việc trong điều kiện đảm bảo, quyền được đối xử
nhân đạo và quyền được phát triển.
Hình ảnh phiên xử vụ
án Nicaragua v. Costa Rica của Tòa Án Công Lý Quốc Tế ICJ. Trong đó,
Nicaragua kiện Costa Rica vì việc thi công đường dọc con sông San Juan gây ảnh
hiển nghiêm trọng đến môi trường hạ lưu sông thuộc lãnh thổ Nicaragua. Xem ảnh
và thông tin vụ việc tại Costa Rica, Nicaragua enter final hearings at The Hague in
border dispute, L. Arias, 14 tháng 4 năm 2015
Trường hợp quyền được sống trong môi trường trong
lành thực sự tồn tại ở cấp độ khu vực, quyền này đã được tòa án thừa nhận, chẳng
hạn Ủy ban Châu phi về các quyền Con người và quyền Công dân đã dựa theo điều
24 của Hiến chương châu Phi, ghi nhận rằng tất cả người dân có quyền sống trong
một môi trường chung thỏa đáng , để đưa ra quyết định trong các vụ kiện liên
quan.
Các quyền bản địa (“Indigenous rights” – Các
quyền được công nhận và xác định căn cứ vào điều kiện thực trạng của các nhóm
dân tôc bản địa – ND) cũng là sự đan xen giữa các quyền môi trường và quyền con
người. Cả hai cơ chế cung cấp cho các quyền sở hữu bản địa và các quyền kiểm
soát nguồn tài nguyên thiên nhiên sự bảo hộ đặc biệt. Pháp luật Nhân quyền cũng
bàn về khía cạnh môi trường của các quyền bản địa đối với văn hóa và sinh hoạt.
Tòa Nhân quyền đã có những xử lý cụ thể đối với những vấn đề về quyền bản địa
khi người dân bản địa bị cưỡng chế rời khỏi mảnh đất tổ tiên, tranh luận về những
tác động của những thay đổi này lên các quyền tôn giáo, quyền sở hữu, quyền đối
với văn hóa, sức khỏe, thức ăn và nơi ở. Luật Môi trường cũng đã bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ tập thể, thông qua nguyên tắc chia sẻ lợi ích, ví dụ như trường hợp
chia sẻ nguồn gen.
Tranh cổ động của
Earth First Journal, thể hiện sự liên quan mật thiết giữa việc công nhận quyền
của các nhóm dân cư bản địa và nhu cầu bảo vệ môi trường sống của con người.
Thêm vào đó, nhiều gợi ý cho cả hai lĩnh vực cho rằng
các tác động không cân xứng của suy thoái môi trường lên một số nhóm người có
thể dẫn đến việc vi phạm các quyền tự do vì phân biệt đối xử. Khả năng này thường
được bàn luận chủ yếu trong bối cảnh vấn đề phân biệt đối xử chống lại dân bản
địa, và cũng được đưa ra khi nói về các dân tộc thiểu số.
Như vậy, ngay từ đầu việc quản lý và ngăn ngừa xung
đột đóng vai trò rất quan trọng trong bảo vệ môi trường, cũng như đối với nhu cầu
nhân đạo, kinh tế và xã hội. Thất bại trong những nỗ lực kết hợp chặt chẽ bảo vệ
môi trường với các chiến lược xây dựng hòa bình hoặc bỏ qua khâu xây dựng thể
chế vững mạnh với sự tôn trọng pháp luật môi trường có thể gây nguy hiểm cho tiến
trình hòa bình cũng như hạnh phúc của người dân, sự trong lành của môi trường.
Còn tiếp
--------------------------
ĐỌC
THÊM
No comments:
Post a Comment