Lê Diễn Đức
Monday, May 11, 2015 6:15:13 PM
Nghèo,
lạc hậu, thường gắn với thói tự ti, mặc cảm, nhưng nếu có chút tiền thì vênh
vao, tự mãn, kiêu căng và thích tự sướng. Có thể nói đức tinh này là đặc thù
văn hóa Chí Phèo của làng Vũ Đại, hoặc văn hóa của mấy anh trọc phú.
Theo
Ngân Hàng Thế Giới (WB), GDP bình quân đầu người năm 2013 của Việt Nam là 1.910
USD/người. Đây là mức thấp của thu nhập trung bình và hiện tại Việt Nam đang mắc
vào cái bẫy “thu nhập trung bình” này, có nghĩa là sẽ giậm chân tại chỗ. Nền
kinh tế Việt Nam ngày càng kém hiệu quả và mang tính gia công và xuất khẩu
nguyên liệu thô.
Vào
năm 2015 Việt Nam phải dành 25% tiền thu về cho ngân sách để trả nợ, 72% trả
lương nuôi bộ máy kép cồng kềnh vừa của nhà nước, vừa của đảng cộng sản, chỉ
còn có 3% đầu tư phát triển. Số tiền thu về cho ngân sách 1 đồng chi đến 1.5 đồng,
vẫn phải vay nước ngoài các khoản mới để trả các khoản nợ cũ đáo hạn. Nhà nước
tăng cường phát hành trái phiếu quốc tế (cũng là một dạng vay tiền), tăng giá
xăng dầu, và đang với tay tới khoản dự trữ ngoại tệ ít ỏi khoảng 40 tỷ đô la.
Tiến
Sĩ Alan Phan đã nhận định rằng, “Việt Nam
đang rơi vào 'bẫy thu nhập bình quân.' Chúng ta sẽ chỉ còn tồn tại, kéo dài sự
sống, chớ không còn đủ nguồn lực để phát triển, vì tất cả công sức của cả nền
kinh tế đều dành cho trả nợ, và tình trạng này sẽ kéo dài không dưới ba thập
niên. Người dân Việt phải 'tận tụy' hàng nhiều thập niên để đóng góp thêm cho
khối tài sản khổng lồ của những tay tỷ phú 'tư bản' nào đó đang chơi golf hay
đang phơi nắng trên những chiếc du thuyền lộng lẫy ở đâu đó.”
Thế
nhưng Thủ Tướng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng rất tự hào rằng, suốt 20 năm
qua Việt Nam đạt mức tăng trưởng 5,7%, và đứng thứ hai thế giới (sau Trung Quốc),
theo đánh giá của World Bank.
Thực
tế con số tằng trưởng đó không sai, nhưng phân tích một chút thì chúng ta thấy
rất khôi hài, không nói lên được điều gì để có thể tự hào.
Nếu
tăng 5.7% của mức GDP 171 tỷ USD (năm 2013) chẳng hạn, thì cũng chỉ được 9,747
tỷ USD, chưa bằng con số kiều hối gửi về. Trong khi đó, ví dụ, nước Mỹ chỉ cần
tăng 1% trên mức GDP 16,768 USD (2013) sẽ cho con số 167.68 tỷ USD, tức là gấp
17 lần Việt Nam.
Cho
nên mới có chuyện tiếu lâm rằng, một lão nông dân Việt Nam vuốt râu tự mãn rằng,
nước ta tăng trưởng đứng thứ nhì thế giới, tỉnh ta tăng trưởng cao nhất nước,
huyện ta tăng trưởng cao nhất tỉnh, xã ta tăng trưởng cao nhất huyện, làng ta
tăng trường cao nhất xã, vị chi là làng ta tăng trưởng thứ nhì thế giới!
Gần
30 năm đổi mới, chẳng đạt được điều gì có ý nghĩa trên thế giới về sản xuất,
công nghệ, nhưng người Việt Nam đang nỗ lực giành nhiều cái “nhất.”
Năm
2009, vào dịp Tết Giáp Thân khách sạn Yasaka Sài Gòn-Nha Trang gói chiếc bánh
tét dài nhất Việt Nam, có chiều dài 29 m chào mừng vịnh Nha Trang trở thành
thành viên thứ 29 của Câu Lạc Bộ các vịnh biển đẹp nhất thế giới.
Trước
đó, năm 2005, một cặp bánh dày - bánh chưng cực lớn ước nặng trên 2 tấn; bánh dày
ước nặng 1.2 tấn, phá kỷ lục thế giới cũ của chiếc bánh chưng làng Ước Lễ (Hà
Tây) năm 2003 cũng được công ty Dịch Vụ Chiến Thắng (quận 10, Sài Gòn) và công
ty Du Lịch Phú Thọ (công viên Văn Hóa Đầm Sen) cho ra lò.
Ngày
11 tháng 2 năm 2015 Hội Hoa xuân thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) tiếp tục trưng diễn
tô hủ tiếu lớn nhất Việt Nam với đường kính 150 cm, sâu 70 cm. Các đầu bếp đã
dùng 100kg hủ tiếu gạo, 100kg tôm, thịt, 60 lít nước súp và các loại rau, gia vị
khác. Sau khi cho thiên hạ ngắm nghía, nước hủ tiếu, tôm, thịt nguội lạnh, bánh
hủ tiếu nở trương phình lên, phải đem đổ đi. Một sự lãng phí vô cùng đáng chê
trách!
Sau
gần 7 năm thi công, tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng ở tỉnh Quảng Nam được khánh
thành. Vốn ban đầu dự tính là 55 tỷ đồng, nhưng trước thời điểm khởi công, dự
án đã đội giá lên 120 tỷ đồng. Năm 2011, tỉnh Quảng Nam ra quyết định bổ sung
330 tỷ đồng, nâng tổng số tiền đầu tư lên 411 tỷ đồng, gấp nhiều lần số tiền được
phê duyệt ban đầu, nhằm xây dựng công trình quy mô tượng đài lớn nhất Đông Nam
Á!
Các
kỷ lục Guinness tự sướng nói trên chẳng hề đóng góp gì cho sự phát triển của Việt
Nam hay thế giới nhưng là để “quên cái nghèo, cái khó,” giống như của ông Phó
Trưởng Ban Tuyên Giáo Thành Ủy Hà Nội Phan Đăng Long nói về bắn pháo hoa!
Dân
làng Vũ Đại rất hãnh diện với con số 24,000 tiến sĩ, nhưng hầu hết toàn là những
tay “tiến sĩ” giấy ngu dốt, chỉ cốt để khoe mẽ hoặc làm phương tiện thăng quan
tiến chức, bởi vì trong những năm gần đây, dù có số lượng “tiến sĩ” khổng lồ
như thế nhưng đạt số bằng sáng chế (US patent) dưới hai con số, thấp hơn hầu hết
các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Đất
nước còn nghèo và đa số dân chúng, nhất là ở nông thôn hay vùng cao. Các em học
sinh phải đu dây hay chui vào túi nilon để vượt suối tới trường, một bữa cơm có
thịt là điều xa xỉ. Nhiều làng quê đến vụ giáp hạp hay những ngày tết nhất vẫn
bị thiếu ăn. Hàng triệu công nhân với đồng lương ít ỏi sống và làm việc trong
những điều kiện khốn khổ.
Cái
máu tự sướng của văn hóa làng Vũ Đại trở nên phổ biến, thấm sâu vào ý thức đến
mức trơ trẽn và trâng tráo.
Bức
ảnh “tự sướng” của bà Nguyễn Lương Hồng, chủ tịch hội Chữ Thập Đỏ Hà Tĩnh,
thành viên hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam, được đưa lên mạng xã hội Facebook, là kết
quả của cả một văn hóa ứng xử và tư duy hành động.
Sự
việc 10 cán bộ “cấp cao” của hội chữ thập đỏ Việt Nam nhanh chóng rời khỏi
Nepal giữa lúc họ hoạn nạn, hàng ngàn người chết, cần giúp đỡ hơn bao giờ hết,
trong khi thế giới ùn ùn cử người đến tham gia chiến dịch cứu nạn, đã tạo nên sự
phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng xã hội.
Sự
nổi giận của cộng đồng càng dâng cao hơn khi người ta thấy tấm hình của bà Nguyễn
Lương Hồng, trong đó bà ta đang đứng chỉ tay vào ngôi nhà đổ nát và cười rất
tươi.
Bất
luận vì hay sự “kém may mắn” nào đó như một cán bộ trong đoàn giải thích, đưa
lên Facebook là thể hiện thái độ vô trách nhiệm, vô cảm trước nỗi đau của người
khác. Một quan chức cộng sản đã gây nên nỗi nhục nhã và xấu hổ cho người Việt.
Chẳng có gì có thể bào chữa được!
Quả
thật chẳng có gì lạ, khi trong bảng xếp hạng các quốc gia đóng góp cho hành
tinh và nhân loại năm 2014, Việt Nam đứng áp chót, thứ 124/125.
No comments:
Post a Comment