30.04.2015
Thượng nghị sĩ Canada Ngô Thanh Hải.
Một Thượng
nghị sĩ Canada mạnh mẽ lên án chính phủ Việt Nam ‘nói dóc’, ‘chối cãi sự thật’
về lịch sử ngày 30/4/1975.
Phát biểu
của nhà lập pháp gốc Việt Ngô Thanh Hải, tác giả đạo luật ‘Hành trình tới tự
do,’ trong cuộc phỏng vấn với VOA Việt ngữ hôm nay là phản hồi chính thức đối với
chỉ trích của Hà Nội về việc Canada thông qua luật này hôm 23/4.
Luật được
thông qua giữa lúc đánh dấu 40 năm chiến tranh Việt Nam kết thúc quy định trên
cả nước Canada, hằng năm, ngày 30/4 sẽ được biết đến như là ‘Ngày Hành trình đến
Tự do’, một ngày lễ tưởng niệm nhưng không phải là ngày nghỉ lễ chính thức.
Hà Nội
đã triệu đại sứ Canada đến để phản đối. Việt Nam nói đạo luật ‘Hành trình tới tự
do’ ‘xuyên tạc lịch sử’, ‘khiêu khích chia rẽ đoàn kết dân tộc’ và rằng thông
qua luật này là ‘bước lùi nghiêm trọng trong quan hệ hai nước, gây ảnh hưởng
tiêu cực đển quan hệ đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Canada.’
TNS
Ngô Thanh Hải:
Đạo luật của tôi nhấn mạnh ngày 30/4/1975 quân đội cộng sản Việt Nam đã không
tôn trọng Hiệp định Paris, cưỡng chiếm miền Nam. Mục tiêu thứ hai, luật nói sau
30/4/75 có hơn 2 triệu người bỏ nước ra đi vì cộng sản đã vi phạm nhân quyền.
Thứ ba, luật này để tưởng nhớ 250 ngàn người Việt thiệt mạng trên biển cả trong
cuộc di cư đó. Thứ tư, luật công nhận chính phủ và nhân dân Canada đã đón tiếp
những người Việt tị nạn.
VOA: Ngay sau khi Canada thông qua luật này, Việt Nam chính thức lên tiếng
phản đối nói rằng luật ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ đang phát triển giữa hai
nước. Là tác giả luật này, phản hồi của ông ra sao:
TNS
Ngô Thanh Hải:
Đạo luật của tôi không liên quan đến ngoại giao Việt-Canada, không dính líu tới
bang giao hai nước, không liên quan gì đến chính phủ Việt Nam.
VOA:
Việt Nam nói luật này làm tổn thương tình cảm
người dân Canada vì ‘Canada trước đây từng ủng hộ người dân Việt Nam trong các
cuộc kháng chiến chống xâm lược,’ thưa ông?
TNS
Ngô Thanh Hải:
Như vậy họ càng sai hơn nữa vì Canada đã tham gia vào cuộc chiến Việt Nam với
các hoạt động giám sát quốc tế để hỗ trợ mục tiêu thiết lập hòa bình và chấm dứt
chiến tranh bằng cách hỗ trợ việc thi hành Hiệp định Paris 1973 mà chính cộng sản
Việt Nam đã vi phạm. Thứ hai, sau khi nhân dân Canada chấp nhận 60.000 người mà
sau này lên tới khoảng 300.000 người Việt tị nạn, Cao ủy Liên hiệp quốc đã trao
Giải thưởng Nansen cho dân Canada năm 1986. Giải thưởng này tương đương Nobel
hòa bình về vấn đề người tị nạn của Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc. Chính phủ Việt
Nam không bao giờ chấp nhận sự thật, luôn luôn chối cãi bởi vì không muốn thế
giới biết đến những sự vi phạm, giết chóc của họ đối với nhân dân Việt Nam.
VOA: Ông nói luật không ảnh hưởng bang giao song phương, nhưng Việt Nam cho
rằng luật này đi ngược lại quan hệ chính trị-kinh tế-xã hội đang phát triển của
hai nước, viện dẫn lý do luật công nhận 30/4 là ngày quốc lễ của Canada.
TNS Ngô Thanh Hải: Đạo luật này quy định 30/4 là một ngày lễ của quốc gia Canada tưởng niệm cuộc di cư của người Việt tị nạn cộng sản được đón nhận vào Canada. Nói nó liên quan đến vấn đề chính trị, bang giao tôi cho đó là sai.
VOA: Việt Nam nói luật này ‘xuyên tạc lịch sử’ vì ‘lịch sử đã chứng minh đây là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mà cộng đồng quốc tế trong đó có Canada ủng hộ.’ Quan điểm của ông ra sao?
TNS Ngô Thanh Hải: Đạo luật này quy định 30/4 là một ngày lễ của quốc gia Canada tưởng niệm cuộc di cư của người Việt tị nạn cộng sản được đón nhận vào Canada. Nói nó liên quan đến vấn đề chính trị, bang giao tôi cho đó là sai.
VOA: Việt Nam nói luật này ‘xuyên tạc lịch sử’ vì ‘lịch sử đã chứng minh đây là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mà cộng đồng quốc tế trong đó có Canada ủng hộ.’ Quan điểm của ông ra sao?
TNS
Ngô Thanh Hải:
Vậy Việt Nam không công nhận 30/4 là ngày họ chiếm miền Nam à? Quân đội
miền Nam cộng hòa có ra ngoài Bắc đánh không? Chính quân đội miền Bắc xuống xâm
chiếm miền Nam mà. Họ không công nhận là họ vi phạm Hiệp định Paris 1973 họ đã
ký à? Những điều cộng sản nói ra là nói dóc, chối cãi sự thật.
VOA: Cũng có ý kiến cho rằng luật này mang tính khiêu khích chia rẽ tinh thần
đoàn kết dân tộc giữa người Việt với nhau vì giữa lúc vết thương chưa lành mà gợi
nhớ lại những đau thường càng khơi dậy hận thù quá khứ, không giúp ích cho công
cuộc hòa giải dân tộc sau chiến tranh. Ý kiến thượng nghị sĩ Hải thế nào?
TNS
Ngô Thanh Hải: Cộng
sản Việt Nam nói hòa giải dân tộc, xin hãy hòa giải với người dân trong nước
trước vì chính họ là nạn nhân của cộng sản Việt Nam. Ở hải ngoại, chúng tôi đâu
cần hòa giải với cộng sản Việt Nam. Hòa giải thì cộng sản Việt Nam phải làm việc
đó trước vì người dân trong nước đã bị họ kèm kẹp và vi phạm tất cả những nhân
quyền. Sau khi có thể chế tự do dân chủ rồi, mới nói tới cộng đồng Việt Nam hải
ngoại. Và phải chấp nhận sự thật trước rồi mới tính tới, chứ tối ngày cứ nói
láo thì cộng sản Việt Nam sẽ không đi tới đâu cả.
VOA: Nhưng làm thế nào để chữa lành vết thương cũ khi không chịu rời bỏ hận
thù quá khứ?
TNS
Ngô Thanh Hải:
Muốn bỏ hận thù quá khứ, chính cộng sản phải làm trước: thả hết tù chính trị, tự
do tôn giáo, tự do sở hữu, tự do-dân chủ-nhân quyền..v..v..
VOA: Vậy theo ông, việc hòa giải hoàn toàn tùy thuộc vào thiện chí của phía
cộng sản?
TNS
Ngô Thanh Hải:
Đúng. Người dân viết một bản nhạc chống Trung Quốc thì họ bắt bỏ tù. Đó là chuyện
không thể chấp nhận ở một nước tự do dân chủ, không bao giờ có chuyện đó. Tại
sao họ lại làm vậy với nhân dân trong nước? Họ nói một đường làm một nẻo.
VOA:
Có ý kiến cho rằng để xích lại gần nhau cần
thiện chí đôi bên, rằng bên kia cũng cần quên quá khứ để hướng tới tương lai vì
không thể hòa giải với những người chỉ biết đặt điều kiện để mưu cầu lợi ích
cho một nhóm hận thù cộng sản dai dẳng mà thôi. Xin ghi nhận quan điểm của ông?
TNS
Ngô Thanh Hải:
Hòa giải trước, giải tất cả những cái sai cộng sản Việt Nam đã làm. Sau khi hòa
giải trong nước rồi, nhân dân trong nước chấp nhận cộng sản Việt Nam đã thay đổi
bằng một chính phủ tự do dân chủ nhân quyền, lúc đó cộng đồng Việt hải ngoại
cũng sẽ chấp nhận hoặc chấp thuận. Cộng đồng người Việt hải ngoại có xây dựng đất
nước hay không, chỉ khi nào chính phủ cộng sản Việt Nam thay đổi. Họ phải bỏ điều
4 Hiến pháp, họ phải có thể chế tự do dân chủ thì cộng đồng Việt Nam hải ngoại
lúc đó mới có thể nói chuyện với họ được.
VOA: Phản ứng của hành pháp-lập pháp Canada về việc Hà Nội triệu đại sứ Canada
phản đối đạo luật này ra sao, thưa ông?
TNS
Ngô Thanh Hải: Đây
là xứ tự do: hành pháp, lập pháp, và tư pháp riêng rẽ độc lập. Thành ra, bên
đây nếu Quốc hội đã thông qua một đạo luật thì chính phủ cũng phải chấp
nhận. Không phải theo kiểu của cộng sản Việt Nam.
VOA: Luật này được thông qua giữa lúc đánh dấu 40 năm chiến tranh Việt Nam kết
thúc, ông có chia sẻ gì thêm?
TNS
Ngô Thanh Hải: Luật
pháp Canada đã công nhận ngày 30/4 là ngày miền Nam bị cộng sản chiếm khiến hơn
2 triệu người đã bỏ nước ra đi. Lời dẫn nhập đạo luật của tôi vẫn còn chữ
‘Tháng tư đen.’ Luật giúp các thế hệ sau hiểu rằng sở dĩ họ được sống trong xứ
tự do dân chủ như ở đây là vì cha mẹ họ đã bỏ nước ra đi khỏi gọng cùm của cộng
sản Việt Nam để tới một nước tự do-dân chủ.
VOA: Xin chân thành cảm ơn Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải đã dành cho chúng
tôi cuộc trao đổi này.
VIDEO : GIỮA NGÃ RẼ THỜI ĐẠI (phóng sự đặc biệt)
--------------------------------------
Dự Luật S-219
“Hành trình tìm Tự do” tại Canada
.
Nguyễn Ngọc Sẵng - 25-4-2015
.
BBC 24-4-2015
.
24-4-2015
.
Thanh Trúc – RFA
2015-04-24
.
Thanh Trúc, phóng viên RFA 2014-12-12
.
Dự luật “Ngày Hành
trình tìm Tự do”: Điều trần tại Quốc hội Canada (Dương Đất Lạnh | DCVOnline) 2-4-2015
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Chung quanh Dự luật
“Hành trình tìm Tự do” tại Canada
DCVOnline 17-1-2015
.
DCVOnline
Kim Mackrael | Trà Mi, “Việt Nam bị ‘tổn thương’ vì dự luật tưởng
niệm ‘Ngày Tháng Tư Đen’”, DCVOnline, February 5, 2015
Mike Blanchfield | DCVOnline, “Thượng viện Canada đã thông qua Dự luật
‘Hành trình tìm Tự do’”, December 11, 2014
Joan Bryden | DCVOnline, “Một dư luật ở Thượng viện Canada làm căng
thẳng ngoại giao với Việt Nam”, December 6, 2014
No comments:
Post a Comment