Được
đăng ngày Thứ bảy, 16 Tháng 5 2015 11:45
LTS : Một sự thật đáng buồn
là trong suốt 20 đánh Mỹ và 40 năm coi Mỹ như một thế lực thù địch, đùng một
cái ngày nay Mỹ trở thành vị cứu tinh của chế độ cộng sản Việt Nam trước sự lấn
áp của Trung Quốc trên Biển Đông. Không những Bộ ngoại giao mà cả Bộ công an
hoan nghênh Mỹ can thiệp trực tiếp vào Biển Đông. Mặc dù vậy, cái đuôi cộng sản
(xem Mỹ là thế lực thù địch còn Nga và Trung Quốc là đồng minh) vẫn còn để lộ
trong những bài viết liên quan đến sự kiện mới này, như không dám lên án Trung
Quốc xâm lược hay Trung Quốc là một thế lực bành trướng, hay trình bày như với
tư cách người đứng bên ngoài cuộc tranh chấp, kiểu cưỡi ngựa xem hoa... Mặc dù
tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng đòi hỏi
lãnh thổ của Việt Nam chỉ bằng... 1,9% đòi hỏi của Trung Quốc.
Chúng
tôi đăng lại dưới đây những tin liên quan đến sự hân hoan này.
***************
Việt
Nam hoan nghênh Mỹ "duy trì hòa bình" ở Biển Đông (RFI, 15/05/2015)
Trong
cuộc họp báo thường kỳ hôm nay 14/05/2015, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt
Nam Lê Hải Bình tuyên bố : "Việt Nam hoan nghênh mọi nỗ lực của cộng
đồng quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ, trong việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác
và phát triển ở khu vực Biển Đông".
Phát
ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố như trên khi được hỏi về phiên điều
trần của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ về Biển Đông tại Washington ngày
13/05.
Khi được
hỏi về việc Mỹ dự trù phương án đưa chiến hạm và chiến đấu cơ đến gần các đảo
nhân tạo của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, ông Lê Hải Bình
không trả lời trực tiếp mà chỉ nói chung chung : "Chúng tôi mong muốn các
bên liên quan, các quốc gia trong và ngoài khu vực có những nỗ lực tích cực
đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, và an toàn hàng hải ở khu
vực và không có những hành động làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông".
Theo
hãng tin Reuters, một quan chức Mỹ, xin được miễn nêu tên, ngày 12/05/2015 cho
biết là Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter đã đề nghị nghiên cứu nhiều phương
án khác nhau, trong đó có phương án gởi các chiến hạm và chiến đấu cơ đến khu vực
cách những đảo nhân tạo của Trung Quốc chưa tới 12 hải lý ( 22 km ).
Việc
triển khai chiến hạm và chiến đấu cơ đến Biển Đông nằm trong khuôn khổ các chiến
dịch thường xuyên của quân đội Mỹ nhằm bảo đảm quyền tự do lưu thông hàng hải
trên thế giới.
Trong
cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa
Xuân Oánh tuyên bố Trung Quốc "vô cùng lo ngại" về việc Mỹ
lên kế hoạch triển khai chiến hạm và chiến đấu cơ đến gần các đảo nhân tạo của
Trung Quốc.
Cũng
trong cuộc họp báo hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết
là Việt Nam theo dõi sát giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đang hoạt động
ở khu vực giếng Lăng Thủy trên Biển Đông, "để sẵn sàng ứng phó khi có
sự việc xảy ra trên biển".
Cục
Hải sự Trung Quốc ngày 06/05 vừa qua đã thông báo giàn khoan HD 981 sẽ hoạt
động từ ngày 06 đến 16/05 tại địa điểm nói trên, cách thành phố Tam
Á, tỉnh Hải Nam 75 hải lý về phía Đông Nam.
Thanh
Phương
*********
Phản
ứng của Mỹ khi Trung Quốc hành động phi pháp ở Biển Đông là tích cực (Dân Trí,
15/05/2015)
"Chúng
ta không liên minh với Mỹ để chống Trung Quốc, tuy nhiên để bảo vệ chủ quyền quốc
gia, chúng ta có quyền làm mọi việc cần thiết. Ta phải tận dụng việc này để vạch
trần âm mưu, ý đồ của Trung Quốc ở Biển Đông cho toàn thế giới biết" -
Thiếu tướng Lê Văn Cương nói.
Trao đổi
với phóng viên Dân trí, Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng
Viện nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an) đã phân tích rõ những vấn đề liên quan
đến hành động ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông và phản ứng cứng rắn của Mỹ
với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
-
Trung Quốc đã có một loạt hành động đơn phương thay đổi nguyên trạng Biển Đông,
trong đó có việc cải tạo trái phép các bãi đá, bãi cạn ở quần đảo Trường Sa của
Việt Nam. Ông nhận định thế nào về những hành động phi pháp đó của
Trung Quốc ?
- Từ cuối
năm 2013, Trung Quốc đã cải tạo trái phép với tốc độ rất nhanh và có quy mô lớn
các bãi đá, bãi cạn ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Như đảo Gạc Ma và Chữ Thập,
sau 15 tháng (từ tháng 1/2014 - 4/2015) diện tích đã tăng lần lượt là 200 lần và
10 lần. Sau thời gian cải tạo, đến giờ, đảo Chữ Thập trở thành đảo lớn
nhất Trường Sa.
Mục
đích của Trung Quốc là biến các đảo chìm thành căn cứ quân sự, để máy bay chiến
lược tầm xa của họ có thể cất, hạ cánh. Khi xây dựng xong các căn cứ quân sự
này họ có thể khống chế toàn bộ Biển Đông, eo biển Malacca và các nước trong
khu vực. Hiện nay, trên đảo Gạc Ma đã có đường băng dài khoảng 2800m, đường
băng ở đảo Chữ Thập dài 3500m. Phía Đông hai đảo này là âu thuyền, bến cảng tàu
50.000 tấn có thể ra vào được.
-
Hành động đó của Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế và đi ngược lại những
gì họ đã cam kết với các nước trong khu vực, thưa ông ?
- Việc
làm của Trung Quốc đã vi phạm Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc và
vi phạm Tuyên bố về Ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC). Cả hai văn bản này đều có
điều khoản quy định, trong quá trình chờ đợi giải quyết tranh chấp, không một
bên nào được làm thay đổi hiện trạng khu vực.
Như vậy,
Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế. Trung Quốc cũng vi phạm chính những điều
mà họ đã cam kết với các nước trong khu vực. Điều này càng cho thấy bản chất
hung hăng, hiếu chiến, muốn độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc là không bao giờ
thay đổi. Chúng ta càng không thể tin được điều họ nói.
-
Trước những hành động ở Biển Đông của Trung Quốc, Đại tá Steve Waren - người
phát ngôn Lầu Năm Góc Mỹ nhấn mạnh "luật pháp quốc tế không công nhận cái
gọi là đảo nhân tạo". Về phía Việt Nam, chúng ta làm cách nào để đáp lại
hành động phi pháp trên của Trung Quốc ?
- Năm
ngoái, sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, chúng ta phản ứng rất tích cực. Nếu so
sánh sự kiện gian khoan Hải Dương 981, thì việc Trung Quốc cải tạo đảo chìm
thành căn cứ quân sự nghiêm trọng hơn rất nhiều. Việc này là bước đi nhằm hiện
thực hóa ý đồ chiến lược độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Theo
tôi, lần này chúng ta phải có quan điểm kiên quyết, rõ ràng, không chỉ người
phát ngôn của Bộ Ngoại giao lên tiếng. Chúng ta phải tích cực thông báo
cho thế giới biết hành động phi pháp của Trung Quốc. Phải tận dụng mặt trận ngoại
giao trong vấn đề này.
Ngoài
ra, chúng ta phải tạo điều kiện cho truyền thông kịp thời thông báo hành động
nguy hiểm của Trung Quốc đến nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế. Bây giờ
không phải lúc dùng súng đạn thì đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, tuyên truyền
rất quan trọng. Còn đối với nhân dân, tuyệt đối không để xảy
ra hành động như ở Bình Dương, Hà Tĩnh năm ngoái.
-
Ông nhìn nhận thế nào với việc Mỹ xem xét đưa tàu chiến, máy bay ra tuần tra
khu vực Trung Quốc cải tạo trái phép cũng như việc Bộ Ngoại giao Mỹ có những
tuyên bố rất cứng rắn với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông ?
- Việc
Trung Quốc có những hành động ngang ngược như vậy mà thế giới họ ủng hộ mình là
rất hoan nghênh. Trong bối cảnh Biển Đông như hiện nay, phản ứng của Mỹ là rất
tích cực. Chúng ta không liên minh với Mỹ để chống Trung Quốc, tuy nhiên để bảo
vệ chủ quyền quốc gia, chúng ta có quyền làm mọi việc cần thiết. Ta phải tận dụng
việc này để vạch trần âm mưu, ý đồ của Trung Quốc ở Biển Đông cho toàn thế giới
biết.
-
Xin cảm ơn ông !
Quang
Phong (thực
hiện)
*************
Trung
Quốc lại biện bạch, tố ngược Mỹ "gây rối" trên Biển Đông (Dân Trí,
15/05/2015)
Đại sứ
Trung Quốc tại Mỹ ngày 14/5 đã lên tiếng cáo buộc Mỹ áp đặt tiêu chuẩn kép, khi
chỉ trích Bắc Kinh xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông, và cảnh báo Washington
không được can dự vào tình hình khu vực.
Tuyên bố
trên được ông Thôi Thiên Khải, đại sứ Trung Quốc tại Mỹ đưa ra trong cuộc trả lời
phỏng vấn hãng thông tấn Tân Hoa Xã.
"Ai
mới là người đang gây căng thẳng trên Biển Đông ?" ông Thôi đặt câu hỏi.
"Trong vài năm qua, Mỹ đã can dự vào một cách rất rõ ràng. Liệu họ đang
giúp ổn định tình hình hay khiến mọi thứ càng thêm lộn xộn ? Thực tế đều đã
rõ".
Phát biểu
của ông Thôi được đưa ra sau khi các quan chức Mỹ ngày thứ Ba cho biết
Lầu Năm Góc đang cân nhắc điều máy bay quân sự và tàu chiến đến đảm bảo tự do
hàng hải xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang tích cực bồi đắp trong
vùng biển tranh chấp trên Biển Đông. Đáp lại, Bộ ngoại giao Trung Quốc khẳng định
nước này "cực kỳ quan ngại" và yêu cầu phía Mỹ làm rõ.
Trong một
cuộc phỏng vấn với truyền thông Trung Quốc tại Mỹ hôm thứ Tư, ông Thôi nói một
số nước trong khu vực đã bồi lấn trên các bãi đá mà Bắc Kinh cho rằng thuộc về
nước mình từ lâu, nhưng Mỹ lại không hề đề cập.
"Rất
nhiều điều trên thế giới này không thể dựa vào sự phô trương vũ lực để giải quyết
và tâm lý sẵn sàng sử dụng vũ lực thời "chiến tranh Lạnh" giờ đã lỗi
thời", ông Thôi nói.
Theo
các chuyên gia quân sự và hàng hải của Trung Quốc, nước này sẽ không giảm tốc độ
xây dựng đảo nhân tạo ngay cả khi Lầu Năm Góc điều máy bay do thám và tàu chiến
vào khu vực 12 hải lý tính từ các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng.
"Ngược
lại, bước đi quyết liệt của Washington sẽ chỉ càng khiêu khích thêm Bắc Kinh đẩy
nhanh các dự án mở rộng đảo tại Biển Đông", Wang Hanling, một chuyên gia
các vấn đề hàng hải và luật quốc tế tại Viện hàn lâm khoa học xã hội Trung Quốc
nhận định.
"Sự
can thiệp nóng vội của Washington cho thấy quân giải phóng nhân dân Trung Quốc
cần gấp rút xây dựng các căn cứ trên vùng biển tranh chấp, để bảo vệ chủ quyền
của Trung Quốc".
Chuyên
gia hải quân Li Jie từ Bắc Kinh thì nhận định Trung Quốc không thể ngừng hoạt động
xây lấn đảo trên Biển Đông, do đây là một phần trong các hành động thực chất của
họ nhằm khẳng định chủ quyền.
Trung
Quốc đến nay vẫn tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, nơi có những
tuyến hàng hải quan trọng, với ước tính 5000 tỷ USD hàng hóa được vận chuyển
qua mỗi năm. Philippines, Việt Nam, Malaysia, đảo Đài Loan và Brunei đều có những
tuyên bố chủ quyền chồng lấn với một phần vùng biển này.
Thanh
Tùng
Theo SCMP
*******************
Biển
Đông : Đòi hỏi lãnh thổ của Việt Nam bằng 1,9% đòi hỏi của Trung Quốc (RFI,
15/05/2015)
Trong một
tài liệu được gửi đến các cơ quan truyền thông quốc tế, ngày 09/05/2015, giáo
sư Carlyle A. Thayer, chuyên gia về Châu Á, thuộc học việc Quốc phòng Úc, đã
đưa ra những nhận định về báo cáo và ảnh vệ tinh do Trung Tâm Nghiên cứu Chiến
lược và Quốc tế (CSIS), có trụ sở tại Washington DC, vừa công bố, liên quan đến
các hoạt động bồi đắp, cải tạo đảo, bãi đá của Trung Quốc và Việt Nam tại Biển
Đông. RFI xin giới thiệu.
Báo cáo
đăng trên website Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Âu (AMTI), thuộc Trung tâm
Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) sẽ thuận nhĩ Trung Quốc bởi vì Trung Quốc
và những nước ủng hộ họ khẳng định là Trung Quốc chỉ đang đuổi kịp các quốc gia
trong vùng. Trung Quốc đã cáo buộc là những nước trong vùng cũng có đòi hỏi
lãnh thổ, xây dựng các cơ sở quân sự và thậm chí đặt cả tên lửa.
Báo cáo
của CSIS cung cấp một thông tin mới trong khu vực là việc xây dựng trên đảo Sơn
Ca (Sand Cay) và rạn san hô Đá Tây (West London Reef) từ năm 2010. Những bức ảnh
mới nhất về đảo Sơn Ca và rạn san hô Đá Tây đã được công bố từ trước. Báo cáo của
CSIS có thể nhầm lẫn khi nhấn mạnh rằng các căn cứ quân sự này là "đáng kể".
Việt Nam đã chiếm giữ các thực thể lãnh thổ này từ năm 1956, ban đầu là Việt
Nam Cộng hòa, sau đó là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Các ngọn hải đăng
đã được dựng lên trong những năm 1990 (nếu không muốn nói là sớm hơn). Tất cả
các đảo, thực thể lãnh thổ mà Việt Nam chiếm giữ đều có nhân viên quân sự. Việt
Nam cũng có "các công sự" cho mục đích phòng thủ. Các công sự bằng bê
tông mỏng này không chắc chắn, kiên cố lắm.
Có một
số điểm cần làm rõ. Trước tiên, phải chăng các hoạt động vừa nói ở trên cho thấy
sự thiếu vắng tự kiềm chế có thể làm cho các tranh chấp thêm phức tạp hoặc
nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định trong vùng Biển Đông này ?
Có những quy định nêu trong Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đông
(DOC) năm 2002. Bằng chứng mà AMTI thuộc CSIS đưa ra liên quan đến đòi hỏi lãnh
thổ của Việt Nam cho thấy đó là những hoạt động bình thường mang tính phòng thủ
và không đe dọa hòa và ổn định khu vực.
Thứ
hai, bất chấp các số liệu mà CSIS công bố, đòi hỏi lãnh thổ của Việt Nam chỉ bằng
1,9% diện tích lãnh thổ mà Trung Quốc đòi hỏi (diện tích hai nơi này mà Việt
Nam chiếm giữ là 0,03 dặm vuông, đem chia cho diện tích mà Trung Quốc chiếm giữ
đòi hỏi ở đây là 1,55 dặm vuông). Hoặc chỉ riêng tại Đá Chữ Thập (Fiery Cross
Reef), tổng đòi hỏi lãnh thổ của Việt Nam bằng 9,5% diện tích mà Trung Quốc khẳng
định là của mình.
Thứ ba,
trong quá khứ, Trung Quốc đã sử dụng sức mạnh quân sự để chiếm giữ các đảo và
thực thể lãnh thổ ở Biển Đông (tháng Giêng năm 1974 tại phía tây quần đảo Hoàng
Sa và tháng Ba năm 1988 tại Đá Gạc Ma - Johnson South Reef - và các thực thể
lãnh thổ lân cận). Trung Quốc đột ngột và không cảnh báo trước, chiếm lĩnh Đá
Vành Khăn (Mischief Reef) và tiếp tục xây dựng tại đây từ năm 1995 cho đến nay.
Trung Quốc cũng đã thực sự thôn tính Hoàng Nham đảo (Scarborough Shoal) và đầu
tư (nhằm mục đích quân sự) vào Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) ở vùng biển
Philippines.
Các
hành động của Trung Quốc đã làm dấy lên những lo ngại về an ninh tại
Philippines bởi vì các quan chức Trung Quốc nhấn mạnh là họ có quyền lập Vùng
Nhận diện Phòng Không trên không phận các thực thể lãnh thổ này. Trong sáu
tháng qua, các quan chức Trung Quốc đã yêu cầu các máy bay quân sự Philippines
ra khỏi không phận mà Manila khẳng định đó là không phận quốc tế.
Thứ tư,
tất cả cái gọi là "công sự" và cơ sở xây dựng quân sự trên các hòn đảo
nhỏ của Việt Nam đều có tính chất phòng thủ và không đủ lớn để yểm trợ cho bất
kỳ một hành động tấn công nào. Các bức ảnh của CSIS cho thấy các "vị trí đặt
pháo" nhưng không thấy có súng ống gì.
Trung
Quốc cần làm rõ loại tên lửa nào được cho là đặt trên các hòn đảo và thực thể
lãnh thổ của Việt Nam. Những cáo buộc theo kiểu này trước tiên là do Đài Loan
đưa ra và liên quan đến loại tên lửa phòng không vác vai. Sau đó, Đài Loan đã
rút bỏ những cáo buộc này.
Thứ
năm, do cách thức bình luận về loạt hình ảnh mới này, CSIS đã làm cho mọi việc
trở nên rối ren, không rõ ràng, khi sử dụng các từ như "đáng kể" và
"quân sự" mà không xem xét những bức ảnh này trong bối cảnh riêng của
nó, theo tinh thần DOC.
Tuy
nhiên, CSIS cũng bình luận là các hoạt động đòi hỏi lãnh thổ của Trung Quốc lớn
hơn rất nhiều so với hoạt động của Việt Nam. Đòi hỏi lãnh thổ của Việt Nam có
thể là "đáng kể" nếu CSIS chứng minh rằng, ví dụ, Việt Nam đã mở rộng
một hòn đảo nhỏ đến mức nó chiếm tới 66% tổng diện tích khu vực này.
Thứ
sáu, việc công bố toàn bộ những bức ảnh vệ tinh được cho là vì sự minh bạch đối
với tất cả các bên liên quan. Vậy tại sao Trung Quốc và Việt Nam lại đưa ra đòi
hỏi lãnh thổ ? Họ có ý định làm gì để thực hiện đòi hỏi này ?
Nhiều
năm trước khi có Tuyên bố chung DOC 2002, Việt Nam đã xây dựng đường băng Việt
Nam trên đảo Trường Sa. Nhưng các hành động của Trung Quốc trong quá khứ kết hợp
với việc xây hai đường băng mới, trong đó có một đường băng dài rộng trên đảo
Sơn Ca vào năm 2015, có thể phục vụ cho đủ loại máy bay quân sự, làm dấy lên những
lo ngại về các ý đồ của Trung Quốc về lâu dài. Những hành động này có thể làm
cho các nước trong vùng có những biện pháp đối phó. Chính vì thế, các hành động
của Trung Quốc làm phức tạp tình hình hiện nay và có thể dẫn đến leo thang
tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở vùng Biển Đông này.
Các nhà
thương thuyết ngoại giao của ASEAN và Trung Quốc trong Nhóm Công tác Hỗn hợp về
thực hiện DOC nên xác định xem phải chăng các đòi hỏi lãnh thổ của Trung Quốc
và Việt Nam có vi phạm điều khoản "tự kiềm chế" hay không và liệu các
hành động này có ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong vùng hay không. Thế
nhưng, họ sẽ không làm việc này".
Đức
Tâm
No comments:
Post a Comment